Người châu Âu tin Mỹ ‘Chiến tranh Lạnh’ với Nga, Trung
Phần lớn người dân 12 nước châu Âu tin “ Chiến tranh Lạnh mới” đang diễn ra giữa Mỹ và các đối thủ địa chính trị gồm Nga và Trung Quốc.
Nghiên cứu của Hội đồng Đối ngoại châu Âu (ECFR), dựa trên kết quả khảo sát ở 12 nước thành viên, chỉ ra 62% người châu Âu tin “Chiến tranh Lạnh” đang xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc, 59% tin điều tương tự diễn ra giữa Mỹ và Nga.
Tuy nhiên, chỉ 15% người châu Âu cảm thấy đất nước của họ đang trong “Chiến tranh Lạnh mới” với Trung Quốc. Tỷ lệ này là 25% đối với Nga. Phần lớn người châu Âu cho rằng quốc gia của họ không là một bên của “Chiến tranh Lạnh”, với tỷ lệ lớn nhất được ghi nhận ở Hungary (91%), Bulgaria (80%), Bồ Đào Nha (79%) và Áo (78%).
Cờ Mỹ và Trung Quốc ở thủ đô Washington, Mỹ năm 2011. Ảnh: AFP .
31% cảm thấy Liên minh châu Âu (EU) đang đối đầu với Trung Quốc, và 44% cho rằng EU đang trong “Chiến tranh Lạnh mới” với Nga.
“Công chúng châu Âu nghĩ rằng đang có một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, nhưng họ không muốn liên quan tới nó”, Mark Leonard, đồng tác giả nghiên cứu và là giám đốc ECFR, nói.
ECFR cho rằng nếu Mỹ và EU muốn một cuộc đối đầu toàn xã hội với Trung Quốc và Nga, họ có thể “không nhận được sự đồng thuận của dư luận”.
Video đang HOT
“Không giống như trong Chiến tranh Lạnh đầu tiên, người châu Âu không thấy mối đe dọa hiện hữu, tức thời đối với khu vực, cũng không có cảm giác về sự gắn kết ý thức hệ trong thế giới tự do này”, Leonard nói. “Các chính trị gia không thể dựa vào căng thẳng với Nga và Trung Quốc để thuyết phục cử tri về một liên minh mạnh mẽ ở Đại Tây Dương. Thay vào đó, họ cần đưa ra lập luận xuất phát từ lợi ích của chính châu Âu”.
Cuộc chiến tương lai có thể diễn ra ở đáy đại dương?
Liên minh quân sự NATO ngày càng lo lắng về sự đe dọa đối với mạng lưới cáp quang biển tối quan trọng xuyên Đại Tây Dương.
(Ảnh minh họa: Mediasat.info).
Mới đây, báo Neue Zrcher Zeitung của Thụy Sĩ tỏ ra hết sức lo ngại về tương lai của ngôi nhà chung châu Âu nếu Trung Quốc và Nga sử dụng "vũ khí khủng khiếp nhất" của họ trong cuộc chiến với NATO. Họ cho rằng, đây không phải là vũ khí hạt nhân, không phải tên lửa siêu thanh, cũng không phải là các sư đoàn xe tăng của Lực lượng vũ trang Liên bang Nga hiện có sức mạnh vượt cả sức mạnh gộp lại của tất cả các lực lượng thiết giáp NATO.
Theo báo trên, đây là loại vũ khí thầm lặng. Sẽ không có những vụ nổ, không có những đám cháy. Mọi thứ có thể diễn ra sâu dưới đáy biển. Nếu cáp ngầm xuyên Đại Tây Dương bị tổn hại thì một sự sụp đổ kinh hoàng sẽ xảy ra ở châu Âu.
Đây không phải là chủ đề mới mẻ gì. Việc liên lạc dưới nước bằng cáp quang xuyên Đại Tây Dương dễ bị tổn thương đã được thảo luận trong một thời gian dài. Bởi vì, có đến 95% lưu lượng truy cập xuyên lục địa đi qua chúng. Hơn nữa, các kênh này đáng tin cậy và hiệu quả hơn so với các kênh vệ tinh, vốn có băng thông và tốc độ truyền thông tin thấp hơn đáng kể. Hoạt động dưới nước lại hoàn toàn không phụ thuộc vào các hiện tượng khí quyển.
Mạng lưới cáp quang biển quốc tế hiện đại có tổng chiều dài 1,3 triệu km. Nó được hình thành bởi hơn 400 tuyến cáp.
