Người cha mặc quần rách, đạp xe cùng vợ con về quê: Điều ước xót xa cuối hành trình
Chiếc quần rách của người cha đã sờn màu, rách một khoảng ở phía sau. Ông liên tục gạt nước mắt, tâm sự về vợ con.
Trong dòng người ngược đường về quê nhà tại các tỉnh, thành miền Tây những ngày qua, có vô số những câu chuyện cảm động được ghi lại bên lề hành trình. Một đoạn clip được tài khoản có tên Thắng Tài Tử ghi lại khoảnh khắc cả gia đình 3 người hồi hương bằng xe đạp đã lan tỏa được sự ấm áp, nhân văn trong những ngày đại dịch.
Điều lấy đi nước mắt của người xem không phải vì sự đói khổ của những số phận tha hương mà còn là những tâm sự xót xa của một người chồng, người cha dành cho vợ con.
Khi thấy một đại gia đình đạp xe trên Quốc lộ 1A, anh Thắng đã dừng xe lại hỏi chuyện. Mỗi người một chiếc xe, chở theo hành lý lỉnh kỉnh, người đàn ông đi trước còn vợ con đạp theo sau. Hỏi chuyện một hồi mới rõ, cả gia đình làm phụ hồ, thất nghiệp đã nhiều tháng nên đạp xe từ Đồng Nai về Trà Vinh.
“Ở đó 3 tháng mình không có tiền, cha mẹ già bệnh. Rồi ở đó không có tiền đóng trọ luôn, về quê nên đành đi xe đạp. Đi tới đâu hay tới đó”, người đàn ông 50 tuổi nói.
Người đàn ông bật khóc khi hỏi về con gái
Đi đường thấy mệt, vợ chồng lại trải manh chiếu nằm luôn bên lề đường. Người vợ tên Phấn, lúc này mới dở túi đồ, bên trong có hộp cơm trắng được vun đầy cùng với một túi trứng luộc và rau. Chị bảo, đó là cả bữa trưa “thịnh soạn” của gia đình.
Chàng trai trẻ đi đường bất ngờ vì ngoài hai vợ chồng còn có đứa con gái 18 tuổi cũng dắt díu theo về quê. Cô sinh năm 2003, không được đi học, ngày ngày chỉ đi làm hồ cùng cha mẹ. Anh Thắng mới hỏi, sao còn trẻ như vậy, cô không chọn công việc nào nhẹ nhàng, đỡ cực hơn. Nói đến con gái, lúc này người cha ngồi kế bên bỗng bật khóc nức nở.
Sống đã hơn nửa quãng đời người nhưng ông thấy tủi hổ vì không lo được cho con bằng bạn bằng bè. Thậm chí chiếc xe đạp để con đi cũng không mua nổi, phải xin lại từ chủ nhà trọ cũ:
“Đi xe đạp không dám đi đằng sau, thấy con mình nó đạp trước xót quá, không dám nhìn. Ai không muốn con mình được sung sướng đâu, tại hoàn cảnh khổ quá. Vợ con đạp sau, tôi đi trước đứng đợi, rồi mệt thì lại nghỉ. Giờ thấy con đau lòng dữ lắm”.
Cả gia đình ông không ai biết chữ, đi làm phụ hồ trên Đồng Nai
Bữa cơm trắng với trứng luộc “thịnh soạn” của cả gia đình
Chặng đường phía trước còn xa, người đàn ông mơ hồ nghĩ về ngày rộng tháng dài còn ở trước mắt. Cả hành trình ông mang theo 15 nghìn đồng dằn túi, dọc đường được người ta cho thêm vài trăm. Thậm chí, ông còn chiếc quần dài sờn chỉ, rách ở phía sau. Người đàn ông liên tục gạt nước mắt, nói giờ ông chẳng mong gì, chỉ mong ai cho quá giang về đến quê suôn sẻ.
Nghe xong điều ước, chàng trai trẻ thương cảm, nói sẽ cho gia đình một chiếc xe máy để đi lại dễ dàng hơn. Nhưng do cả 2 vợ chồng cô chú đều không biết chạy xe, anh đành đặt một chuyến xe ô tô chạy thẳng từ Sài Gòn về Trà Vinh.
Trước khi nói lời chia tay, anh Thắng cũng tặng thêm cho gia đình 6 triệu tiền mặt, cộng với lộ phí đi xe đã trả trước. Cả gia đình xúc động, cảm ơn trong nước mắt.
MTQ đặt xe ô tô cho cả gia đình cùng tiếp tục hành trình về quê
Được biết, Thắng Tài Tử là một trong số các mạnh thường quân tích cực làm các hoạt động thiện nguyện mùa dịch. Trên trang cá nhân, anh thường xuyên chia sẻ nhiều clip ghi lại hành trình giúp đỡ những gia đình ly hương và có độ lan tỏa cao.
Tình cảm của người đàn ông dành cho vợ con trong đoạn clip trên là một trong những khoảnh khắc khiến anh Thắng xúc động và quyết định giúp đỡ.
