Người chế tạo thành công đạn xuyên thép
Lần đầu tiên Việt Nam chế tạo thành công đạn xuyên thép 7,62×54mm dùng trên súng K53. Loại đạn này hiện đã và đang được quân đội sản xuất hàng loạt.
Và người đã nghiên cứu chế tạo thành công sản phẩm này là đại úy Mai Thanh Uyên (phó trưởng phòng kỹ thuật công nghệ Nhà máy Z113).
Tài sản hơn 20 đề tài nghiên cứu
Khu vực quanh Nhà máy Z113 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng – Bộ Quốc phòng) mọi người vẫn gọi đùa là “làng quân nhân” hoặc “thung lũng 113″. Hơn 10.000 nhân khẩu ở đây gần như đều là người của Nhà máy Z113 nhiều thế hệ. Gia đình ít thì 1-2 đời, nhà nhiều thì 3-4 đời có người làm trong nhà máy.
Đại úy Mai Thanh Uyên (bìa trái) trao đổi công việc cùng hai đồng nghiệp – Ảnh: MẠNH CHIẾN
Tốt nghiệp loại khá Trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên, Mai Thanh Uyên từng làm việc ở một công ty liên doanh với Nhật tại Hải Phòng. Nhưng trong thâm tâm, chàng kỹ sư trẻ vẫn luôn mong muốn được quay trở về làm việc tại Nhà máy Z113, nơi bố mẹ và bạn bè đang công tác.
“Lĩnh vực của mình còn rất nhiều điều phải tìm hiểu, phải tự học. Vì vũ khí càng ngày càng hiện đại, tiên tiến liên tục, càng ngày càng tốt hơn. Lên một cương vị phải tìm hiểu nhiều hơn, lĩnh vực rộng hơn. Tự học, tự nghiên cứu thôi. Mình không chỉ coi đây là công việc, trách nhiệm mà còn là tâm huyết mình muốn đóng góp cho đất nước MAI THANH UYÊN
Tháng 4-2004, Uyên về nhà máy, đến nay, 38 tuổi, Mai Thanh Uyên giờ đã là phó trưởng phòng kỹ thuật công nghệ Nhà máy Z113. “Tài sản” của anh là được tin tưởng làm chủ nhiệm đề tài của 5-6 công trình, dự án cấp nhà máy, cấp tổng cục và cấp bộ, cùng khoảng 20 dự án khác với vai trò là thành viên.
Riêng đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế thử đạn xuyên 7,62×54mm – K53 đầu lõi thép”, Bộ Quốc phòng giao cho Nhà máy Z113. Và Mai Thanh Uyên được tin tưởng trao trọng trách là chủ nhiệm đề tài. Từ nhiều năm nay, Nga không viện trợ loại đạn này nữa, mua thì giá thành rất đắt đỏ. Khó khăn với Uyên và 9 người cùng làm đề tài là Việt Nam chưa có nhà máy nào của quân đội sản xuất loại đạn xuyên thép.
Thêm nữa, ở nước ngoài, khi nghiên cứu người ta phải làm cả súng mới, đạn mới thì mới tăng uy lực của đạn được. Nhưng yêu cầu của bộ là vẫn giữ lại loại súng K53! Yêu cầu nữa là khả năng xuyên của đạn phải là cao nhất. Vậy thì vật liệu để làm lõi xuyên là một bài toán khó.
Sẽ đưa vào sản xuất hàng loạt
Cả nhóm chế thử đạn rồi thử nghiệm rồi lại điều chỉnh và chế thử. Thanh Uyên giải thích: “Chúng tôi phải thử nghiệm thật trên áo giáp làm bằng thép. Giá thành một chiếc áo giáp này mua từ nước ngoài rất đắt, khoảng 50 triệu đồng. Một áo chỉ thử nghiệm được 6 viên đạn”. Phương án của nhóm là xin áo giáp do Việt Nam tự sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế của Mỹ – cũng là một công trình cấp nhà nước.
