Người chơi game nào là “toxic” nhất vũ trụ? Câu trả lời sẽ làm fan “ngã ngửa”
Theo trang Business Insider, hầu như tất cả người chơi game online đều phải chịu đựng việc bị đồng đội và đối thủ toxic của mình lăng mạ.
Việc phỏng vấn tham khảo ý kiến của tới 1045 người chơi từ 18 tới 45 tuổi cho thấy, tới 65% game thủ trải nghiệm những lời miệt thị, dọa đánh, xúc phạm liên miên trong khi chơi game. Cụ thể hơn:
– 53% người chơi nói họ bị miệt thị bởi xu hướng màu da, khu vực sinh sống hay dân tộc
– 38% người chơi nữ bị châm biếm bởi giới tính của họ
– 35% người chơi thuộc giới tính thứ 3 bị bêu riếu
Biểu đồ tỉ lệ phần trăm người chơi các game hứng chịu toxic từ các người chơi khác
Thậm chí, nhiều người chơi thú thật đã bị đe dọa tiết lộ thông tin cá nhân và nhiều mối nguy hại khác ngoài đời nữa. Game giả đôi khi lại gây ra mối lo ngại thật. Những lời công kích công khai không hềhết sau khi game đấu kết thúc, nó còn lưu lại và gây ám ảnh đố với nhiều người chơi, khiến trải nghiệm chơi game của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đáng lo ngại nhất, những game nổi tiếng nhất lại chứa chấp số lượng những người chơi “toxic” nhiều nhất.
Theo như nghiên cứu này, trong tổng số 15 game được theo dõi, cứ 2 người chơi lại có ít nhất 1 người bị quấy rối trong game. Tệ hơn, tựa game hiện đang có giải đấu với mức tiền thưởng lớn nhất thế giới – Dota 2 – đứng đầu danh sách đen với 79% người chơi gặp phải vấn đề khi trải nghiệm tựa game. Theo ngay sau đó cũng là tựa game Free to play phát hành bởi Valve – CS:GO, một tựa game bắn súng. League of Lengends nắm vị trí thứ 5 khi 3/4 số người chơi cảm thấy bị công kích khi chơi game, trong tổng số khoảng 118 triệu người chơi hiện nay trên thế giới.
Những kẻ “toxic” dường như có rất nhiều phương thức để bắt nạt người chơi khác, nhờ vào những phương pháp giao tiếp trong game mà các nhà phát hành đã đầu tư với mục tiêu “nâng tầm” tựa game của mình.
Biểu đồ tỉ lệ các phương tiện mà người chơi dùng để bắt nạt đối thủ/ đồng đội
Voice chat phổ biến ở các trò chơi FPS khi người chơi phải dùng mic để có thể giao tiếp chiến thuật với đồng đội mình một cách nhanh nhất. Ngoài ra tệ hơn, sau khi hết game rồi, những kẻ phá rối vẫn không buông tha cho đồng đội hay đối thủ mà vẫn tiếp tục kiên trì chửi bới qua các phần chat sau game. Vậy nội dung chính mà những kẻ toxic này nhắm vào là gì?
Video đang HOT
Sự khác nhau về nội dung của những lời lăng mạ/ xúc phạm trong game
Nhiều nhất trong danh sách này chính là việc đặt những cái tên mang tính độc địa, công kích, trêu chọc. Đáng sợ hơn, những lời đe dọa và xúc phạm giới tính, quấy rầy cũng chiếm gần một nửa. Các người chơi dường như rất hả hê khi làm bẽ mặt đồng đội và đối thủ của mình, thậm chí còn rình rập tài khoản game và mạng xã hội của họ nữa. Thậm chí, các vấn đề lịch sử – chính trị – xã hội cũng không được buông tha và những điều này gây tổn thương sâu sắc đến một bộ phận người chơi không nhỏ.
Tỉ lệ phần trăm các sự phản ứng và hệ lụy của việc bắt nạt trong game
Tác động của những lời mạt sát đó là gì? Ngoài việc có những trải nghiệm tồi tệ và cảm xúc tiêu cực sau trận đấu, những lời độc địa trong game còn có nhiều tác động đến cuộc sống bên ngoài của người chơi nữa. Có nhiều người chơi còn cảm thấy stress, có những suy nghĩ tự tử, hoặc ít nghiêm trọng hơn là khép mình lại, đối xử tệ hơn với người khác.
Đâu là nguyên do của sự “toxic” này? Thường những kẻ bắt nạt có xu hướng có cuộc sống bên ngoài không mấy vui vẻ và hạnh phúc. Thậm chí, game online là mục tiêu lớn nhất trong cuộc sống của họ nên thường họ yêu cầu đồng đội phải… làm theo ý mình. Một phần lí do có thể là do đối tượng chơi game mà một số tựa game hướng đến còn quá trẻ, chưa nhận thức được sự nghiêm trọng của bắt nạt trên mạng. Thêm vào đó, việc các tựa game là free to play khiến cho nhiều người không đặt nặng tâm lý nghiêm túc khi chơi game.
