Người bố gửi nhầm tin nhắn trong nhóm chat của lớp con trai, các phụ huynh đọc xong liền đỏ mặt xấu hổ: Phen này chết với chị nhà rồi
Không biết sau đó gia đình này có “biến động” gì không nhưng chắc chắn sẽ khiến cả phụ huynh lẫn giáo viên vô cùng khó xử.
Sự phát triển của internet mang lại nhiều lợi ích, trong đó đặc biệt nhất là giúp việc giao tiếp giữa người với người thuận tiện hơn. Ví dụ trước đây, giáo viên và phụ huynh chỉ được gặp nhau trong những buổi họp thì ngày nay, một phương thức liên lạc mới đã xuất hiện, đó là các nhóm chat phụ huynh của lớp.
Điều này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, đồng thời giúp cả hai bên có thể giao tiếp bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, cách liên lạc thuận tiện như vậy đôi khi cũng xuất hiện nhiều tình huống dở khóc dở cười, trong số đó có chuyện gửi tin nhắn… nhầm.
Mới đây, câu chuyện gửi nhầm nội dung… bá đạo của một phụ huynh ở Trung Quốc khiến ai nấy vừa buồn cười vừa lo lắng giùm. Theo đó, để tạo điều kiện cho phụ huynh nắm được kết quả học tập của con em mình, cô giáo đã đặc biệt chụp ảnh sửa bài của từng em và gửi đến nhóm chung. Nhiều phụ huynh khen ngợi sự tận tâm, nhiệt tình của cô giáo liền gửi các tin nhắn hoặc các icon hình bông hoa để bày tỏ lòng biết ơn.
Video đang HOT
Tuy nhiên đến ông bố này, không biết có phải đang ngái ngủ hay có chút “men” trong người hay không mà thay vì cảm ơn như thông thường, phụ huynh này viết: “Cảm ơn, VỢ vất vả rồi” . Khỏi phải nói tin nhắn khiến hội bố mẹ trong nhóm nháo nhào bàn tán ra sao. Chị vợ sau đó biết chuyện đã thu hồi tin nhắn “lỡ dại” của ông chồng nhưng quá muộn vì mọi người, ngay cả cô giáo cũng đã đọc được. Các phụ huynh khác cũng kịp chụp lại tin nhắn và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Dân tình khi xem hình ảnh này đều sợ “xanh mặt” thay cho ông bố. Nhiều ý kiến cho rằng có thể cha của đứa trẻ nhìn thấy con đạt được điểm cao và anh ta hẳn đã rất vui, trong lúc cao hứng có thể không kiểm soát được. Không biết sau đó gia đình này có “biến động” gì không nhưng chắc chắn sự việc này sẽ khiến cả phụ huynh lẫn giáo viên vô cùng khó xử.
Trên thực tế, vai trò của nhóm chat lớp như là sợi dây liên lạc kết nối phụ huynh và giáo viên để đưa ra các đề xuất chung cho việc giáo dục trẻ. Do vậy, để nhóm chat thật sự phát huy tính tiện lợi và hữu ích của nó, mọi người nên thống nhất những quy tắc ứng xử, giao tiếp lịch sự, văn minh. Việc vui đùa cũng nên có chừng mực để khỏi ảnh hưởng đến việc trao đổi tình hình học tập của các bé.
"Chi tiết lạ" trong bộ trang phục của một ông bố khi đi họp phụ huynh khiến các bố mẹ khác xì xào bàn tán, cư dân mạng rưng rưng cảm động
Bức ảnh khi được chia sẻ lên mạng xã hội nhận về nhiều tranh luận trái chiều, không ít người thấy xót xa vì nhớ đến bố mẹ của mình.
Chúng ta thường được khuyên "Đừng đánh giá một cuốn sách qua trang bìa", tức không nên đưa ra các giả định về giá trị của một người dựa trên những gì bạn nhìn thấy ở bề ngoài của người đó. Tuy nhiên trên thực tế trong xã hội ngày nay, trang phục và những thứ hào nhoáng bên ngoài dường như trở thành yếu tố đầu tiên để người ta nhìn nhau và cân nhắc đối xử.
