Người bố làm điều đặc biệt để chiều lòng con gái cưng: ‘Vì tuổi thơ con chỉ có 1 lần’
Với ông bố trẻ, cảm xúc của con quan trọng hơn tất cả những ánh mắt dò xét của mọi người.
Ngày nay, vì công việc bận rộn, guồng quay cuộc sống khiến những người bố luôn trong trạng thái bận bịu, không có thời gian dành cho con. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình mà còn hạn chế sự phát triển về tâm lý, tính cách của trẻ nhỏ.
Theo các chuyên gia giáo dục, cha mẹ cần dành thời gian chất lượng bên con, đặc biệt là trong 5 năm đầu đời của trẻ. Bởi chỉ có cha mẹ mới có thể giúp con phát triển tốt nhất trong môi trường gia đình. Trong đó việc bố chơi với con mỗi ngày có vai trò rất to lớn cho sự phát triển đó.
Đó cũng là những điều mà gia đình chị Ái Tiên (29 tuổi, sống tại Sài Gòn) muốn gửi gắm qua câu chuyện nhỏ dưới đây.
Bộ ảnh đáng yêu của hai cha con. Em bé rất vui vì được hoá thân thành nhân vật trong câu chuyện tổ tích.
“Đây là bộ ảnh kỉ niệm, mà mỗi lần coi lại mình đều thấy xúc động… Có lẽ đối với mọi người thì cũng bình thường thôi. Nhưng mà với mình đó là một niềm hạnh phúc lớn lắm.
Lúc đấy, chồng thấy mình đặt váy cho Minnie để cosplay Cô Bé Masha mừng sinh nhật lên 2, ổng cũng âm thầm săn cho được bộ đồ Gấu để cosplay Chú Gấu Xiếc cho đủ bộ, muốn tạo bất ngờ cho con gái.
Hôm đó thấy anh mặc mà mình giật mình luôn, vừa mắc cười và vừa thương. Ổng mặc bộ đồ gấu vậy vẫn tự tin dắt con gái đi bộ từ nhà ra công viên đối diện để chụp hình. Ai thấy cũng nhìn, chỉ chỉ.
Mình hỏi: “Anh không xấu hổ à, người ta nhìn quá trời kìa”.
Video đang HOT
Anh bảo: “Không, có gì mà phải sĩ diện, con vui con thích quan trọng hơn chứ”.
Rồi lại dắt tay con dung dăng dung dẻ, trán đổ mồ hôi nhưng miệng luôn nở nụ cười”, chị Tiên kể lại.
Trời nóng, mồ hôi tuôn rơi, rồi bị bao người xung quanh nhìn nhìn, chỉ trỏ nhưng chỉ cần con vui là được.
Có lẽ không phải ông bố nào cũng dũng cảm làm như vậy chỉ để con gái cảm thấy vui. Có lẽ sau này khi lớn lên nghe lại, em bé Minnie chắc chắn cũng cảm thấy tự hào và hạnh phúc vì tình yêu thương bố đã dành cho mình.
“Vợ chồng mình thường nhắc nhở nhau như vậy – Là thời gian con cần có mình ngắn lắm, rồi con sẽ lớn, thế giới của con sẽ từ từ rộng ra, có nhiều mối quan hệ hơn, và thời gian ở trong vòng tay ba mẹ cũng sẽ qua đi rất nhanh.
Cả mình và chồng đều bận rất nhiều công việc mỗi ngày, nhưng chưa bao giờ “không có thời gian dành cho con”… đứa nào có nhỡ bận quá mà quên thì đứa kia sẽ nhắc nhở. Luôn cố gắng tranh thủ tất cả thời gian có thể để dành cho con. Mọi công việc đều có thể sắp xếp nếu thật sự yêu thương và cố gắng.
Tụi mình muốn để lại những kí ức đẹp nhất trong tuổi thơ của con nên luôn cùng nhau sáng tạo đủ trò vui mỗi ngày bên con”, bà mẹ trẻ trải lòng.
