“Người có hành vi tham nhũng khi bị thanh tra rất hay bỏ trốn”
“Để phòng ngừa bỏ trốn sau khi kiểm tra, thanh tra nên quy định vi phạm pháp luật có dấu hiệu bỏ trốn hoặc xét thấy cần thiết ngăn chặn thì quyết định tạm hoãn xuất cảnh ngay không cần phải là hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng”, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Y Nhàn (đoàn Kon Tum) đề nghị.
ĐBQH Y Nhàn (đoàn Kon Tum)
Chiều ngày 28/10, QH thảo luận ở hội trường về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Một trong những vấn đề được nhiều ĐB quan tâm là các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh.
Đề nghị bổ sung nhiều trường hợp tạm hoãn xuất cảnh
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chính lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho hay, Uỷ ban Thường vụ (UBTV) QH đã tiến hành rà soát, đối chiếu với các quy định của pháp luật có liên quan về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh.
Từ đó, thiết kế lại điều luật theo hướng thu hẹp diện các đối tượng bị tạm hoãn; lược bỏ quy định “người có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính”; quy định chặt chẽ hơn các trường hợp bị tạm hoãn để tránh việc lạm dụng, lợi dụng làm ảnh hưởng đến quyền công dân…
Bên cạnh đó, trên cơ sở ý kiến của ĐBQH và căn cứ tình hình thực tiễn, UBTVQH đề nghị bổ sung tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp,”người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn”, “người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án”.
“Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế” và “người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn” theo dự thảo luật cũng bị hạn chế xuất cảnh.
Cho ý kiến, ĐB Y Nhàn (đoàn Kon Tum) nhấn mạnh, hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng. “Người có hành vi tham nhũng khi bị kiểm tra, thanh tra rất hay bỏ trốn gây khó khăn cho công tác kiểm tra, thanh tra cũng như xử lý hình sự”, nữ ĐB nói.
Theo quy định Bộ Luật hình sự, tội phạm ít nghiêm trọng có mức hình phạt cao nhất đến 3 năm tù; nghiêm trọng từ 3 – 7 năm; rất nghiêm trọng 7 – 15 năm; đặc biệt nghiêm trọng là từ 15 năm tù đến chung thân hoặc tử hình.
“Để phòng ngừa bỏ trốn sau khi kiểm tra, thanh tra nên quy định vi phạm pháp luật có dấu hiệu bỏ trốn hoặc xét thấy cần thiết ngăn chặn thì quyết định tạm hoãn xuất cảnh ngay không cần phải là hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng”, ĐB Y Nhàn đề nghị.
Video đang HOT
Hạn chế quyền xuất cảnh phải hết sức thận trọng
Trong khi đó, ĐB Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TP Hồ Chí Minh) lưu ý, hạn chế quyền xuất cảnh phải hết sức thận trọng. Theo ông, cần thiết tạm hoãn xuất cảnh với bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định.
“Tuy nhiên, khi nói có đủ căn cứ để xác định thì căn cứ này do ai quyết định? Nếu quyết định này sai thì sao?”, ông Nghĩa băn khoăn và cho rằng, quyết định này thường là quyết định tư pháp hoặc là quyết định hành chính. Cho nên, cần phải quy định, công dân có quyền khởi kiện nếu quyết định tư pháp, quyết định hành chính đó sai, chứ không chỉ có quyền khiếu nại, tố cáo, đòi bồi thường thiệt hại.
Cũng theo ĐB Nghĩa, quy định hạn chế xuất cảnh với “người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế” rất rộng.
“Án dân sự có những người nợ 15 tỷ, nhưng nợ 15 tỷ này được trả trong vòng 5 năm và phán quyết của Toà cũng nói 5 năm. Họ có nghĩa vụ thi hành án dân sự, mỗi năm trả 3 tỷ và họ vẫn đang có nghĩa vụ thi hành án. Vậy chúng ta đâu có thể tạm hoãn xuất cảnh họ được”, ông Nghĩa phân tích.
Theo ĐB đoàn TP Hồ Chí Minh, nếu quy định chung chung sẽ rất dễ bị hiểu lầm và nước ngoài khi đọc quy định này thấy quyền tự do xuất, nhập cảnh bị hạn chế một cách không hợp lý. Vì vậy, ĐB đề nghị, cần thiết kế lại các quy định về tạm hoãn xuất cảnh rõ ràng hơn.
ĐB Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) cũng cho rằng, phải cụ thể hoá các tiêu chí về tạm hoãn xuất cảnh để áp dụng trong thực tế không bị lúng túng, hạn chế thấp nhất những trường hợp quy định của pháp luật chuyên ngành khác. “Trong Bộ luật Tố tụng dân sự chỉ quy định cấm xuất, nhập cảnh hoàn toàn không quy định về tạm hoãn xuất, nhập cảnh”, ông Tạo nêu ví dụ.