Video đang HOT
Áo là sản phẩm của quốc phòng nên thủ tục xin mất rất nhiều thời gian. Nhóm chỉ được cấp 5 áo giáp nhưng trong quá trình làm phải thử nghiệm rất nhiều. Mọi người lại nghĩ ra sáng kiến: sau khi bắn thử đạn trên áo giáp và đảm bảo khả năng xuyên rồi thì chuyển qua thử nghiệm trên bia thép CT3 để giảm chi phí. “Bia thép CT3 thì bắn được nhiều hơn, giá thành rẻ hơn. Chúng tôi thử nghiệm ở khả năng xuyên cao nhất có thể.
Nhà máy có trường bắn. Nếu những lần thử nghiệm trên áo giáp sắt bắn ở khoảng cách 15m thì khi dùng bia thép CT3, nhân viên bắn thử nghiệm ở cự ly 100m. Chúng tôi phải kiểm tra tính năng của viên đạn: đảm bảo đạn hoạt động được trên súng K53, đảm bảo tính xuyên thép và độ chính xác của đầu đạn ở mục tiêu.
Nó xuyên tốt mà không trúng mục tiêu thì không được. Thật ra đạn bắn trúng mục tiêu hay không phụ thuộc vào độ chính xác của súng và đạn. Yếu tố còn lại mới là do trình độ của người bắn. Ngoài ra, đạn xuyên thép này phải đảm bảo được tất cả yếu tố của đạn thường, phải bắn được liên thanh, áp suất của đạn phải tương đương đạn thường” – đại úy Mai Thanh Uyên nói.
Cuối cùng, sau nhiều lần bắn thử nghiệm cấp nhà máy, bắn nghiệm thu cấp tổng cục và Bộ Quốc phòng, đề tài được đánh giá thành công. Đạn xuyên thép 7,62×54mm được sản xuất hàng loạt cho quân đội.
Đây là một trong những loại đạn đầu tiên Việt Nam sản xuất. Và đó là lần đầu tiên trong lịch sử ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam, loại đạn này được sản xuất bằng chính trí tuệ, chất xám của người Việt. Công trình này đoạt giải nhì công trình khoa học của hội đồng giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong quân đội (Bộ Quốc phòng), là công trình tiêu biểu của Trung ương Đoàn (năm 2012).
Khá ngạc nhiên khi Mai Thanh Uyên bảo thích nhất lại là những đề tài anh… không làm chủ nhiệm mà tham gia với tư cách thành viên. Đó cũng là đề tài về đạn: chế tạo đạn xuyên thép 7,62×39mm trên súng AK.
“Mình thích đề tài này hơn, đơn giản chỉ vì nó… khó làm hơn, đòi hỏi uy lực cao hơn những đề tài mình làm chủ nhiệm. Bộ Quốc phòng vừa đánh giá thành công và sẽ đưa vào sản xuất hàng loạt trong thời gian tới. Nghiên cứu xong phải được áp dụng vào thực tiễn mới hiệu quả. Nghiên cứu xong rồi để đó đút tủ thì rất lãng phí” – Mai Thanh Uyên nói.
Nhìn lại chặng đường 12 năm ở Z113, Mai Thanh Uyên bảo: “Hồi mới về, nghe tiếng đạn nổ đã run. Lúc đó hạn chế của mình là học ở ngoài, không hiểu vũ khí súng đạn là gì. Mình phải lấp khoảng trống về kiến thức bằng cách đọc sách nhiều, xuống các xưởng sản xuất tìm hiểu, hỏi thợ, hỏi đồng nghiệp và cả cấp trên. Sản xuất đạn là một quy trình rất rộng. Lúc đầu về mình chỉ được giao một mảng rất nhỏ, làm tốt thì dần dần được mở rộng ra”.
Từ một trợ lý, sau 4 năm Mai Thanh Uyên là đội trưởng phụ trách tổ đạn súng bộ binh. Sau 8 năm, anh đảm nhiệm vị trí phó trưởng phòng kỹ thuật công nghệ của nhà máy sản xuất đạn cho quân đội.
