Người có thận yếu thường xuyên bị “bốc mùi” ở 3 chỗ, cần lưu ý sớm để tránh bệnh nặng hơn
Thận là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Muốn giữ cho thận luôn khỏe mạnh, bạn cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường để phòng ngừa các bệnh về thận nghiêm trọng.
Chúng ta đều biết thận tuy có số lượng nhiều hơn các cơ quan khác nhưng lại đang phải chịu sức ép rất lớn. Một trong những vai trò cơ bản nhất của nó đối với sức khỏe con người là lọc máu, từ đó đào thải các chất độc hại trong cơ thể ra ngoài.
Ngoài ra, thận còn có thể giải phóng hormone điều hòa huyết áp và tham gia vào nhiều chức năng sinh lý của toàn bộ cơ thể. Vì thế, bạn cần quan tâm nhiều đến các dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe ở thận để bảo vệ chúng và nhằm tránh nguy cơ mắc các bệnh nặng hơn. Người có thận kém sẽ thường xuyên bị “bốc mùi” ở 3 bộ phận sau đây, nếu mắc phải thì bạn nên chú ý ngay.
1. Tóc có mùi
Nhiều người sẽ thắc mắc rằng giữa tóc và thận có liên quan gì với nhau. Tuy nhiên theo y học Trung Quốc, chúng lại có liên quan mật thiết vì khi thận có vấn đề thì tóc sẽ có những biểu hiện bất thường như tóc có mùi hôi, nhiều dầu và rơi rụng liên tục (trên 100 sợi). Suy giảm chức năng ở thận khiến cơ thể bị trì trệ, lượng máu tuần hoàn nuôi dưỡng tóc cũng ít hơn, vì vậy mà chân tóc ngày càng suy yếu.
Để ngăn ngừa tình trạng trên, bạn nên uống nước, ăn các loại thực phẩm giải độc thận và bổ sung thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác cho tóc.
2. Nước tiểu bốc mùi hôi
Khi thận hoạt động hiệu quả thì nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt và không có mùi hăng. Thế nhưng, nếu nước tiểu của bạn có mùi nồng và gây khó chịu, bạn đang gặp phải các vấn đề về thận. Đó là vì các độc tố tích tụ trong thời gian dài ở hệ tiết niệu mà không được sàng lọc trước.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý hơn nếu thấy nước tiểu có màu đỏ. Thận khỏe mạnh thường giữ các tế bào máu và lọc các chất thải từ máu để tạo nước tiểu, nhưng khi các bộ lọc của thận bị hư hỏng, các tế bào máu này bắt đầu “rò rỉ” ra nước tiểu.
Do đó, bạn nên chăm chỉ uống nước và tuyệt đối không được nhịn tiểu để giúp thận loại bỏ độc tố ra ngoài hiệu quả hơn.
3. Hôi miệng
Miệng có mùi là hiện tượng hết sức bình thường, đặc biệt sau khi thức dậy vào buổi sáng. Nhưng nếu miệng bạn thường xuyên có mùi hôi thì cần chú ý, rất có thể thận của bạn đang có vấn đề.
Cụ thể khi thận hoạt động kém hiệu quả sẽ dẫn đến rối loạn các chức năng sinh lý, ảnh hưởng đến quá trình thải độc và trao đổi chất trong cơ thể, từ đó gây áp lực đến gan và khiến độc tố theo máu tuần hoàn khắp nơi. Không những thế, nếu chứng hôi miệng kéo dài quá lâu mà không thay đổi, tình trạng suy yếu của thận đang ngày càng trầm trọng hơn.
Người bị rắn hổ mang cắn được cai máy thở
Sau 9 ngày điều trị tích cực, người đàn ông 38 tuổi, ở Tây Ninh, bị rắn cắn, đã tỉnh, cai thở máy và ngưng lọc máu.
Trưa 27/8, bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang, khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết tình trạng bệnh nhân đã tốt hơn. Anh tỉnh, được rút nội khí quản, chuyển từ thở máy sang thở oxy qua mũi. Bệnh nhân không cần lọc máu nữa, huyết động ổn.
Vết thương rắn cắn ở vùng bẹn đùi phải đã được cắt lọc hoại tử, diện tích khoảng 30 x 30 cm. May mắn, những tổn thương chỉ ở vùng da và mô dưới da, không tổn thương sâu nhiều ở lớp cơ. Vết thương được các bác sĩ theo dõi sát, nếu còn hoại tử thêm mô, cơ thì sẽ cắt lọc tiếp. Khi mô lên đủ, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật ghép da.
Bác sĩ tiên lượng quá trình cắt lọc da sẽ kéo dài, tiến hành nhiều lần, bởi vùng hoại tử nhiều. Nguy cơ nhiễm trùng vết thương cao.
Hiện, bệnh nhân đã được thay huyết tương hai lần, truyền 15 lọ huyết thanh kháng nọc độc rắn.
Bác sĩ đang chăm sóc bệnh nhân, tiên lượng là quá trình điều trị sẽ rất lâu dài. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Hôm 25/8, bác sĩ Nguyễn Lý Minh Duy, Khoa Hồi sức cấp cứu (ICU), Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết tình trạng bệnh nhân còn khá nặng. Bệnh nhân tổn thương thận, phải lọc máu liên tục, suy hô hấp cần thở máy, nhiễm trùng điều trị kháng sinh.
Người đàn ông này đã trải qua 9 ngày "thập tử nhất sinh" vì bị con rắn hổ mang chúa nặng gần 5 kg, dài gần 3 m, cắn vào đùi phải. Anh ta vẫn bóp chặt phần đầu con rắn, mang theo cả con vật đang cuốn thành nhiều vòng trên tay, đến Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh cấp cứu. Các bác sĩ phải gỡ con rắn ra mới tiếp cận được bệnh nhân để xử trí cấp cứu.
Mới đầu, anh còn tỉnh táo, nói chuyện được, sau đó nhanh chóng tím tái, khó thở. Bác sĩ phải đặt ống nội khí quản, cho thở máy. Khi chuyển tới Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân đã liệt hoàn toàn cơ tứ chi và cơ hô hấp. Lãnh đạo bệnh viện chỉ đạo vận dụng mọi phương tiện tiên tiến nhất để cứu chữa cho bệnh nhân.
Những ngày bệnh nhân phải lọc máu, thở máy tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Video: Thùy An
Rắn hổ mang chúa có tên khoa học Ophiophagus hannah, thuộc họ Elapidae (họ rắn hổ). Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa khoảng 7 m. Chúng sinh sống chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới, không chủ động tấn công con người. Khi bị cắn, nọc độc rắn thông qua vết cắn phát tán ra cơ thể làm liệt tứ chi, cơ hô hấp trong thời gian rất nhanh. Trong trường hợp không có huyết thanh kháng nọc, bệnh nhân sẽ suy đa phủ tạng, tổn thương tim dẫn đến tử vong.
Kỳ tích cứu sống nữ sinh viên y khoa 9 lần ngưng tim Các y, bác sĩ của khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Trung ương (BV T.Ư) Huế đã lập nên kỳ tích cứu sống nữ sinh viên y khoa mắc bệnh nguy kịch sau 9 lần ngưng tim. Nữ sinh viên y khoa đã hồi phục tốt sau 9 lần ngưng tim và được chuyển khoa chức năng để tiếp tục điều trị...