Người cầm gậy, kẻ cầm rập í ới kéo nhau đi bắt loài “gà đồng”, thui rơm ăn ngay ruộng ở Cà Mau
Mùa này, khi những cánh đồng đang gặt cuối vụ đông xuân, người dân vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời ( Cà Mau) bắt đầu đi theo máy cắt để “hành nghề” giậm cù bắt chuột.
Đến miếng ruộng nào, bà con cũng í ới gọi nhau, người cầm cây, người cầm rập để nhốt chuột… Tất cả tạo nên nét đẹp bình dị ở miền quê.
Cách bắt chuột theo hình thức giậm cù, bà con sẽ dùng một cái lú có “đuôi chuột” hoặc lưới mành, trong đó phải đậy nhiều rơm rạ để chuột không cắn nhau.
Khi miếng ruộng gần thu hoạch hết sẽ chừa lại một khoảng nhỏ (khoảng 1-2 đường cắt), đây cũng là lúc cánh đàn ông, bạn đi máy, bọn trẻ con… bắt đầu xúm nhau giậm cho chuột vào lú hoặc bắt trực tiếp bằng tay, mạnh ai nấy chụp.
Công cụ là lú “đuôi chuột”, bên trong phủ nhiều rơm rạ để chuột không cắn nhau. Bằng cách này, chuột có nhiều bao nhiêu cũng bắt được hết.
Ông Cao Thanh Tùng (ấp Lung Bạ, xã Khánh Bình ông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) cho biết: “Ngày xưa chuột đồng nhiều vô số kể, bây giờ bà con dùng thuốc bắt nên chuột đã giảm đi phần nào.
Chuột cắn lúa nhiều là vào thời điểm lúa mới làm đòng, chúng làm hang khắp trên đồng. Có ngày bà con đi đặt rập lồng bắt được cả trăm con. Những con chuột đồng ăn lúa mập lắm, thường là chuột đồng (chuột cơm) và một số ít chuột cống nhum”.
Video đang HOT
Anh Lâm Trọng Nghĩa (xã Khánh Bình ông) vui vẻ cho biết: “ Giậm cù bắt chuột đồng cũng cần phải có kỹ thuật riêng, phải nhanh lẹ, đè hai tay vào đầu chuột và nhất là không chụp đuôi vì chúng sẽ quay lại cắn”.
Những con chuột đồng nào lẩn trốn vào hang hay những khe nứt trên ruộng, bà con sẽ dùng dụng cụ để đào bắt lên. Anh Nguyễn Trí (xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) tự tay bắt chuột trên đồng.
Không chỉ người dân mà những người bạn đi máy hay tài xế lái máy cắt cũng chụp chuột đồng khá chuyên nghiệp.
Bình quân mỗi lần cùng với người dân giậm cù, một miếng ruộng bắt được từ 10-15 con chuột đồng, mỗi ngày bắt được khoảng 1 kg là chuyện bình thường.
Từ lâu chuột đồng được xem là kẻ huỷ hoại mùa màng, bà con ai cũng ghét, thế nhưng đến mùa bắt chuột thì ai cũng vui.
“Chiến lợi phẩm” buổi chiều là hàng chục con chuột đồng, có khi bắt được cả chim trích ré… Cánh đàn ông sẽ cùng lai rai vài xị đế bằng món chuột nướng mọi ngay trên đồng.
Nếu ai đến Cà Mau vào mùa thu hoạch lúa thì hãy cùng nông dân trải nghiệm cách bắt chuột đồng độc đáo này.
Cuối ngày, cánh đàn ông, bạn đi máy… sẽ cùng nhau lai rai vài xị đế, đặc biệt thưởng thức món chuột đồng nướng vừa bắt được.
Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau dự kiến khởi công tháng 11.2022
Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có tổng kinh phí đầu tư hơn 27.250 tỉ đồng, dự kiến khởi công tháng 11.2022 và hoàn thành khoảng cuối năm 2025.
Ngày 15.3, tại Hậu Giang, lãnh đạo Bộ GTVT và UBND 5 tỉnh, thành Cà Mau, Cần Thơ, Bạc Liêu, Hậu Giang, Kiên Giang cùng cơ quan chức năng đã tham dự hội nghị bàn giao hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng (đợt 1) Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, đoạn Cần Thơ - Cà Mau.
Lãnh đạo các cấp chứng kiến bàn giao hồ sơ dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Ảnh QUANG MINH NHẬT
Theo Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ GTVT), Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có tổng chiều dài 109,5 km, kinh phí đầu tư khoảng 27.254 tỉ đồng. Điểm đầu tại Km 15 350 (nút giao IC2) là nút giao nối vào QL91 - Nam Sông Hậu (Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ) và điểm cuối kết nối vào tuyến tránh TP.Cà Mau (Cà Mau).
Dự án này gồm có dự án thành phần 1 (Cần Thơ - Hậu Giang) dài 36,7 km và dự án thành phần 2 (Hậu Giang - Cà Mau) dài 72,8 km. 5 tỉnh thành triển khai công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp trước ngày 20.11.2022 và bàn giao toàn bộ diện tích còn lại trong quý 2/2023.
Đại biểu tìm hiểu sơ đồ tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Ảnh QUANG MINH NHẬT
Trước đó, ngày 11.01.2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 44/2022/QH15 về chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021- 2025 gồm các đoạn Bãi Vọt (Hà Tĩnh) - Cam Lộ (Quảng Trị), Quảng Ngãi - Nha Trang (Khánh Hòa), Cần Thơ - Cà Mau với tổng chiều dài 729 km, quy mô 4 làn xe, cấp đường ô tô cao tốc (80 - 120), tổng kinh phí dự kiến đầu tư 146.990 tỉ đồng.
Dự án này chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập theo hình thức đầu tư công và có nhu cầu sử dụng đất khoảng 5.481 ha. Trong đó, đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên 1.532 ha, đất rừng phòng hộ 110 ha, đất rừng sản xuất 1.436 ha. Công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2021, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác vận hành từ năm 2026.
Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau dự kiến khởi công trong tháng 11.2022 và hoàn thành vào những tháng cuối năm 2025.
Cà Mau: Gần 17.000 F0 điều trị tại nhà, thu gom rác thải y tế khó khăn Cà Mau liên tục ghi nhận ca nhiễm Covid-19, số F0 điều trị tại nhà là 16.856 ca khiến công tác thu gom rác thải y tế từ các gia đình có F0 gặp khó khăn. Ngày 9.3, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh này vừa chỉ đạo Sở Y tế, Sở TN-MT và UBND các huyện,...