Người chiếm đoạt hơn 34 tỷ đồng hoàn thuế bị phạt 22 năm tù
Hoàng Thị Hậu bị phạt 20 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 2 năm về tội Mua bán trái phép hóa đơn. Tổng hình phạt 22 năm.
Đồng phạm của Hậu gồm Lê Khánh Hào, 46 tuổi; Dương Thị Hoa Mai, 35 tuổi, cùng trú huyện Hương Sơn, mỗi người bị phạt 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản . Trần Thị Sâm, 33 tuổi, bị phạt tiền 300 triệu đồng về tội Mua bán trái phép hóa đơn .
Tại bản án tuyên hôm nay, TAND tỉnh Hà Tĩnh xác định, Hậu là chủ mưu thực hành tích cực, chiếm đoạt hơn 34 tỷ đồng chi tiêu cá nhân, không có khả năng hoàn trả. Hào và Mai giúp sức nhưng không được hưởng lợi. Trâm hưởng lợi thứ yếu hơn 200 triệu đồng, đã nộp lại khoản tiền chiếm đoạt này cho nhà nước.
Với nhóm cán bộ Cục thuế Hà Tĩnh và hải quan thuộc Chi cục Hải quan Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, tòa xác định không có sự thông đồng giữa họ với bà Hậu để chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Quá trình xét duyệt hồ sơ hoàn thuế và kiểm tra hàng hóa đều được những người này thực hiện theo quy trình, thủ tục, không phát hiện được hành vi gian dối của Hậu. Vì thế, cơ quan tố tụng không có căn cứ xử lý hình sự.
Với một số người và tình tiết liên quan khác, tòa đã chuyển cho cơ quan công an tiếp tục điều tra, khi phát hiện sai phạm sẽ tách riêng xử lý sau.
Bị cáo Hậu (áo đỏ). Ảnh: Đức Hùng
Video đang HOT
Theo cáo trạng, năm 2011 bà Hậu lập Công ty TNHH xuất nhập khẩu Hào Hùng, đóng tại khối 10, thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn, vốn điều lệ hơn 10 tỷ đồng, với các ngành nghề kinh doanh, buôn bán, xuất nhập khẩu thực phẩm và vật liệu xây dựng. Hậu nhờ Hào (em trai chồng) đứng tên giám đốc của Công ty Hào Hùng, thuê Hoa làm kế toán trả một tháng 3 triệu đồng. Bà Hậu đứng sau điều hành mọi hoạt động kinh doanh mua bán.
Quá trình kinh doanh, Hậu lên kế hoạch chiếm đoạt tiền hoàn thuế. Biết các tiểu thương ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) thường mua hàng vật liệu xây dựng không rõ nguồn gốc đưa qua nước ngoài bán kiếm lời, bà mượn hàng, hứa đưa sang Lào miễn phí và được đồng ý.
Tiếp đó, bà Hậu móc nối với Sâm và một phụ nữ tại Bắc Ninh mua hóa đơn giá trị gia tăng của nhiều công ty trong nước để hợp thức hàng hóa đầu vào. Để làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa, Hậu cam kết chia lợi nhuận với Công ty xuất nhập khẩu NP và Công ty thương mại xuất nhập khẩu vận tải Lào Việt có trụ sở ở Lào. Giám đốc của hai công ty này đã đóng dấu vào các tập giấy trắng chưa ghi nội dung và ký các thủ tục chuyển tiền ký khống tại ngân hàng ở Lào để làm thủ tục thanh toán tiền với Hào Hùng, phù hợp với hồ sơ đề nghị hoàn thuế.
Hậu chỉ đạo Hào và Hoa ký giấy ủy quyền, hợp đồng mua bán hàng hóa, đưa tiền sang Lào nộp vào tài khoản của các công ty tại đây nhằm hợp thức việc mượn hàng của các tiểu thương Nghệ An. Khi có đầy đủ giấy tờ, Hậu mở tờ khai hải quan tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), La Lay (Quảng Trị), Nậm Cắn (Nghệ An), lập hồ sơ đề nghị Cục Thuế Hà Tĩnh cho hoàn thuế giá trị gia tăng.
Bị cáo Hào (góc trái) trước sân tòa chiều 25/1. Ảnh: Đức Hùng
Cáo trạng xác định quá trình kiểm tra hàng hóa thông quan, các cán bộ hải quan và đoàn kiểm tra của Cục Thuế Hà Tĩnh không phát hiện được thủ đoạn của Hậu và đồng phạm nên đồng ý xét duyệt cho hoàn thuế.
Từ tháng 7/2013 đến tháng 5/2015, bà Hậu sử dụng 498 tờ khai xuất khẩu hàng hóa sang Lào qua các cửa khẩu trên và mua trái phép 432 hóa đơn giá trị gia tăng để lập khống 9 bộ sồ sơ hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ đồng, đề nghị Cục Thuế Hà Tĩnh hoàn thuế giá trị gia tăng, chiếm đoạt hơn 34 tỷ đồng.
Tháng 8/2019, bà Hậu bị Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ (Công an Hà Tĩnh) khởi tố, bắt giam sau thời gian dài theo dõi, điều tra. Từ lời khai của Hậu, cảnh sát bắt, khởi tố thêm Hào, Hoa và Sâm.