Theo Tuổi Trẻ
Dàn khí tài bộ binh hiện đại tại triển lãm Interpolitex Nga
Những loại vũ khí trang bị hiện đại nhất của Nga đã được giới thiệu tại triển lãm Interpolitex diễn ra vào tuần trước.
Trong triển lãm công nghiệp quốc phòng và an ninh Interpolitex 2016 diễn ra từ ngày 18 đến 21/10 tại thủ đô Moscow, Nga, các nhà sản xuất vũ khí trên thế giới đã giới thiệu một loạt khí tài bộ binh hiện đại.
Trong ảnh là một khẩu AKM kiểu cũ được độ lại với tay cầm trước băng đạn, kính ngắm holographic và hệ thống báng điều chỉnh được. Ảnh: Xuân Hoàn - Vũ Anh.
Bộ phụ kiện chuyển đổi (màu đen) biến súng ngắn thành súng tiểu liên, giúp giảm sức giật và tăng độ chính xác khi bắn. Ảnh: Xuân Hoàn - Vũ Anh.
Hàng trăm công ty trên thế giới đã mang tới hội chợ những sản phẩm mới nhất của mình, như CAA (Israel) với các phụ kiện nâng cấp cho dòng AKM. Ảnh: Xuân Hoàn - Vũ Anh.
Súng trường bắn tỉa Orsis T-5000 của Nga là một trong những vũ khí nhận được nhiều sự quan tâm của khách tham quan. Súng dài 1,18 m, nặng 6,5 kg, bắn được các loại đạn 7,62 x 51 mm NATO và .338 Lapua Magnum. Ảnh: Xuân Hoàn - Vũ Anh.
Interpolitex thường tập trung vào các loại vũ khí bộ binh dành cho lực lượng cảnh sát đặc nhiệm như AK-103. Ảnh:Xuân Hoàn - Vũ Anh.
Nhiều loại súng của Mỹ và NATO như M4A1 cũng góp mặt trong triển lãm lần này. Ảnh: Xuân Hoàn - Vũ Anh.
Nga giới thiệu loại trang phục mới cho phi công trực thăng (trái) và kíp lái tăng thiết giáp. Ảnh: Xuân Hoàn - Vũ Anh.
Chó nghiệp vụ cũng được trang bị áo chống đạn. Ảnh: Xuân Hoàn - Vũ Anh.
Các bộ trang phục chiến đấu cho môi trường sa mạc (ngoài cùng bên trái) và địa hình đồi núi. Áo chiến đấu có khả năng chống đạn nhọn cỡ 7,62 x 39 mm ở khoảng cách gần. Ảnh: Xuân Hoàn - Vũ Anh.
Nhiều loại mũ chống đạn cũng được mang tới triển lãm năm nay. Loại mũ này có khả năng chống được đạn 9 mm của súng ngắn. Ảnh: Xuân Hoàn - Vũ Anh.
Bên cạnh trang bị bộ binh, triển lãm còn giới thiệu các tổ hợp khí tài như tháp pháo điều khiển từ xa cho xe tăng và xe thiết giáp. Ảnh: Xuân Hoàn - Vũ Anh.
Interpolitex là triển lãm công nghiệp quốc phòng và an ninh thường niên do Nga tổ chức. Trong ảnh là một gian hàng trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Xuân Hoàn - Vũ Anh.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Đưa khí tài săn mục tiêu bay thấp "Made in Vietnam" vào vận hành Ngày 20/09/2016, tại Học viện PK-KQ, Quân chủng PK-KQ phối hợp với Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel khai mạc lớp huấn luyện khí tài săn mục tiêu bay thấp cơ động nhanh VRS-2DM. Trình diễn khí tài radar do Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel chế tạo, trong đó có radar bắt thấp cơ động nhanh VRS-2DM. Ảnh: Tập đoàn...