Người cha làm rẫy nuôi 128 người con
128 người con đến với ông Nhật đều có những hoàn cảnh khác nhau. Đa phần các em đều bị bỏ rơi từ khi mới sinh ra, hay bị mất cha mẹ.
Không đành lòng nhìn những đứa trẻ bị bỏ rơi, ông Đinh Minh Nhật (SN 1962, ngụ thôn 1, xã la H’Lốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) sẵn sàng nhận nuôi tất cả. Dù còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng ông Nhật luôn cố gắng chăm sóc các con thật chu đáo từ cái ăn, cái mặc, cho đến chuyện học hành. 16 năm nay, mái ấm do ông Nhật xây dựng nên luôn rộn ràng tiếng cười của trẻ thơ.
Trong số 128 người con của ông, đến nay đã có 13 em đang học đại học, 17 em đi học nghề tại nhiều tỉnh thành phía nam. Người con lớn nhất của ông năm nay cũng đã 22 tuổi, đang học đại học và dành nhiều thời gian để phụ ba trong việc chăm nuôi các em nhỏ hơn.
Để lo cho các con đầy đủ về mọi mặt, ông Nhật đã làm đủ mọi nghề chân chính để kiếm tiền như dạy học, làm thuê, hái tiêu và làm rẫy… Hiện tại, ông Nhật đang có 1 xào đất và thường xuyên tập cho các con biết tăng gia sản xuất.
Những đứa trẻ do ông Nhật nhận nuôi.
Ngôi nhà các em nhỏ đang ở là đất của ông Nhật mua và lập thành 3 khu riêng. Trong đó, một khu dành cho những bé nhỏ từ 2-3 tuổi trở xuống, một khu dành cho các bé trai và một khu dành cho các bé gái.
Đằng sau những tiếng cười trẻ thơ
Đến nay, khi nhớ lại hoàn cảnh đứa con đầu tiên mình nhận nuôi, ông Nhật vẫn chưa hết bàng hoàng và chua xót.
“Trong kí ức của tôi, bé đầu tiên tôi nhận khi đó suýt bị chôn sống. Mẹ bé sinh được 2 ngày thì không qua khỏi. Sau đó bé cũng suýt bị chôn sống với mẹ nó luôn. Mình thấy mình không có bỏ qua được. Thà mình không thấy thì thôi, đây mình đã thấy rồi thì mình phải cố gắng cứu”, ông Nhật đau lòng kể lại.
Suốt những năm qua, ông Nhật thường nhận được tin báo từ người dân rằng có trẻ em bị bỏ lại trong rừng sâu. Mỗi lần như vậy, người cha này không ngần ngại dang rộng cánh tay để nhận nuôi, bao bọc. Đối với những đứa trẻ mồ côi, ông cũng luôn nắm bắt thông tin để đón các cháu cùng về một mái ấm.
Tất cả hành động của người đàn ông này đều xuất phát từ tình thương, lòng trắc ẩn. Nghĩ tới những đứa bé được sinh ra đã gặp bất hạnh và không biết cuộc đời sẽ đi về đâu, lòng ông Nhật lại dấy lên sự thương cảm.
Ông tâm sự: “Có những đứa bé 5-6 tuổi vì bố mẹ mất nên phải đi lang thang khắp nơi. Chúng không có lấy một miếng cơm hẳn hoi để ăn, toàn đi nhặt lượm bất kỳ thứ gì có thể ăn được để cầm cự. Rồi tương lai nó sẽ trở thành những người như thế nào khi từ nhỏ đã sống bờ sống bụi như thế. Nên tôi thấy cần phải có một mái ấm để cho các em nương nhờ để sống, để được đi học, được làm người”.
Để nuôi tốt được 128 đứa trẻ, ông Nhật đã gặp vô vàn khó khăn, mà cái khó nhất có lẽ là cách thức dạy dỗ. Nhiều lúc ông cảm thấy mệt mỏi, thiếu thốn và đau đớn song chưa một lần cảm thấy nản lòng.
Video đang HOT
Đến nay, dù làm nhiều việc thiện, nhưng ông Nhật chưa một lần kêu gọi giúp đỡ. Chia sẻ về điều này, ông Nhật bộc bạch: “Mình cứ cố gắng làm bằng hết sức của mình. Đới với nhiều người, người ta không hiểu, họ sẽ nói mình lợi dụng vào chuyện đó để kêu gọi. Cho nên mình không muốn kêu gọi. Mình cứ làm với cái tâm và làm hết sức mình, ai thấy thương và họ giúp đỡ sẽ ý nghĩa hơn”.
