Người chia sẻ quyết định quan trọng nhất với tướng Giáp tại Điện Biên Phủ
Nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ, khắp năm châu đều nghĩ đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Một vị tướng khác góp phần giúp Đại tướng quyết đoán chuyển phương án tác chiến sang “đánh chắc, tiến chắc” là tướng Phạm Kiệt.
Chiến thắng Điện Biên Phủ gắn liền với hai vị tướng ưu tú của dân tộc.
Mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp áp dụng phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh”, với kế hoạch chuẩn bị lực lượng tinh nhuệ cho cuộc chiến tiêu diệt đế quốc Pháp.
Lúc đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho tướng Phạm Kiệt giữ vai trò làm đặc phái viên của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp và phụ trách công tác bảo vệ mặt trận. Trong thời gian chuẩn bị, lực lượng quân đội ta thực hiện một quyết định được cho là “khó hiểu” – kéo pháo ra, rồi lại kéo pháo vào trận địa liên tục. Nhắc đến câu chuyện kéo pháo ngày ấy, ai cũng nghĩ đến tướng Phạm Kiệt.
Trích lược từ cuốn sách “Những vị tướng Núi Ấn Sông Trà” của NXB Quân đội năm 2010, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “… anh Kiệt là người duy nhất lúc đó đề nghị tôi xem xét lại kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh! Chỉ có Kiệt mới dám nói như thế…”.
Đoạn thư do Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết về tướng Phạm Kiệt.
Video đang HOT
Trong bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhân lễ kỷ niệm Đội du kích Ba Tơ và tướng Phạm Kiệt vào tháng 1/1995. Đại tướng bày tỏ: “… Lúc bấy giờ, toàn thể cán bộ và chiến sĩ đang hăng hái triển khai kế hoạch đánh nhanh. Bản thân tôi thì đang khẩn trương theo sát tình hình củng cố của địch và suy nghĩ về quyết định thay đổi phương châm. Chính vào lúc đó thì nhận được ý kiến của anh Phạm Kiệt phát biểu bằng điện thoại. Anh trình bày vắn tắt tình hình và là người duy nhất lúc đó đã đề nghị tôi xem xét lại kế hoạch đánh nhanh…”.
“… Tôi đánh giá rất cao ý kiến của anh Phạm Kiệt, ý kiến ấy cùng với những tin tức trinh sát từ nhiều mặt gửi về đã cung cấp cho tôi chứng cứ quan trọng để đề xuất với Đảng ủy thay đổi phương châm tác chiến, rút quân ra, chuyển sang kế hoạch mới “đánh chắc, tiến chắc”…”, trích nguyên văn thư.
Sự thay đổi phương châm tác chiến đã tạo ấn tượng sâu sắc nhất đối với lực lượng tham gia chiến dịch. Cũng chính thay đổi này, tướng Phạm Kiệt bố trí Đại đội 351 thực hiện kế hoạch nghi binh kéo pháo ra và vào trận địa nhiều lần. Khi phát lệnh nổ súng, quân đội ta đánh ập thì quân Pháp mới ngỡ ngàng với hệ thống giao thông hào luồn sâu vào lòng địch.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, vào giữa tháng 5/1954, Bác Hồ tặng tướng Phạm Kiệt một chiếc đài radio. Bác Hồ nói: “Đây là chiếc đài tướng Đờ-cát-xtri dùng suốt chiến dịch Điện Biên Phủ. Chú Vương Thừa Vũ tặng Bác, nay Bác tặng lại chú vì đã có công đặc biệt xuất sắc góp phần thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ”. Hiện nay, chiếc đài này được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại Hà Nội.
Tướng Phạm Kiệt giữ chức vụ Cục phó Cục Bảo vệ, Tổng Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, kiêm Đặc phái viên chiến dịch Điện Biên Phủ ngày ấy.
Ý kiến đề xuất chiến lược của Trung tướng Phạm Kiệt đã thay đổi hoàn toàn cục diện cuộc chiến Điện Biên Phủ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi đó đã làm nên chiến thắng lịch sử vang vọng khắp năm châu.
Chiến thắng Điện Biên Phủ được Tổng Bí thư Lê Duẩn ví von: “Đã được ghi vào lịch sử như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa ở thế kỷ 20 và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”.
