Người biểu tình xếp hàng nhận bữa sáng trong dinh tổng thống Sri Lanka
Khung cảnh xa hoa trong dinh thự của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa làm nhiều người biểu tình cảm thấy choáng ngợp, nhất là khi nhiều người dân Sri Lanka đang thiếu thốn trăm bề.
Những người biểu tình đã tràn vào dinh thự của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa hôm 9/7. Nhiều người trong số họ nhảy xuống hồ bơi tắm mát và ngồi trên giường ngủ trong dinh thự xem tivi. Một số người chụp ảnh tự sướng cạnh những món nội thất xa xỉ. Cuộc sống tại dinh thự tổng thống thể hiện sự tương phản rõ rệt với sự khốn khổ mà nhiều người dân Sri Lanka phải chịu đựng.
“Tôi chưa bao giờ thấy nơi nào như thế này trong đời”, bà B.M. Chandrawathi, một người bán khăn tay 61 tuổi, nói với Reuters khi ngồi thử một chiếc ghế sofa sang trọng. “Họ được hưởng sự siêu sang trong khi chúng tôi phải chịu đựng”, bà nói. “Chúng tôi là những người bị lừa dối. Tôi muốn các con và cháu của mình nhìn thấy lối sống xa hoa mà họ đang tận hưởng”.
Người biểu tình xếp hàng lấy bữa ăn sáng sau khi vào được dinh thự của tổng thống. Nằm dài trên chiếc ghế sofa gỗ được chạm khắc công phu, anh Wasantha Kumara cho biết anh đã có cơ hội nghỉ qua đêm bên trong nhà của tổng thống. Gần đó, một tấm áp phích viết tay có nội dung “Hãy xem bao nhiêu tùy thích. Đừng phá hủy hoặc cướp bóc” được đặt cạnh một cái bình bị đập vỡ.
Anh Kumara, một nhân viên chính phủ, cho biết rất muốn thấy ông Rajapaksa giữ lời hứa từ chức vào ngày 13/7 tới. “Nếu ông ấy không đi, tôi sẽ tiếp tục đến đây và tôi sẽ tiếp tục ngủ ở đây cho đến khi ông ấy chịu đi mới thôi”, anh nói.
Video đang HOT
Trong một góc của hành lang tại dinh thự của Tổng thống Rajapaksa, nhạc công Sameera Karunaratne đang cùng hai người bạn chơi những bản nhạc pop Sri Lanka trên một chiếc đàn piano lớn, bóng loáng. “Thật là một giấc mơ khi được đến một nơi như thế này”, chàng trai 26 tuổi cho biết.
Cuộc khủng hoảng kinh tế của Sri Lanka lan rộng sau khi đại dịch Covid-19 tàn phá nền kinh tế nước này. Ngành du lịch đi xuống và lượng kiều hối từ những người lao động ở nước ngoài cũng bị suy giảm. Mặt khác, nợ chính phủ lớn, giá dầu tăng và lệnh cấm nhập khẩu phân bón hóa học đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng ở nước này. Hàng nghìn người đã đổ đường yêu cầu Tổng thống Rajapaksa từ chức sau nhiều tháng điều hành đất nước không hiệu quả.
Trong một tuyên bố được phát qua video hôm 9/7, Phát ngôn viên Mahinda Yapa Abeywardena cho biết: “Quyết định từ chức vào ngày 13/7 của ông Vajapaksa được đưa ra nhằm đảm bảo sự bàn giao quyền lực một cách hòa bình”. “Do đó, tôi yêu cầu người dân tôn trọng luật pháp và duy trì hòa bình”.
Văn phòng của Thủ tướng Wickremesinghe cho biết ông cũng đã chấp nhận từ chức.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), vốn đang đàm phán với chính phủ Sri Lanka về gói cứu trợ 3 tỷ USD, cho biết đang theo dõi tình hình rất chặt chẽ. “Chúng tôi hy vọng một giải pháp cho tình hình hiện tại sẽ cho phép nối lại đối thoại về một chương trình do IMF hỗ trợ”, tổ chức này cho biết.
Đám đông giận dữ bao vây dinh thự tổng thống Sri Lanka
Hàng nghìn người biểu tình ngày 9/7 vượt rào chắn của cảnh sát và xông vào dinh thự của tổng thống Sri Lanka ở thủ đô Colombo nhằm gây sức ép, yêu cầu nhà lãnh đạo từ chức.