Anh dường như tỏ ra lo lắng nhất về "vấn đề cáp quang". Vào năm 2017, Tư lệnh Không quân của Lực lượng Vũ trang Anh, khi đó là Nguyên soái Sir Stuart Peach, đã cảnh báo rằng việc phá hoại các tuyến cáp ngầm sẽ "gây ra một nguy cơ mới đối với cách sống của chúng ta và có thể gây ra hậu quả thảm khốc cho nền kinh tế Anh."
Chủ đề trên bắt đầu nóng trở lại vào năm 2021, khi Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace một lần nữa chú ý chú ý đến mối đe dọa có thể làm gián đoạn hoạt động của cáp ngầm. Để tránh điều này, ông Wallace đã đề xuất đóng một con tàu đặc biệt. Bộ trưởng nói: "Con tàu đó sẽ cho phép chúng tôi bảo vệ tốt hơn các tuyến cáp ngầm quan trọng, bởi chúng rất quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu và sự giao tiếp giữa các chính phủ. Ngày nay, thông tin liên lạc đang bị đe dọa bởi sự phá hoại và cuộc chiến tranh dưới nước."
Mỹ cũng ủng hộ quan điểm đó. Ngay từ thời Ngoại trưởng Mike Pompeo dưới chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa cáp ngầm vào danh sách các công nghệ có nguy cơ bị đe dọa. Ông kêu gọi cộng đồng thế giới nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc và tham gia vào chương trình bảo vệ thông tin liên lạc dưới nước nhằm tự vệ trước những hành động phá hoại.
Lời kêu gọi tương tự cũng đã được đưa ra vào tháng 6 tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels. Cũng tại hội nghị thượng đỉnh này, một số quốc gia đã được đề nghị đầu tư vào một dự án "phòng thủ cáp" chưa được phát triển. Áp lực lớn nhất là đối với Đức, với tư cách là quốc gia giàu có nhất.
NATO cũng đã bắt đầu thực hiện các bước để bảo vệ các đường dây cáp. Cho đến nay, đó mới chỉ là các bước mang tính tổ chức. Gần đây, mới có thông báo rằng bộ chỉ huy mới của NATO ở Đại Tây Dương đã bắt đầu hoạt động, đặc biệt là bộ chỉ huy có nhiệm vụ phải bảo vệ tuyến thông tin liên lạc dưới nước.
Nhưng các dây cáp ngầm có thực sự cần phải được bảo vệ đến mức phải gióng lên hồi chuông báo động ở phương Tây? Hay đây chỉ là cái cớ để nhằm kiếm các khoản chi phí bổ sung cho các cơ cấu quan liêu của NATO, đồng thời cung cấp tiền cho tổ hợp công nghiệp-quân sự của Mỹ và châu Âu?
Cáp quang ngầm dưới biển là một cấu trúc phức tạp gồm nhiều lớp, cung cấp tốc độ truyền thông tin cao nhất cũng như có khả năng chống ẩm cao, có độ bền vững hóa học đối với môi trường biển, có độ bền, độ mềm dẻo và khả năng duy trì các đặc tính của nó khi bị biến dạng và bị kéo căng. Đường kính của cáp khoảng 10 cm.
Thông thường, một cuộn cáp trên tàu đặt cáp dài khoảng 4 km. Sau khi được đặt xuống đáy biển, cáp được kết nối với cuộn tiếp theo. Trong quá trình đặt cáp, có bộ phận giống như lưỡi cày xẻ rãnh để đặt cáp vào trong đó. Sau đó, rãnh được lấp lại bằng một bộ phận hoàn thiện.
Tuy nhiên, cáp không chỉ không "miễn nhiễm" với sự phá hoại có kế hoạch của kẻ thù, mà cả những tai nạn đơn giản. Các trường hợp đã được biết đến như: khi tàu thả neo làm hỏng nghiêm trọng dây cáp. Hơn nữa, cáp không được bảo vệ còn vì một thực tế nữa là nó chỉ nằm trên lớp đất dưới cùng của đáy biển. Trong một số trường hợp, các tuyến cáp được đặt bằng cách sử dụng các công nghệ đơn giản, rẻ tiền hơn, cáp chỉ đơn giản là được rải xuống đáy biển. Để tránh những nguyên nhân có thể làm hỏng cáp, người ta thường vẽ thêm sơ đồ các tuyến cáp ngầm dưới nước vào các hải đồ cho các tàu chiến và tàu dân sự lưu ý. Có nghĩa là, "kẻ phá hoại ác ý" không cần phải thực hiện các hoạt động trinh sát để tìm ra các tuyến cáp. Chỉ cần mở bản đồ ra là sẽ thấy mọi thứ.