Hồng Long (lược ghi)
Theo Dantri
Gặp mặt nhân chứng lịch sử Điện Biên Phủ
Chiều 29/4, Đoàn khối các cơ quan TP Đà Nẵng, Bảo tàng Đà Nẵng, Hội cựu chiến binh Đà Nẵng cùng phối hợp tổ chức buổi giao lưu, gặp gỡ nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hào khí Điện Biên".
Tham gia có 200 cựu chiến binh, đoàn viên, thanh viên TP Đà Nẵng. Đây là dịp để những chiến sỹ Điện Biên ôn lại những ngày tháng hào hùng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
Ông Nguyễn Bình, phó ban liên lạc cựu chiến binh Điện Biên Phủ TP Đà Nẵng, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị cao xạ (Đại đoàn 312) cho biết, trước đây Đà Nẵng có 40 người từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nhưng đã mất 11 người còn lại 29 người. Trong số 29 người thì có khoảng nửa sức khỏe đã yếu, số người có thể ngồi nói chuyện như thế này cũng rất ít. Vừa rồi, thành phố Đà Nẵng cho các chiến sỹ Điện Biên đi tham quan Điện Biên Phủ nhưng chỉ được 4 người đăng ký vì thế chuyến đi đành phải hủy.
Buổi giao lưu diễn ra chiều 29/4
Ôn lại những ngày tháng hào hùng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Bình kể: "Tôi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lúc 27 tuổi. Vào chiến dịch tôi là chính trị viên đại đội cao xạ pháo của Đại đoàn 312. Nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi là án ngữ ở Âu Lâu - Yên Bái để bảo vệ cái phà qua sông từ thị xã Yên Bái sang Âu Lâu tiến vào Điện Biên.
Trong chiến dịch Điên Biên Phủ, địch đinh ninh rằng muốn đánh Điên Biên Phủ thì chúng ta phải có pháo mà phải là pháo 105 ly hoặc 75 ly mới đối phó được với chúng. Chúng chặn luôn con đường quốc lộ số 6 để chúng ta không thể đưa pháo lên Điện Biên. Vì thế địch rất chủ quan cho rằng ta không còn con đường nào nữa. Nhưng thực ra, ta có một con đường khác. Đó là con đường từ Yên Bái qua phà Âu Lâu rồi qua quốc lộ số 6. Chúng ta mở đường đi suốt ngày suốt đêm nhưng địch không biết được. Khi chúng ta kéo pháo vào Điện Biên địch cũng vẫn không biết gì hết. Chúng còn thách thức ta nếu đánh vào Điện Biên thì đây sẽ là cái cối xay thịt quân ta".
Ông Nguyễn Văn Mùi kể lại những ngày tháng hào hùng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ
Còn ông Nguyễn Văn Mùi (tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, trung đoàn 36, Đại đoàn 308) bồi hồi nhớ lại: "Trong chiến dịch, tôi không trực tiếp đánh địch mà được ở trên đưa về bộ đội tiền phương, đi hầu hết các sư đoàn nên đều biết được tình hình của anh em. Lúc chuẩn bị đánh thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay đổi phương án là "Đánh nhanh thắng nhanh" qua "Tiến chắc đánh chắc" nên yêu cầu ta kéo pháo ra. Lúc bấy giờ, chưa được giải thích rõ ràng nên nhiều anh em nghi ngờ: Tại sao kéo pháo vào vất vả bây giờ lại kéo ra? Tại sao chuẩn bị đánh rồi lại kéo pháo ra? Nhưng sau khi được giải thích cụ thể, anh em không còn giao động nữa và tin tưởng với phương án của Đại tướng".
Theo ông Bình, kỷ niệm sâu sắc nhất của ông trong chiến dịch Điện Biên Phủ đó là sự lãnh đạo sáng suốt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Nói về kỷ niệm những ngày tháng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, bác Bình cho biết đó là kỷ niệm sâu sắc về Đại tướng Võ Nguyên Giáp - là một con người sáng suốt, dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Bác Hồ. Chính nhờ việc thay đổi phương châm "Tiến chắc đánh chắc" này làm cho đất nước được giải phóng nhanh hơn.
Theo Dantri
Hơn 20.000 người viếng Đại tướng tại quê nhà Lệ Thủy Theo Ban Tổ chức Lễ tang tại nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đến thời điểm chiêu ngay 12/10, đã có gần 2.000 đoàn khách với hơn 20.000 người từ mọi miền đất nước về dâng hương tiễn biệt Đại tướng tại quê nhà An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy. Từ sáng sớm, từng dòng người từ mọi miền...