Một ông bố ở Trung Quốc mới đây mặc "đồ lao động" tham gia họp phụ huynh khiến dân mạng nổ ra tranh cãi. Được biết, một phụ huynh khác tham gia cuộc họp đã chụp ảnh lại và đăng tải trên mạng xã hội.
Trong bức ảnh, người bố mặc một chiếc quần màu nâu sờn màu, rách túi và giày bám đầy bụi. Bên cạnh những phụ huynh ăn mặc gọn gàng chải chuốt khác, ông bố có vẻ "lạc lõng" khiến mọi người xung quanh chú ý và bàn tán.
Người bố mặc một chiếc quần màu nâu sờn màu và giày bám đầy bụi.
Nhiều người còn "tránh xa" và thường xuyên nhìn anh, xì xào: "Sao anh ta không nghĩ đến con khi ăn mặc như thế này để đi họp phụ huynh?". Cảnh tượng khiến không khí có vẻ hơi nặng nề và khó xử.
Trong khi đó trên mạng xã hội, dân tình chia làm hai ý kiến. Một số cho rằng trang phục là thể diện của con người. Trong những dịp trang trọng như họp phụ huynh, ăn mặc luộm thuộm như vậy không chỉ làm mất mặt con cái mà còn không tôn trọng các bậc phụ huynh và giáo viên khác.
Tuy nhiên, đa số ý kiến bày tỏ không ai muốn mặc áo công nhân cũ kỹ tham gia họp phụ huynh, người cha có lẽ vì quá bận rộn nên tất bật đến trường mà không kịp về nhà để thay một bộ đồ mới. Nhiều người cho rằng, hình ảnh của ông bố khiến họ nhớ đến bố mẹ của mình:
"Hồi nhỏ có lần tôi từng thấy xấu hổ vì bố mẹ mình không trau chuốt, đẹp đẽ như người khác. Cha tôi ưa mặc chiếc quần jeans cũ mèm rách nát và chiếc áo vải đã sờn. Thế nhưng sau này lớn hơn một chút tôi mới hiểu, ông không bao giờ để tâm tới chuyện mua một bộ đồ đẹp cho mình, chỉ vợ con không thiếu thốn là đủ. Cả đời cha tôi chỉ có một bộ vest, và nó là để mặc trong ngày thành hôn của tôi. Tôi ước mình nhận ra điều này sớm hơn".
"Bao nhiêu ông bố bà mẹ giàu có nhưng chưa bao giờ góp mặt trong một buổi họp phụ huynh của con. Tại sao mọi người lại phán xét ông bố này chỉ vì một bộ quần áo? Anh ta không cởi trần, không ăn mặc bất lịch sự, chỉ là bộ đồ đi làm hơi cũ mà thôi.
Sao không nghĩ dù bận rộn cơm áo gạo tiền nhưng người cha này vẫn tranh thủ thời gian quý giá đó để có thể góp mặt trong buổi họp của lớp con mình? Đi họp phụ huynh là để nắm bắt tình hình học tập của con, không phải để so đo quần áo. Sống tử tế đàng hoàng, biết quan tâm con cái, đó mới là điều quan trọng hơn cả".
Có những thứ quan trọng hơn quần áo bên ngoài, có những cha mẹ không dám tiêu phí tiền bạc cho bản thân vì con còn cần nhiều thứ. Dù cha mẹ có thể không nói ra nhưng những đứa trẻ khi lớn lên đều hiểu rằng, cha mẹ đã hy sinh cuộc đời mình để con cái có một cuộc sống tốt đẹp nhất.
"Năm nay đi cô bao tiền? 500 nghìn thì nhiều đấy" và bài viết quá chuẩn của một bà mẹ ở Hà Nội gửi đến các bậc phụ huynh ngày 20/11 Mình đã vô tình đọc được khá nhiều bình luận của một số mẹ nói trắng ra rằng: "20-11 không tặng quà thì sẽ bị cô thù ghét, trù dập con mình"; rồi thì "quà ít, không bằng bạn nọ bạn kia thì biết tay nhau ngay"... Cứ mỗi mùa 20/11, các bậc phụ huynh lại xôn xao chuyện tặng quà, tri ân...