Tuy nhiên, để phá hoại, tức là để cắt cáp, không hề đơn giản. Bởi vì giữa đại dương bao la, cáp được đặt ở độ sâu vài km. Trong khi đó, độ sâu lặn tối đa của các tàu ngầm thông thường (không phải vỏ titan) không vượt quá 500 mét. Tất nhiên, về mặt kỹ thuật thì việc này sẽ dễ dàng hơn ở những vùng nước nông ven biển, thế nhưng điều này lại còn nguy hiểm hơn, vì vùng biển ven bờ thường được tuần tra bởi cả máy bay chống ngầm và tàu chống ngầm.
Việc phá hoại đường cáp ngầm dưới đáy biển chỉ có thể xảy ra trong thời chiến, khi mà những tổn thất không thể tránh khỏi theo dự tính trở nên quá lớn và nhiệm vụ chiến lược đặt ra là phải giảm thiểu chúng.
Theo Neue Zrcher Zeitung, NATO có quá ít khinh hạm chống tàu ngầm để đảm bảo an toàn cho thông tin liên lạc dưới nước, không nhiều giống như trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Trên thực tế, Liên Xô vào thời điểm đó cũng đã chứng tỏ sự hoạt động mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực hoạt động dưới nước so với bây giờ. Tuy nhiên, hoạt động khi đó lại thuộc một lĩnh vực hoàn toàn khác. Vào thời kỳ đó, dây cáp không phải là cáp quang điện tử, mà là cáp điện, với dây dẫn bằng đồng. Và cũng không giống như những thứ hiện tại, chúng phát ra sóng điện từ vào không gian, mặc dù là những sóng cực kỳ yếu. Bằng cách "đọc" các sóng này nhờ vào một thiết bị đặc biệt, người ta có thể truy cập vào thông tin, bao gồm cả các thông tin mật, mang tính chất quân sự, được chuyển từ lục địa này sang lục địa khác. Bởi vậy, trên thực tế, các khinh hạm chống ngầm trong Chiến tranh Lạnh không cần phải bảo vệ dây cáp mà việc cần hơn là phải bảo vệ các thông tin được truyền qua chúng.
Hiện nay công việc trinh sát như vậy trên cáp ngầm là không thể, vì các tuyến cáp quang ngầm dưới đáy biển hoàn toàn không để lộ ra bất cứ điều gì. Trong khi đó, con tàu đặc biệt bảo vệ thông tin liên lạc dưới nước, mà Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh nhắc đến, đã bắt đầu được thiết kế, sau khi người ta quyết định về chức năng của nó. Con tàu dự kiến được hoàn thành vào năm 2024. Người ta cho rằng dự án tàu catamaran USNS Impeccable của Mỹ với chiều dài 86 mét và lượng choán nước 5368 tấn sẽ được chọn làm nền tảng cho các phương án thiết kế khác nhau. Mô hình catamaran (tàu 2 thân) đã được chọn để con tàu bảo vệ cáp có thể tránh khỏi những âm mưu phá hoại trong bất kỳ điều kiện sóng to gió lớn nào.
Con tàu này sẽ được trang bị nhiều loại cảm biến có khả năng phát hiện kẻ thù ở bất kỳ độ sâu nào. Nó cũng sẽ mang theo một ăng-ten sonar. Tàu sẽ sử dụng các phương tiện được điều khiển từ xa, thu thập dữ liệu cần thiết để bảo vệ các công trình dưới nước.
Con tàu rồi cũng sẽ được hoàn thành và Anh có thể sẽ yêu cầu các thành viên NATO khác cùng chi trả cho việc đóng con tàu. Nhưng làm thế nào để nó có thể phát hiện ra những nỗ lực phá hoại mạng lưới cáp có tổng chiều dài là 1,3 triệu km, như đã đề cập ở trên?
Kế hoạch Liên Xô đè bẹp NATO trong một tuần năm 1979 Liên Xô tin rằng có thể nghiền nát NATO và tránh được chiến tranh hạt nhân tổng lực với kế hoạch "Bảy ngày tới sông Rhine". Thời Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và Mỹ luôn trong tâm thế chuẩn bị sẵn sàng cho xung đột diễn ra. Các bên đều tin rằng Thế chiến III sẽ là cuộc chiến hạt nhân hủy diệt...