Quyết định sống độc thân để vững tâm và giúp được nhiều người
Từ nhỏ, ông Nhật đã nuôi dưỡng ước mơ được giúp ích cho xã hội dù chỉ là điều gì đó nhỏ nhặt. Rồi theo dòng chảy thời gian, ông quyết định không lập gia đình để có nhiều thời gian hơn cho việc thiện và với những ý niệm của riêng mình.
Hiện tại, ông vẫn luôn hài lòng, vững tin với quyết định của bản thân: “Nếu mình có gia đình, mình phải toàn tâm lo cho gia đình chứ không có giúp được ai hết”.
Không được gia đình ủng hộ, nhưng bằng sự quyết tâm và tấm lòng yêu thương trẻ, người đàn ông 60 tuổi đã vá lại đau thương, bồi đắp tuổi thơ cho 128 đứa trẻ. Tiếng cười của chúng chính là động lực lớn giúp ông Nhật tiếp tục vững bước trên con đường mình đã chọn.
Ông Nhật luôn cho rằng tình thương chính là sự cảm hóa kì diệu nhất đối với con người. Song cùng với đó, “dạy con từ thuở còn thơ” chính là cách giáo dục tốt nhất để vận dụng nuôi trẻ.
Nhìn đàn con dễ thương, ngoan ngoãn và ngày càng trưởng thành, ông lại thêm phần hãnh diện.
Vì tuổi không còn trẻ, giờ đây, ông Nhật thường xuyên trăn trở và lo ngại về tương lai. Nghĩ tới các con sau này chưa đến tuổi trưởng thành nhưng không còn ai nương tựa, ông lại đau lòng. Cũng vì thế, ông thường xuyên ngồi tâm sự với các con, đặc biệt với các con đã lớn về mong muốn cả nhà sẽ luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
Thời gian dần trôi, cuộc sống của những đứa trẻ được cha Nhật cưu mang luôn được cải thiện. Mặc dù các em không được nuôi bằng sữa mẹ, nhưng các em có thể lớn lên bằng sự yêu thương của người cha. Sự khỏe mạnh và những tiếng cười rộn vang giữa bản làng thuộc xã la H’lốp chính là minh chứng rõ nét cho tình thương của con người. Mà hơn ai hết, đó chính là tấm lòng của ông Nhật.
Gặp người cha 12 năm cõng con tới lớp: "Có những hôm học tầng cao, hai cha con phải lết từng bậc thang vì cha không còn sức"
Câu chuyện 12 năm cõng con đến trường của chú Tuyết đã khiến nhiều người không khỏi xúc động.
Trong Ngày của Cha năm nay, câu chuyện về người cha 12 năm cõng con đến trường đã làm xúc động hàng nghìn người và tạo nên những hiệu ứng cảm xúc mạnh mẽ trong cộng đồng. Được biết, hai cha con trong câu chuyện truyền cảm hứng ấy chính là chú Mai Ngọc Tuyết (54 tuổi) và cậu con trai Mai Khánh Tân (21 tuổi), sống ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Bên cạnh những mẩu chuyện cảm động về tình phụ tử bao la, nếu như bạn có cơ hội được theo chân hai cha con ấy, lắng nghe những lời chia sẻ chân thật về cuộc sống của họ, hẳn bạn sẽ còn ngỡ ngàng hơn về nghị lực sống phi thường và tinh thần lạc quan của cha con chú Tuyết.
Câu chuyện về hai cha con chú Mai Ngọc Tuyết đã chạm đến trái tim của nhiều người
Hành trình 12 năm cha làm "đôi chân" đưa con đến trường
Mai Khánh Tân (21 tuổi) sinh ra trong gia đình làm nông, người mẹ bỏ đi từ khi cậu còn nhỏ rất nhỏ. Gia cảnh không mấy khá giả, nhưng éo le thay, khi lên 5 tuổi, Tân đã không còn có thể di chuyển bình thường vì đôi chân đã bị liệt do ảnh hưởng của căn bệnh viêm não Nhật Bản.