Trước đó, tại phiên xét xử mở hôm 18-19/1, bà Hậu khai quá trình kinh doanh tự nghĩ ra cách chiếm đoạt tiền thuế chứ “không có ai hướng dẫn”. Mỗi đợt hoàn thuế thành công, bà chi cho người bán hóa đơn, người có hàng và người mua hàng 3% giá trị, trích 1% phí chuyển tiền giao dịch.
Nhóm cán bộ thuế và hải quan khi bị triệu tập đã khai làm việc “đúng chức trách, không sai phạm”.
Chiếm đoạt gần 35 tỷ đồng tiền hoàn thuế Mánh chiếm đoạt hơn 34 tỷ đồng tiền hoàn thuế Thủ đoạn tạo ‘lô hàng ảo’ hơn 600 tỷ đồng để lừa cơ quan thuế 15 Lập công ty ‘ma’ chiếm đoạt gần 60 tỷ đồng tiền hoàn thuế
Cục Thuế Quảng Trị tính thu ngân sách gần 2.900 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu đề ra
Cục Thuế Quảng Trị ước thực hiện cả năm 2020 đạt 2.880,8 tỷ đồng, bằng 118,07% so với dự toán pháp lệnh, bằng 97,66% so với dự toán hội đồng nhân dân, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2019.
Phó Cục trưởng phụ trách Cục Thuế Quảng Trị, ông Dương Quốc Hoàn cho biết, tính đến ngày 23/11/2020 số thu nội địa đạt 2.655,5 tỷ đồng, bằng 108,83% so với dự toán pháp lệnh, bằng 90% so với dự toán hội đồng nhân dân. Ước thực hiện cả năm 2020 đạt 2.880,8 tỷ đồng, bằng 118,07% so với dự toán pháp lệnh, bằng 97,66% so với dự toán hội đồng nhân dân, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2019. Số thu nội địa không kể tiền sử dụng đất, xổ số ước đạt 1.896 tỷ đồng, bằng 99,78% so với dự toán pháp lệnh, tăng 1,92% so với cùng kỳ năm 2019.
Tính đến thời điểm 31/10/2020, Cục Thuế đã thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, thu được 26.436 triệu đồng, trong đó đã thu được nợ có khả năng thu 27.041 triệu đồng (chiếm 32,16% số nợ có khả năng thu năm 2019 chuyển sang).
Cục Thuế Quảng Trị phấn đấu thu ngân sách năm 2020 ước 2.880 tỷ đồng.
Công tác Thanh tra, kiểm tra, tính đến ngày 23/11/2020, Cục Thuế đã ra Quyết định thanh tra, kiểm tra và xử lý 320 đơn vị. Kết quả xử lý truy thu qua thanh tra thuế là 1.969 triệu đồng; giảm lỗ là 1.712 triệu đồng; giảm khấu trừ là 446 triệu đồng; tổng số tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế là 491 triệu đồng; tổng số thuế và tiền phạt phải nộp ngân sách nhà nước 2.460 triệu đồng. Số thuế truy thu qua kiểm tra là 10.428 triệu đồng; phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp là 3.082 triệu đồng; giảm lỗ 53.914 triệu đồng; giảm khấu trừ 2.826 triệu đồng; tổng số thuế và tiền phạt phải nộp ngân sách nhà nước là 13.510 triệu đồng.
Theo ông Dương Quốc Hoàn, nguồn thu nội địa Quảng Trị bị giảm chủ yếu từ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Ước tính tác động ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh làm giảm nguồn thu trên 150 tỷ đồng.
Đặc biệt, tính đến 23/11/2020 tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là 3.311 đơn vị. Số doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn và ngừng hoạt động (bỏ trốn, giải thể, phá sản) là 477 đơn vị, số doanh nghiệp khôi phục hoạt động chỉ là 96 đơn vị.
Tại buổi làm việc với Cục Thuế Quảng Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn biểu dương kết quả thu ngân sách của Quảng Trị. Cục Thuế Quảng Trị đã phấn đấu là một trong số ít những Cục thuế đạt được dự toán số thu ngân sách nhà nước. So sánh với các tỉnh Bắc Trung Bộ, Quảng Trị có tiến độ thu 10 tháng đầu năm 2020 đạt cao, đứng thứ 2 sau kết quả thu của Cục Thuế Hà Tĩnh.
Tổng cục trưởng đề nghị Cục Thuế Quảng Trị trong thời gian hết năm 2020 tiếp tục rà soát nguồn thu, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời, phấn đấu đạt được 100% số thu (trừ đất); tập trung xử lý nợ thuế.
Ông Cao Anh Tuấn lưu ý Cục Thuế Quảng Trị về hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thời gian qua đạt kết quả thấp so với bình quân cả nước. Cục Thuế Quảng Trị cần quan tâm hơn nữa đến công tác thanh tra, kiểm tra, áp dụng phân tích rủi ro, tăng cường công tác phối hợp với cơ quan kiểm toán để nâng cao hiệu quả trong thanh tra, kiểm tra.
Tài chính tuần qua: Formosa Hà Tĩnh không bị truy thu thuế nghìn tỷ, nhóm quỹ KIM rút bớt khỏi Gelex Nhóm quỹ KIM (Hàn Quốc) rút bớt vốn khỏi Gelex và Thép Nam Kim; đại diện Cục Thuế Hà Tĩnh phủ nhận tin đồn Formosa Hà Tĩnh bị truy thu thuế hơn 1.200 tỷ đồng; Bộ Tài chính 'bật đèn xanh' cho các công ty chứng khoán mở tài khoản giao dịch từ xa... là các thông tin tài chính đáng chú ý...