Làm sao để con luôn hạnh phúc?
- Để con luôn vui vẻ, bố mẹ hãy là những người hạnh phúc: Hạnh phúc sẽ bắt đầu từ chính bạn chứ không phải là ai khác. Nếu như bạn có gương mặt rạng rỡ và trái tim rộng mở thì con trẻ, bạn đời, gia đình, bạn bè cũng đều cảm thấy hạnh phúc. Cảm xúc có thể truyền từ người này sang người khác. Những bậc phụ huynh buồn chán sẽ truyền cảm xúc u sầu đến con cái của mình.
- Giáo dục con bằng sự dịu dàng và tình thương của cha mẹ: Trẻ con cần được dạy bằng sự tôn trọng, lắng nghe từ cha mẹ. Để làm tốt điều này, đầu tiên bạn cần gạt bỏ những áp đặt suy nghĩ của mình trên trẻ, học cách làm bạn, làm người hướng dẫn của trẻ và trẻ sẽ tự biết cách xây dựng giấc mơ của chính con. Nên nhớ mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, đừng đánh đồng, so sánh trẻ với bất kì ai khác.
- Dành thời gian cho con, không cần quá nhiều nhưng cần chất lượng: Tuổi thơ của con chỉ có 1 lần và chẳng hề lặp lại. Đừng vì quá bận rộn mà bỏ qua mất giai đoạn đáng quý này. Thời gian không cần nhiều nhưng nhất thiết phải hiệu quả, có nghĩa là tập trung hoàn toàn vào con mà không có sự can thiệp của thiết bị điện tử hay việc nào khác.
Những thói quen giáo dục của gia đình khiến trẻ học kém
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có những khả năng tiềm ẩn, việc phát huy hay làm thui chột năng lực vốn có của trẻ một phần là do thói quen của chính các bậc cha mẹ.
Theo các chuyên gia giáo dục, sau đây là những thói quen xấu của các bậc cha mẹ, không những không làm cho trẻ học tốt hơn, mà thậm chí còn làm thui chột năng lực của trẻ, khiến trẻ ngày càng kém đi.
1. Luôn hỏi về vị trí của trẻ trong lớp
Cha mẹ không nên khẳng định hay phủ nhận năng lực của con mình bằng việc dựa vào thứ hạng của điểm thi sau các kỳ thi. Việc liên tục nhấn mạnh đến thứ hạng của đứa trẻ khi đứa trẻ không được đứng thứ hạng cao hay đứng đầu lớp chắc chắn sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy tự ti.
Và việc soi vào kết quả thi của trẻ để đánh giá năng lực thực sự của trẻ sẽ khiến cho trẻ ngộ nhận, từ đó mắc hội chứng tự phủ nhận, nghĩ mình dốt sẽ không chỉ làm giảm hiệu quả học tập mà còn cản trở sự phát triển chung của chúng trong tương lai.
2. Thường đổ lỗi cho con khi thất bại
Khi đứa trẻ chưa thành công hay thất bại, đó không phải là vấn đề hoàn toàn do con, mà còn có nhiều yếu tố liên quan khác. Nếu đánh giá sự thất bại hoàn toàn là do lỗi của chính nó chính là một cái nhìn phiến diện.
Ví dụ, khi hai đứa trẻ cùng bị điểm kém khi làm bài kiểm tra, phụ huynh A nói với đứa trẻ: "Bố mẹ rất quan tâm đến điểm kiểm tra của con, nhưng bố mẹ tin rằng bài kiểm tra này chưa phản ánh đúng trình độ của con. Con phải cố gắng lên nhé!".
Phụ huynh B nói với đứa trẻ: "Sao con lại dốt như vậy! Nếu con không biết làm một câu hỏi đơn giản như vậy, sau này chắc chắn con sẽ không thể thi đỗ vào đại học!".