Nhiều người biểu tình, cầm cờ và mũ bảo hiểm, xông vào dinh thự của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa để thể hiện sự phẫn nộ khi cho rằng nhà lãnh đạo không thể bảo vệ họ trước cuộc khủng hoảng kinh tế. Từ bên trong nhà của tổng thống, người dân tràn vào các phòng và hành lang, hô vang khẩu hiệu chống ông Rajapaksa.
Việc cảnh sát bắn chỉ thiên cũng không thể ngăn đám đông giận dữ bao vây tư dinh tổng thống. Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Sri Lanka cho biết Tổng thống Rajapaksa đã được sơ tán khỏi dinh thự từ tối 8/7 vì sự an toàn của ông do lo ngại biểu tình lớn vào cuối tuần.
Hàng trăm người cũng tụ tập bên ngoài khuôn viên dinh thự. Cảnh sát Sri Lanka đã phải bắn hơi cay vào đám đông. Ít nhất 21 người, trong đó có hai cảnh sát, bị thương trong các cuộc biểu tình, các nguồn tin từ bệnh viện nói với Reuters.
Thủ tướng Sri Lanka triệu tập cuộc họp khẩn với các nhà lãnh đạo sau khi vụ việc đám đông xông vào nhà tổng thống. Ông Ranil Wickremesinghe cũng yêu cầu triệu tập Quốc hội.
Nhiều người cho rằng cuộc khủng hoảng tồi tệ này bắt nguồn từ Tổng thống Rajapaksa. Các cuộc biểu tình ôn hòa lớn đã bắt đầu từ tháng 3 để yêu cầu ông từ chức.
Bất chấp tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng khiến các dịch vụ vận tải bị đình trệ, những người biểu tình từ một số vùng đã lên xe buýt, xe lửa và xe tải.
Sampath Perera, ngư dân 37 tuổi đã bắt xe buýt từ thị trấn ven biển Negombo cách Colombo 45 km về phía bắc, để tham gia cuộc biểu tình ở thủ đô. "Chúng tôi nhắc đi nhắc lại rằng ông Gota hãy từ chức đi, nhưng ông ấy vẫn bám víu vào quyền lực. Chúng tôi sẽ không dừng lại cho đến khi ông ấy từ chức", anh Perera nói.
Ngư dân này nằm trong số hàng triệu người bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng và lạm phát đạt 54,6% vào tháng 6. Quốc gia 22 triệu dân đang phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt ngoại hối trầm trọng, khiến việc nhập khẩu nhiên liệu, thực phẩm và thuốc bị hạn chế.
Nền kinh tế Sri Lanka chịu áp lực của các khoản nợ chồng chất, chi phí hàng hóa tăng cao, doanh thu du lịch bị mất và các tác động khác của đại dịch.
Hôm 22/6, thủ tướng Sri Lanka nói rằng nền kinh tế nước này đã "hoàn toàn sụp đổ". Ông Ranil Wickremesinghe cho rằng quốc gia Nam Á sẽ phải một mình đối mặt với "tình huống nghiêm trọng hơn nhiều" so với tình trạng thiếu hụt hiện tại. Ông cũng cảnh báo về "khả năng rơi xuống đáy vực" của nền kinh tế nước này, theo AP.
Bất ổn chính trị có thể ngăn cản các cuộc đàm phán của Sri Lanka với Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhằm tìm kiếm khoản cứu trợ 3 tỷ USD, cơ cấu lại một số khoản nợ nước ngoài và huy động vốn từ các nguồn đa phương và song phương để giảm bớt tình trạng thiếu hụt đồng USD.
Nguồn cơn dẫn đến cuộc biểu tình bạo loạn nghiêm trọng tại Sri Lanka Đây là một trong những đợt biểu tình lớn nhất tại Sri Lanka trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế đẩy hàng triệu người dân vào tình cảnh lao đao, khốn cùng suốt nhiều tháng qua. Ngày 9/7, hàng nghìn người biểu tình tràn ra các con phố ở thủ đô Sri Lanka, xông vào phủ tổng thống, đốt phá dinh thủ...