Người chết do có hành động đặc biệt dũng cảm được xem xét công nhận liệt sĩ
“Thời bình nếu không quy định chặt chẽ, bất cứ sự mất mát nào cũng đề nghị được công nhận là liệt sĩ thì phải cân nhắc”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu.
Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung. Ảnh QH
Sáng 11/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi). Tại tờ trình, Chính phủ xin ý kiến về bốn nội dung, trong đó có việc công nhận liệt sĩ thời kỳ đất nước hoà bình (thời bình).
Theo Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, quy định hiện hành, người dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhà nước và nhân dân khi chết thì được xem xét công nhận liệt sĩ. Thực tiễn nhiều trường hợp chết đuối nước khi cứu người, cứu tài sản hoặc tham gia phòng, chống bão lũ, chết do tai nạn khi làm nhiệm vụ…dù rất cần phải tuyên dương, ghi nhận trong xã hội song việc được công nhận liệt sĩ làm dư luận xã hội không đồng tình.
Sau khi xem xét, Chính phủ sửa đổi dự thảo Pháp lệnh theo hướng chỉ xem xét đối với những trường hợp chết do có hành động đặc biệt dũng cảm thực hiện các công việc đặc biệt nguy hiểm, cấp bách, để cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, Nhân dân; là những tấm gương, có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục và lan tỏa rộng rãi trong xã hội. Những trường hợp khác hướng chuyển sang khen thưởng theo pháp luật thi đua khen thưởng (Huy chương, Huân chương) và thực hiện trợ cấp mai táng hoặc hưởng chính sách tử tuất theo Luật Bảo hiểm xã hội.
Video đang HOT
Về vấn đề này, Chủ nhiệm Uỷ ban về Các vấn đề xã hội Nguyễn Thuý Anh cho hay, đa số ý kiến trong Ủy ban tán thành với đề xuất trên, vì cho rằng việc bổ sung tính chất công việc, hiệu ứng của hành động và nâng mức độ dũng cảm, cứu người, cứu tài sản, sẽ đảm bảo điều kiện chặt chẽ hơn, xứng đáng hơn.
Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đặt vấn đề nâng pháp lệnh lên thành Luật ưu đãi người có công. “Cách mạng không chỉ giai đoạn giành độc lập dân tộc, kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, mà trong công cuộc xây dựng đất nước cũng đặt ra vấn đề những người hy sinh cho đất nước. Nên tư duy phải mở hơn”, ông Hiển nêu.
“Tại sao không đặt vấn đề anh hùng trong thời kỳ đổi mới? Những tấm gương dũng cảm, đặc biệt dũng cảm cũng có thể công nhận là liệt sĩ, thương binh. Tuy nhiên, cũng cần đưa ra quy định về tiêu chuẩn cụ thể, chặt chẽ. Nếu tôn vinh không đúng thì có tác động ngược trở lại”, ông Hiển nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đặt câu hỏi, tại sao pháp lệnh trước không phân biệt trong nước ngoài nước mà lần này lại làm? Giải trình của Bộ trưởng chưa rõ. Về điều kiện công nhận liệt sĩ, bà Ngân đề nghị phải nghiên cứu cho kỹ, làm rõ đạo lý của vấn đề. Theo Chủ tịch Quốc hội, những trường hợp đặc biệt dũng cảm, thực hiện công việc cấp bách, cứu tài sản của nhân dân, nhà nước mới đáng tôn vinh, giáo dục, hình ảnh mới lan tỏa rộng rãi trong xã hội.
Liệt sĩ hy sinh trong chiến đấu thì rõ ràng, nhưng thời bình này không quy định chặt chẽ thì có thể dẫn tới ai cũng đề nghị, bất cứ sự mất mát nào cũng đề nghị liệt sĩ, nên phải cân nhắc. “Tôi nhớ có trường hợp trước đây cứ đi khiếu kiện hoài. Đi vận chuyển gạo nghĩa vụ quân sự, vác bao gạo để trên xe, rồi lái xe lùi chết. Gia đình khiếu nại đòi liệt sĩ, trong khi người ta nói trường hợp này chỉ là tai nạn trong khi thực hiện nhiệm vụ”, bà Ngân cho hay.
