Người biểu tình ở Anh hô hào tấn công Đài BBC nhưng đến nhầm địa chỉ
Những người biểu tình ở Anh hô hào tấn công trụ sở Đài BBC, song ngơ ngác nhận ra Đài BBC đã chuyển sang tòa nhà mới gần 10 năm trước.
Giới truyền thông ở Anh đang là nạn nhân của những người chống vắc xin.
Người biểu tình chống vắc xin COVID-19 tại trụ sở cũ của BBC – Ảnh chụp màn hình The Independent
Hôm 10-8, tờ Washington Post đưa tin người chống vắc xin COVID-19 ở Anh lập kế hoạch tấn công trụ sở Đài BBC. Nhóm này cho rằng tin tức từ Đài BBC đã thúc đẩy quá trình tiêm chủng ở Anh.
Video đang HOT
Cuộc biểu tình diễn ra hôm 9-8, hàng trăm người biểu tình đổ về tòa nhà ở phía tây London, khu vực từng là Trung tâm truyền hình của Đài BBC.
Hiện tòa nhà đã trở thành khu căn hộ cao cấp và nhà hàng, phòng thu bên trong cũng được công ty truyền thông ITV thuê lại.
Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy nhóm người biểu tình quá khích đã tìm cách phá hàng rào c ảnh sát để xông vào tòa nhà mà không hề biết Đài BBC đã dời trụ sở từ năm 2012.
Tình hình dần ổn định lại khi cảnh sát London nhanh chóng điều lực lượng tăng cường đến hỗ trợ và giám sát cuộc biểu tình. “Sau sự cố, một viên cảnh sát bị thương nhẹ ở đầu nhưng không người biểu tình nào bị bắt giữ”, giới chức địa phương cho biết.
Được thông báo nhầm địa chỉ, nhóm người biểu tình nhanh chóng kiểm tra lại và kéo đến trụ sở mới cùng ngày.
Hiện nay, hầu hết nhân viên và bộ phận điều hành Đài BBC đã chuyển tới công tác tại trụ sở mới Broadcasting House trên đường Portland Place, London, cách tòa nhà cũ 8km.
Trong một số cuộc biểu tình chống vắc xin trước ở thủ đô London, lực lượng chức năng đã thực hiện hàng trăm vụ bắt giữ. Được biết, người biểu tình bị bắt do vi phạm quy định chống dịch và tấn công người thi hành công vụ.
Theo báo Guardian , Đài BBC đã ghi nhận nhiều trường hợp phóng viên bị công kích về cả thể chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian đại dịch COVID-19 hoành hành trên toàn cầu, chủ yếu là bởi những người phản đối lệnh phong tỏa và những người theo phong trào chống vắc xin.
Phụ nữ ngực trần biểu tình đòi quyền 'thả rông'
Hàng chục phụ nữ để ngực trần đi xe đạp qua trung tâm Berlin nhằm phản đối quy định ngăn phụ nữ cởi áo trong các công viên công cộng, trừ những khu vực được chỉ định.
Sự kiện được tổ chức ngày 10/7 nhằm thể hiện sự ủng hộ với một phụ nữ Pháp sống ở Berlin đã để ngực trần tắm nắng gần bể bơi trẻ em trong một công viên. Các nhân viên công viên yêu cầu cô mặc áo hoặc rời đi, nhấn mạnh nơi người phụ nữ tắm nắng không phải khu vực được chỉ định cho những người muốn "thả rông". Tuy nhiên, cô gái từ chối làm theo yêu cầu, khiến nhân viên công viên báo cảnh sát và gây ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội.
Người biểu tình tập trung tại trung tâm Berlin ngày 10/7. Ảnh: Reuters .
Cuộc biểu tình nằm trong phong trào toàn quốc kêu gọi "Ngực bình đẳng cho tất cả", đòi hỏi phụ nữ có quyền để ngực trần ở những nơi đàn ông cũng được làm như vậy. Người biểu tình khẳng định lời kêu gọi của họ nhằm "bình thường hóa" bộ ngực thay vì "tình dục hóa" chúng.
Họ viết lên người những dòng chữ "bộ ngực không có giới tính" hoặc "cơ thể của tôi là lựa chọn của tôi". Ngoài những phụ nữ để ngực trần, một số người biểu tình còn mặc những bộ trang phục sặc sỡ và vui tươi. Nam giới cũng tham gia cuộc biểu tình, một số mặc áo, một số để ngực trần hay mặc áo lót của phụ nữ hoặc đeo ngực giả.
Phong trào có kế hoạch tiếp tục biểu tình vào ngày 14/7 tại Schrevenpark ở thành phố Kiel, miền bắc nước Đức.
Người Myanmar đeo hoa mừng sinh nhật bà Suu Kyi Người biểu tình Myanmar cùng cài hoa lên tóc để kỷ niệm sinh nhật của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi. Kiểu tóc búi cài hoa là nét đặc trưng của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, người bước sang tuổi 76 vào hôm nay. Nhiều người dân Myanmar, trong đó có hoa hậu hoàn vũ Myanmar Thuzar Wint...