Từ ví dụ, chúng ta có thể thấy, phụ huynh A đang truyền tải cho con một thông điệp về sự quan tâm và yêu thương, trong khi phụ huynh B lại cho con nghe những thông điệp thể hiện sự lo lắng, tiêu cực và oán trách.
Lời nói của phụ huynh A có thể kích thích sự nhiệt tình của trẻ em để học hỏi thêm và tập trung vào giải quyết vấn đề, nhưng lời nói của phụ huynh B vô tình làm giảm sự nhiệt tình học tập và sự tự tin của trẻ em. Trẻ thường sống theo mong đợi của cha mẹ và giáo viên, và những dự đoán tiêu cực cho trẻ em có thể gây hại đến tương lai của đứa trẻ.
3. Thường xuyên ngăn không cho trẻ chơi và ra lệnh cho trẻ ngồi vào bàn học
Chơi là bản chất của trẻ, nếu bạn mù quáng ngăn trẻ lại, thường xuyên cấm trẻ chơi và ép học chính là sai lầm rất lớn trong giáo dục.
Nếu bạn luôn ép trẻ học không ngừng, con bạn chắc chắn sẽ cảm thấy nhàm chán mỗi lần phải ngồi vào bàn học. Giáo dục thành công là chuyển từ "bắt con học" thành "con muốn học", tức là chuyển động cơ bên ngoài thành động cơ bên trong, huy động triệt để hứng thú học tập của trẻ. Giáo dục không phù hợp sẽ chỉ làm mất hứng thú học tập ban đầu của trẻ.
4. Quá nhiều sự áp đặt trong cuộc sống và học tập khiến trẻ không hình thành được thói quen học tập tốt
Nếu cha mẹ muốn làm cho con mình có diện mạo mới, phong thái mới trong học tập, trước tiên họ phải thay đổi chính mình, phải loại bỏ những khuôn mẫu cũ, kinh nghiệm cũ và cách làm cũ trong tâm trí trẻ càng nhiều càng tốt, đồng thời áp dụng những ý tưởng mới, mô hình mới và cách làm mới để tạo thói quen tốt cho trẻ, lâu dần trở thành bản năng của trẻ.
Nhiều bậc cha mẹ đang có những cách tiếp cận tương đối rập khuôn đối với vấn đề giáo dục con cái. Một số phương pháp trong số đó được thực hành đúng, nhưng không ít trong số đó chắc chắn là không đúng.
Nếu con bạn rèn luyện và giáo dục rất thành công, năng lực học tập tốt, tiêu chuẩn đạo đức đúng đắn và cách giao tiếp với cha mẹ của trẻ đều xuất sắc, bạn không cần lo lắng khi trẻ đến một độ tuổi nhất định, bạn không cần lo lắng gì về việc thi vào cấp 2 hay đại học, tương lai của trẻ hoàn toàn không phải lo lắng, nếu bạn hoàn toàn làm được điều này thì có thể nói phương pháp giáo dục gia đình của bạn là đạt tiêu chuẩn.
Còn nếu rơi vào trường hợp, càng dạy con bao nhiêu, thành quả nhận được không được như bạn mong đợi, thì bạn buộc phải xem lại phương pháp của mình. Khi bạn dạy trẻ chưa thành công, thì hoặc là phương pháp chưa đúng, hoặc là bối cảnh chưa đúng, hoặc là chưa phù hợp với cá tính của chính con bạn. Hãy sớm thay đổi bằng cách nhìn vào kết quả của trẻ, sự thay đổi theo hướng tích cực của trẻ./.
Chuyên gia giáo dục nói về vấn đề "lạm thu" trong trường học: "Đừng biến hội phụ huynh thành cánh tay nối dài của ban giám hiệu" TS. Vũ Việt Anh cho biết cần phải tăng cường phát huy dân chủ trong việc bàn bạc, thỏa thuận các khoản thu tự nguyện giữa nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh. Lạm thu: Chuyện không mới Từ nhiều năm nay, cứ mỗi đầu năm học mới, chuyện đóng góp các khoản ngoài học phí...