Anh chàng số nhọ: Vừa về quê thì công ty gọi đi làm, hụt tiền hỗ trợ
Những ngày gần đây, câu chuyện hồi hương của bà con ở khu vực phía Nam đang là chủ đề được rất nhiều người quan tâm.
Đa phần đều cho rằng về quê lúc này là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề thất nghiệp, thu nhập giảm sút sau nhiều tháng vừa qua. Tuy nhiên cũng có người gặp phải câu chuyện "dở khóc dở cười" như anh chàng dưới đây.
Anh chàng "kể khổ" thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Cụ thể, một anh chàng đã lên mạng xã hội chia sẻ về "combo số nhọ" mình nhận được sau khi về quê. Anh nói trong đoạn clip: "Mới về quê được 3 bữa rồi, thấy mọi người về nhiều quá cũng bắt chước chạy về theo, đang cách ly tại nhà ở Bến Tre nè. Xong cái sáng hôm qua tiêm chủng nhắn tin thông báo có lịch tiêm... Đợi 1 tháng không thấy về quê cái có tin nhắn à.
Xong cái chiều tổ trưởng gọi điện, nói sáng đem CMND ra nhận tiền trợ cấp đợt 3, 2 vợ chồng với đứa con được 3 triệu đồng. Rồi, vậy mất 3 triệu đồng luôn. Còn nữa, mới tức thời nè, công ty gọi điện kêu tuần sau đi làm được không em. Rồi giờ lên Sài Gòn bằng cách nào, có ai giống mình không. Khổ quá đi mà."
Chia sẻ của chàng trai nhận được sự đồng cảm từ nhiều người. (Clip: TikTok)
Mặc dù chưa rõ thực hư câu chuyện này, cần xác minh thêm để có cái nhìn khách quan nhưng chỉ sau ít giờ đăng tải nó đã nhận được lượt tương tác lớn từ cư dân mạng vì nhiều người cho biết họ cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
"Trời y hệt nhà tôi luôn. Vừa về quê đầu tuần thì giữa tuần công ty báo hoạt động lại, mà về rồi quay lại Sài Gòn đâu dễ", bạn T.H. bình luận.
"Vậy mới nói kiên nhẫn chút là gặp thời rồi. Giờ ai ở lại Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai là sáng suốt lắm nè, các công ty mở lại, thiếu đầy công nhân", tài khoản V.C. chia sẻ.
"Hiện tại Sài Gòn, Bình Dương gần như an toàn nhất rồi, tỉ lệ tiêm chủng cao, F0 khỏi bệnh nhiều, y tế cũng đầy đủ, đỉnh dịch đã qua, đáng nhẽ phải ở lại ổn định cuộc sống", bạn Q.D nêu quan điểm.
Nhiều người chia sẻ mình cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. (Ảnh: Chụp màn hình)
Thực tế hiện nay, ngoài chăm lo đời sống an sinh cho bà con thì TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai đang nỗ lực tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể "giữ chân" người lao động. Báo Pháp Luật TP.HCM dẫn lời ông Võ Văn Minh, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương như sau: "Chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất của đại dịch. Đến thời điểm này, cuộc sống đang dần trở lại bình thường nên rất mong người dân cố gắng vượt qua khó khăn, ở lại để lao động, sản xuất. Doanh nghiệp thì có đủ công nhân, người lao động thì có thu nhập để ổn định.
Sắp tới, tỉnh Bình Dương cũng sẽ có phương án mở cửa đón người lao động đã về quê quay lại Bình Dương sản xuất, khi các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, cuộc sống trở lại bình thường hoàn toàn."
Đoàn người từ Bình Dương về quê sau khi nới lỏng giãn cách xã hội. (Ảnh: Báo Nhân Dân)
Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ cho biết, mới đây, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã có văn bản về các giải pháp giữ chân lao động gửi đến công đoàn địa phương, công đoàn ngành trong bối cảnh hàng nghìn người rời TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai.
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam nhận định: "Việc được tiếp cận các gói hỗ trợ nhanh nhất sẽ giúp người lao động, người sử dụng lao động giảm bớt khó khăn, thực hiện mục tiêu duy trì, phục hồi sản xuất và phòng chống dịch bệnh hiệu quả".
Công nhân được tiêm chủng đầy đủ trước khi quay lại làm việc. (Ảnh: Phụ Nữ Pháp Luật)
Như vậy, có thể thấy cơ quan chức năng đang tạo điều kiện tối đa để bà con ở lại thành phố được đảm bảo cuộc sống. Trước những động thái này, hi vọng mỗi người sẽ đưa ra sự lựa chọn sáng suốt cho mình.
"Chị đại" vắt chân chữ ngũ, đợi ba mẹ ăn vội bữa cơm trên đường về quê: Dáng nằm ai cũng thấy "ghét" Dáng nằm vô tư của em nhỏ khi nghỉ bên lề đường trên hành trình hồi hương khiến nhiều người phải bật cười. Trên chặng đường về quê của bà con xa xứ luôn ấm áp những câu chuyện cả vui lẫn buồn. Đi hàng trăm cây số, ai cũng mệt mỏi rã rời. Đôi mắt mờ đi vì gió bụi, bàn tay...