"Lúc đó người Tân nóng, đem lên bệnh viện tỉnh, phải thở máy rồi sau đó thành bị liệt luôn. Nhiều lúc tôi cũng sợ mất lắm con. Hồi đó, bác sĩ cũng nói, có 100 người mắc căn bệnh này thì chỉ có 1 người may mắn qua khỏi", chú Tuyết hồi tưởng lại câu chuyện của cậu con trai.
Và nếu ai đó định dành cái nhìn thương hại cho cha con Tân thì KHÔNG, bởi cả hai vẫn đang nỗ lực từng ngày và tràn đầy lạc quan về cuộc sống. Sau khi biết tin con trai sẽ mang theo khiếm khuyết trên cơ thể đến suốt đời, chú Tuyết không gục ngã, chấp nhận đồng hành cùng con trong suốt chặng đường gian nan phía trước.
Trước khi góp đủ tiền mua cho con trai chiếc xe lăn, chú Tuyết đã trở thành "đôi chân" thứ hai của Tân. Dù là ngày nắng hay ngày mưa, 2 cha con đều cùng nhau đi học. Suốt thời gian 12 năm học, ngôi trường mà Tân theo học đều cách nhà khoảng 4-5 km. Và ròng rã suốt 12 năm trời ấy, trên những con đường gập ghềnh, khó đi của miền Tây sông nước đều in dấu chân của người cha vĩ đại này.
Ròng rã suốt 12 năm, ngày ngày chú Tân vẫn đều đặn cõng Tân trên con đường gập ghềnh của miền Tây sông nước
Những ngày cấp 1, sức khoẻ của Tân rất yếu nên chú Tân thường phải buộc cậu vào sau lưng rồi cõng đến trường. Khi Tân lớn lên một tí, chú Tân mới tích góp mua được chiếc xe máy nên con đường đến trường của hai cha con cũng vơi bớt nhọc nhằn.
Hồi tưởng lại những ngày tháng ấy, Tân nhớ nhất là những lần cậu phải học trên tầng cao. Có những thời điểm, hai cha con phải bò lên từng bậc thang bởi người cha đã thấm mệt, không còn sức cõng con nữa. "Mình nhớ nhất một kỷ niệm là hồi học lớp 10, cha vừa cõng mình đến trường vừa thở nhiều lắm. Mình cũng chỉ biết động viên bằng cách hỏi 'Cha có mệt không cha?', chứ cũng không thể làm được điều gì khác", Tân tâm sự.
Ngày tạnh ráo còn đỡ vất vả, chứ đến ngày mưa thì quả thật là một "cực hình" với hai cha con cậu. Đã có nhiều hôm hai cha con té ngã sõng soài vì cứ đến mùa mưa là đường làng trở nên trơn trượt dễ ngã.
"Năm Tân tròn 8 hay 9 tuổi, có hôm hai cha con chú đi ngang một cây cầu. Cây cầu bỗng dưng bị gãy, thế là cả hai lao thẳng xuống sông. Cả người ướt sũng nên chú phải đưa Tân về nhà thay đồ. Sau đó chú kêu xe ôm thay chú chở thằng Tân đến trường. Cũng mừng là suốt thời gian đi học, Tân chăm học lắm, không thường xuyên nghỉ học đâu", chú Tân vừa cười, vừa nhắc lại câu chuyện của hai cha con.
Biết Tân ham học, vậy nên người cha nghèo cũng lấy đó làm động lực để chăm chỉ làm việc, chắt chiu từng đồng một nuôi dưỡng giấc mơ đưa con tới trường. Trong cảnh "gà trống nuôi con", chú Tuyết chẳng nề hà việc gì, ai thuê gì là chú làm cái đó. Bình thường, ban ngày, người cha sẽ đi phụ hồ, làm cỏ thuê đến tối lại đi đánh cá, bẫy ếch nhằm góp nhặt để nuôi con ăn học và chữa bệnh.
Với chú Tuyết, Tân là cả "bầu trời" yêu thương, cũng như là biết bao niềm hy vọng, khát khao của chú. Chú từng nói, điều chú sợ nhất là tuổi già, bởi chú lo khi đó sẽ không còn sức để chăm lo cho Tân được nữa. "Chú chỉ mong con cố gắng học tập, sau này có công ăn việc làm ổn định nuôi sống bản thân", chú Tuyết tâm sự về ước mơ giản đơn của đời mình.
Để kiếm tiền nuôi con ăn học, chú Tân chẳng nề hà việc gì
"Cha là người quan trọng nhất..."