“Các ý kiến của ĐBQH đều thể hiện sự tâm huyết, trách nhiệm cao”, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nói và cho biết, Ban soạn thảo sẽ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quốc phòng và An ninh, các cơ quan hữu quan tiếp tục tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo luật để trình QH thông qua tại kỳ họp này.
Theo Bộ trưởng Tô Lâm, Luật này được ban hành sẽ cụ thể hoá Hiến pháp năm 2013, bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; khắc phục những khó khăn, bất cập trong thực hiện công tác quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam trong những năm qua. Đồng thời, đảm bảo quyền, trách nhiệm của công dân, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong bảo hộ công dân và những hoạt động công vụ khác.
Điều 36 dự thảo luật quy định các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh
1. Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tốmà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứtheo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án,người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người được tạm hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
3. Người có nghĩa vụtheo quy định của pháp luậttố tụng dân sựnếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khácvà việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảmviệcthi hành án.
4. Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định pháp luật thi hành án dân sựkhi có căn cứ xác định việc xuất cảnhcủahọảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
5. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
6. Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chínhvà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
7. Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọngvà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
8. Người đang bịdịch bệnhnguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không đểdịchbệnhlâylan, truyền nhiễmra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh và chữa bệnh.
9. Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằngviệc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
Hương Giang
Theo thanhtra
Cử tri, nhân dân kiến nghị "tham nhũng vặt" chưa được ngăn chặn có hiệu quả
Công tác phòng ngừa, phát hiện tham nhũng chưa kịp thời, việc xử lý tham nhũng ở một số nơi chuyển biến chưa mạnh, nhất là ở địa phương, cơ sở; "tham nhũng vặt" chưa được ngăn chặn có hiệu quả.
Ngày 14-10, trong chương trình phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe trình bày và cho ý kiến vào Dự thảo Báo cáo tông hơp y kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân, do Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - ông Hầu A Lềnh trình bày.
Đáng quan tâm, cử tri, nhân dân phấn khởi, tin tưởng và đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiện toàn hệ thống chính trị, tăng cường kiểm soát quyền lực, nhất là trong công tác cán bộ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí "không dừng", "không nghỉ", "không có vùng cấm".
Cử tri, nhân dân tiếp tục tin tưởng, đánh giá cao Đảng, Nhà nước đã và đang quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo xử lý nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, xử lý nghiêm nhiều cán bộ, đảng viên sai phạm.
Tuy nhiên, công tác phòng ngừa, phát hiện tham nhũng chưa kịp thời, việc xử lý tham nhũng ở một số nơi chuyển biến chưa mạnh, nhất là ở địa phương, cơ sở; "tham nhũng vặt" chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Vẫn còn để xảy ra tình trạng người vi phạm trốn ra nước ngoài trước khi áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Ảnh: QH)
Việc xử lý, thu hồi tài sản bị tham nhũng mặc dù đã được quan tâm hơn nhưng hiệu quả chưa cao; công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức còn hình thức.
Vì vậy, cử tri đề nghị Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng, nhất là những vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, hạn chế hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đề nghị tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên vi phạm.
Còn Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV của Ban Dân nguyện Quốc hội cũng cho hay, ngay sau khi Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 10 về ngăn chặn và xử lý tham nhũng vặt, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc để triển khai, trong đó đặc biệt nhấn mạnh về trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra "tham nhũng vặt.
Đến nay, đã xuất hiện nhiều cách làm hiệu quả, như Sở NN&PTNT Quảng Ninh lập đường dây nóng (24/24) tiếp nhận phản ánh về hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu của công chức. UBND TP Đà Nẵng lắp đặt hệ thống ghi âm, ghi hình trực tuyến tại các điểm có tiếp xúc trực tiếp với người dân; Bộ Tài chính rà soát điều chuyển công tác 4.240 công chức hải quan và 1.200 công chức thuế; Bộ Y tế triển khai phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong khám chữa bệnh...
H.L
Theo PL&XH
Công an Cao Bằng nhận quà Tết là ôtô hơn 3,7 tỷ đồng trái quy định Do nhận quà Tết là chiếc xe trị giá 3,7 tỷ đồng, một số cán bộ công an tỉnh Cao Bằng đã bị cho nghỉ việc. Trong tờ trình, báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019 công bố đầu tháng 10, Thanh tra Chính phủ cho biết trong dịp lễ tết 2019 có 9 trường hợp nộp...