Các nhà phát hành có những động thái gì để ngăn chặn điều này? Phần lớn game có phần “report” để các người chơi báo cáo với “chính quyền” nhưng dường như, điều này chưa quá hiệu quả khi có nhiều kẻ toxic lọt lưới. Microsoft phân biệt rõ ràng những lời châm chọc nào là chấp nhận được, và thế nào là đi quá giới hạn. Xboct One cũng có những hướng dẫn cụ thể giúp người chơi báo cáo khi gặp những vấn đề như vậy. Tương tự, Playstation cấm các người chơi quá “ác khẩu” không được tiếp cận với các tựa game và cộng đồng nữa. Hi vọng, các nhà phát hành sẽ tập trung hơn về khía cạnh này của game để đem lại những trải nghiệm tốt hơn cho người chơi
Theo Game4V
Những kiểu con gái dễ gặp nhất trong thế giới game
Khi chơi game, anh em có thể tìm được những nữ game thủ như thế này đây.
Những kiểu nữ game thủ nữ mà bạn dễ dàng gặp thường ngày trong game đấy.
Nữ game thủ... Toxic
Ngồi sau chỉ đạo bạn trai chơi game luôn...
Toxic là từ chuyên môn trong giới game thủ, dùng để chỉ những người chuyên sử dụng ngôn từ trashtalk, miệt thị đối thủ làm vũ khí. Thông thường con trai với tính hiếu thắng dễ có những hành động chỉ đạo, khiêu khích người khác hơn.
Tuy nhiên trong môi trướng 96% là nam giới như game, việc các nữ game thủ bị "đồng hóa" không phải là hiếm. Chắc chắn đôi lần anh em đã gặp được các bóng hồng nhưng hễ vào game là auto blame đồng đội, đến độ... nhức đầu luôn.
Do đó tốt nhất đừng chọc giận một cô nàng khi cô ấy đang tích cực leo Rank nhé!
Nữ game thủ dễ thương, dịu dàng
(Ảnh minh họa)
Nếu may mắn, khi chơi game bạn cũng có thể gặp được những cô nàng dịu dàng đằm thắm. Đặc điểm nhận ra là cách trò chuyện nhẹ nhàng, lễ phép và thường vô cùng nghe lời. Bạn bảo đi support cũng đi, cắm mắt không nề hà, kể cả gặp đồng đội gà cũng không một lời oán trách...Song đây là quốc bảo quý hiếm, nên có số hưởng thì đừng bỏ lỡ nhé anh em...
Nữ game thủ 'tay to'
Nhìn thế thôi chứ mấy cô nàng này khó bắt nạt lắm
"Tay to" là để chỉ những game thủ có trình độ cao và "sấy" cực ảo trong PUBG, nhưng theo thời gian "tay to" cũng dần dần trở thành định nghĩa quen thuộc với những game thủ LMHT trình cao chuyên gánh đội.
Nam nữ bình đẳng và đôi khi những nữ game thủ yếu đuối sẽ làm bạn bất ngờ với khả năng gánh team không hề thua kém cánh mày râu.
Tuy nhiên những cô gái này không dễ gặp đâu, thậm chí một số cô nàng còn có thể là vận động viên Esports nữ chuyên nghiệp đấy nhé.
Những cô nàng tập tành chơi game
Chiếm tỷ lệ cao nhất trong số game thủ nữ hiện nay, họ đến với game là do bị bạn thân dụ dỗ và mới chỉ trong giai đoạn tìm hiểu.
Và với các cô gái này, nếu chẳng may bị lộ thân phận người mới sẽ là một cơn ác mộng khi liên tục bị kẻ địch hỏi thăm và đồng đội đổ lỗi.
Nhưng xét cho cùng thì đây lại là đối tượng vô cùng tiềm năng và thu hút nam game thủ nhất trong LMHT và PUBG hiện nay. Đặc biệt bạn sẽ dễ dàng ghi điểm hơn nếu chăm sóc kỹ và hướng dẫn họ trong thời gian đầu.
Streamer, KOL...
Là thiểu số cực kỳ hiếm hoi trong cộng đồng game thủ nữ rất khó gặp và cũng là biểu tượng thành công cao nhất đối với game thủ "tay to".
Tuy nhiên không phải ai trong số họ cũng đều sỡ hữu kỹ năng cá nhân thượng thưa, điển hình có thể kể đến cô giáo Dolce trong đội SBTC của Thầy Giáo Ba. Khi kỹ năng của Linh Dolce chỉ ở mức bình thường, nhưng cô nàng lại có tầm ảnh hưởng và sở hữu kỹ năng "buff" tinh thần cực khủng.
Theo GameK
Gigantic X game bắn súng siêu đẹp mắt ra mắt bản game chính thức Gigantic X là game bắn súng góc nhìn từ trên cao với điều khiển dễ dàng và đồ họa cực kì đẹp mắt so với một game di động. Giai đoạn thử nghiệm tại nhiều thị trường khác nhau đã gây ấn tượng mạnh cho giới game thủ vì đồ họa độc đáo tinh tế và lối chơi MOBA bắn súng hấp dẫn....