Chúng tôi có cuộc hẹn với hai cha con Tân vào một buổi tối muộn. Thời điểm đó, Tân vừa trở về từ ca học cuối cùng trong ngày, trong khi cha cậu cũng đã hoàn thành mọi công việc. Trên gương mặt hao gầy còn in đậm dấu ấn thời gian, gương mặt chú Tuyết vẫn ánh lên nét tự hào khi kể về cậu con trai.
Chú hào hứng chia sẻ: "Suốt 12 năm học, thành tích học tập của Tân luôn toàn đạt loại khá, giỏi. Năm nào, nó cũng được lĩnh thưởng. Không có năm nào là không được nhận giấy khen về hết".
Ngôi nhà nhỏ đơn sơ của Tân và chú Tuyết
Từ một cậu nhóc 5 tuổi phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch ngày nào, giờ đây Tân đã trưởng thành và trở thành chàng tân sinh viên khoa Công nghệ của trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang. Mặc dù phải đi học chậm hơn 2 năm so với bạn bè đồng trang lứa do ảnh hưởng của bệnh, thế nhưng trong học kỳ vừa qua, Tân vẫn đạt học lực loại giỏi với mức điểm 3.22/4.0. Mặc dù trường cách nhà khoảng 10km, thế nhưng Tân đã có thể tự mình đi đến trường, nhờ chiếc xe ba bánh cũ được cha vay tiền để mua lại.
Tân còn chia sẻ thêm, sau khi câu chuyện của hai cha con được chia sẻ trên nhiều phương tiện truyền thông, chàng trai đã có một chiếc máy tính mới để tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ trở thành lập trình viên. Tân không quên gửi lời cảm ơn đến những người tốt bụng đã nhắn tin động viên và giúp đỡ cha con cậu.
Tân thủ thỉ kể về cuộc sống sinh viên mới mẻ của mình: "Với mình, mọi thứ bây giờ đều ổn cả. Mình có thể đi lại mà không cần nhờ sự giúp đỡ của cha. Ngoài ra, mình đã làm quen được môi trường mới và bắt nhịp với kiến thức trên giảng đường".
Giờ đây, Tân đã có thể bước đi trên đôi chân của mình mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của cha dù bước đi còn chậm, còn run
Ít ai biết rằng, trước khi trở thành một tân sinh viên, Tân từng có quãng thời gian bỏ học vì thương cha vất vả. Đó là năm Tân học lớp 9, trong một lần đưa con đến trường, chú Tuyết gặp tai nạn giao thông rồi phải nhập viện điều trị một thời gian. Lo lắng cho cha, thế nhưng Tân cũng chẳng thế sớm ngày ở bên cạnh để chăm sóc cha khi đau ốm bởi đôi chân không tiện đi lại.
"Hồi đó mình tính bỏ học trên trường rồi theo học một cái nghề nào đó cho cha bớt khổ. Vì sau khi bị tai nạn, sức khoẻ của cha mình không còn được như trước. Thời gian sau, có các thầy cô và một số người nữa cũng xuống động viên, thuyết phục mình đi học trở lại", Tân chia sẻ.
Dẫu cuộc sống phía trước còn nhiều khó khăn, nhưng tin chắc Tân sẽ sống tốt thôi, bởi cậu vẫn luôn có cha ở bên, đồng hành và cùng bước đi trên mọi chặng đường. Với chàng trai, cha không chỉ là chỗ dựa tinh thần mà còn là cái ô che chắn cậu trước mọi giông bão.
"Đã có những lúc mình cũng tủi thân nhưng nhìn tình yêu của cha, mình lại có động lực để tiếp tục cố gắng. Cha là người quan trọng nhất trong đời mình. Mình mong ước cha sẽ sống khoẻ mạnh, đợi mình kiếm được tiền để lo cho cuộc sống của cha sau này", Tân vừa nhìn cha, vừa tâm sự với chúng tôi về những hoài bão và dự định mà cậu vẫn đang ấp ủ trong thời gian sắp tới.
Con gái ghét môn Toán nhưng lại nhớ như in những con số này về cha mình khiến dân mạng nghẹn ngào Những con số về người cha này khiến dân mạng cảm thấy ấm lòng. Cô gái thật hạnh phúc khi có được người cha tốt! Mới đây, mạng xã hội cảm thấy ấm lòng khi đọc được chia sẻ của một bạn nữ có tên Kim Thanh kể về cha mình. Theo lời kể của cô gái, cha cô là một giáo viên...