Không lo chồng chéo, lạm quyền trong tạm dừng các hoạt động ở biên giới
Trung tướng Hoàng Xuân Chiến đã nhấn mạnh như trên vì theo ông, thẩm quyền này được quy định rất cụ thể tại Điều 14 dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam.
Toàn cảnh Phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chiều 10/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 47 để cho ý kiến vào một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Biên phòng Việt Nam với sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ.
Tại phiên họp có 8 ý kiến phát biểu. Nhìn chung, các ý kiến về cơ bản đều tán thành với nội dung tiếp thu, chỉnh lý dự án luật. Tuy nhiên, còn một vài ý kiến bày tỏ băn khoăn về sự chồng chéo trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng với các lực lượng khác. Trong đó có thẩm quyền tạm dừng các hoạt động ở khu vực biên giới.
Giải trình vấn đề trên, Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, thẩm quyền này được quy định rất cụ thể tại Điều 14 dự thảo Luật. Trường hợp nào thì đồn trưởng được tạm dừng, trường hợp nào thì chỉ huy trưởng được tạm dừng, khi tạm dừng phải phải báo cáo với cấp nào.
Những quy định về các trường hợp tạm dừng hoạt động ở khu vực biên giới đều vì mục đích quốc gia, dân tộc, không vì bộ, ngành nào và cũng không có sự chồng chéo hay lạm quyền. Ví dụ từ thực tiễn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay cho thấy, một số trường hợp đồn trưởng, chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền thống nhất với lực lượng chức năng của nước láng giềng và các lực lượng chuyên ngành ở cửa khẩu tạm dừng hoạt động qua lại ở khu vực biên giới để ngăn chặn dịch bệnh.
Liên quan tới vai trò chủ trì của Bộ đội Biên phòng trong thực hiện nhiệm vụ duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với phương thức, thủ đoạn hoạt động khác của các thế lực thù địch và phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu, Trung tướng Hoàng Xuân Chiến khẳng định, Luật Biên giới quốc gia, Luật An ninh quốc gia, Luật Quốc phòng đều có quy định giao Bộ Quốc phòng chủ trì duy trì an ninh, trật tự ở khu vực biên giới.
Đây cũng là 1 trong 2 vấn đề lớn được xin ý kiến các thành viên Chính phủ bằng phiếu và các thành viên Chính phủ đã đồng thuận rất cao với quy định Bộ đội Biên phòng là lực lượng chủ trì duy trì an ninh, trật tự ở khu vực biên giới, chỉ có 2/26 phiếu không đồng ý. Trung tướng Hoàng Xuân Chiến nhắc lại sự phối hợp rất tốt giữa Bộ đội Biên phòng với lực lượng Công an trong thời gian qua, điển hình là từ ngày 19-7 đến nay, hai lực lượng đã phối hợp rất chặt chẽ bắt giữ hơn 20 đối tượng với 174kg ma túy.
"Tôi thấy hình ảnh phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng nói chung, Bộ đội Biên phòng nói riêng trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự rất tốt", Trung tướng Hoàng Xuân Chiến nói và đề nghị tiếp tục sử dụng cơ chế phối hợp hiệu quả này.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Võ Trọng Việt cũng khẳng định không có sự chồng chéo, xung đột trong thực hiện nhiệm vụ giữa Bộ đội Biên phòng và lực lượng Hải quan trong bảo đảm dòng chảy thương mại ở khu vực biên giới. Về quy định cơ quan nào chủ trì duy trì an ninh, trật tự ở khu vực biên giới, Thượng tướng Võ Trọng Việt cho biết, Ủy ban Quốc phòng an ninh đã tham khảo ý kiến chuyên gia của cả hai lĩnh vực. Cả cơ quan soạn thảo, Chính phủ và cơ quan thẩm tra đều rất thận trọng, bàn bạc câu từ rất chặt chẽ. Quy định cơ quan nào chủ trì là theo đúng chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật hiện hành.
Bãi bỏ các quy định đã lạc hậu để giảm bớt thủ tục hành chính cho người dân Sáng 10-8, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 47, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cư trú (sửa đổi). Về vấn đề còn ý kiến khác nhau liên quan đến thời...