Người biểu tình Mỹ ‘xé’ lệnh giới nghiêm, bao vây Nhà Trắng
Người biểu tình vẫn kéo đến trước Nhà Trắng bất chấp lệnh giới nghiêm bắt đầu từ 6h00 giờ Hà Nội, phóng viên Sputnik đưa tin.
Bạo loạn ở Mỹ xảy ra tại nhiều thành phố.
Có những người mặc đồng phục, dự đoán là lực lượng vũ trang, theo dõi đám đông từ trên nóc Nhà Trắng.
Người biểu tinh đồng thanh hô: “Giơ tay lên – đừng bắn!” Những khẩu hiệu khác có nội dung chửi bới lệnh giới nghiêm, kêu gọi Tổng thống Donald Trump từ chức, kêu gọi thực thi công lý trong vụ George Floyd, người đã chết dưới tay cảnh sát.
Cảnh sát không có hành động trấn áp nào đối với những người biểu tình này. Trong khi đó, chính ông Trump lại viết trên Twitter rằng vào hôm thứ Hai thủ đô của nước Mỹ là “nơi an toàn nhất trên Trái đất”. Theo Sở cảnh sát thành phố, hậu quả của vụ bạo loạn vào tối hôm thứ Hai là một xe cảnh sát bị đốt cháy, hai nhân viên thực thi pháp luật bị thương, khoảng 300 người bị bắt giữ vì có hành động bạo loạn.
Video đang HOT
Tại nhiều thành phố ở Mỹ đã nổ ra bạo loạn sau cái chết của công dân người Mỹ gốc Phi George Floyd ở thành phố Minneapolis khi bị cảnh sát bắt giữ. Video xuất hiện trên Internet cho thấy người đàn ông bị còng tay, quật ngã, và một trong những nhân viên thực thi pháp luật dùng đầu gối chẹn lên cổ anh ta.
Trong video, người bị bắt giữ nhiều lần nói rằng anh ta không thể thở được, rồi dần dần lịm đi. Sau đó người này đã chết trong phòng hồi sức cấp cứu. Kết quả pháp y chính thức xác nhận rằng Floyd tử vong vì bị siết cổ.
Bốn cảnh sát đã bị sa thải, một người trong số họ bị buộc tội làm chết người do bất cẩn. Thủ đô Washington và các thành phố khác trong nước đã ban bố lệnh giới nghiêm.
Cảnh sát Mỹ gọi biểu tình là 'phong trào khủng bố'
Chủ tịch hiệp hội cảnh sát Minneapolis cho biết Floyd có nhiều tiền án và gọi các cuộc biểu tình liên quan cái chết của anh là "khủng bố".
"Những gì không được nhắc đến là tiền sử phạm tội bạo lực của George Floyd. Truyền thông sẽ không phơi bày điều đó", Bob Kroll, chủ tịch hiệp hội cảnh sát thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ nói trong một bức thư gửi các thành viên tổ chức này. Nội dung bức thư được đăng trên Twitter hôm 1/6.
Lá thư được Kroll gửi các đồng nghiệp tại sở cảnh sát Minneapolis trong bối cảnh lực lượng này đang chật vật đối phó với các cuộc biểu tình bạo lực sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd. Floyd bị Derek Chauvin, một cảnh sát thành phố, ghì gáy trong gần 9 phút hôm 25/5, khiến anh này tử vong tại bệnh viện.
Trước đó, Floyd bị Chauvin và ba cảnh sát khống chế do cáo buộc sử dụng một tờ 20 USD giả để mua thuốc lá. Hồ sơ pháp lý cho thấy người đàn ông 46 tuổi này từng phải ngồi tù 5 năm từ năm 2009 với tội danh tấn công và cướp. Trước đó, anh ta đã bị truy tố với nhiều tội, từ trộm cắp có vũ khí cho tới hành vi liên quan tới ma túy. Sau khi ra tù năm 2014, Floyd chuyển tới Minneapolis, làm nghề bảo vệ tại các quán bar, hộp đêm.
Cái chết của Floyd đã làm bùng phát các cuộc biểu tình ở ít nhất 140 thành phố của Mỹ, nhằm đòi công lý cho anh này và quyền bình đẳng cho người da màu.
"Phong trào khủng bố hiện nay là kết quả của những gì đã tích tụ từ nhiều năm trước", Kroll viết trong thư, đề cập đến các cuộc biểu tình sau cái chết của Floyd.
Ông cho rằng các vấn đề nhức nhối của Minneapolis vẫn tồn tại do lãnh đạo thành phố đã tinh giản hóa bộ máy cảnh sát và chuyển hướng ngân sách cho các hoạt động cộng đồng có xu hướng bài cảnh sát. "Cảnh sát trưởng chúng ta yêu cầu được bổ sung 400 nhân viên, nhưng bị từ chối thẳng thừng. Đó là lý do dẫn đến cuộc bạo loạn lịch sử này", Kroll viết.
Người biểu tình ở Minneapolis, bang Minnesota, giơ bảng "Tôi không thể thở", câu nói của George Floyd trước khi bị cảnh sát ghì chết, hôm 1/6. Ảnh: Reuters.
Lãnh đạo hiệp hội cảnh sát Minneapolis cũng tuyên bố rằng tổ chức sẽ giúp đỡ Chauvin và ba cảnh sát đã bị sa thải vì liên quan tới cái chết của Floyd.
"Tôi đã làm việc với 4 luật sư bào chữa, đại diện cho 4 cá nhân bị điều tra hình sự, ngoài ra, luật sư về lao động của chúng tôi cũng bảo vệ quyền lợi lao động của các cảnh sát này. Họ bị chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy trình", Kroll viết trong thư.
Các cuộc biểu tình khắp nước Mỹ nổ ra trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp, gây lo ngại về nguy cơ bùng phát đợt dịch mới. Một số thành phần quá khích cũng lợi dụng hỗn loạn để cướp bóc, đập phá các cửa hàng, đốt xe và các tòa nhà. Hàng chục địa phương đã áp đặt lệnh giới nghiêm, trong đó có thủ đô Washington.
Khoảng 17.000 lính Vệ binh Quốc gia cũng được triển khai tại thủ đô và 26 bang. Ít nhất 4.400 người đã bị bắt vì phá lệnh giới nghiêm, gây rối và cướp bóc, hôi của.
Trump gọi người biểu tình bạo lực là 'thấp hèn' Bạo loạn đã ăn sâu bén rễ trong biểu tình Mỹ 17 Những nhóm cực đoan bị tố 'giật dây' bạo loạn Mỹ 11
60.000 người tưởng niệm George Floyd Thành phố Houston, quê nhà của George Floyd, tổ chức tuần hành tưởng niệm người đàn ông da màu bị cảnh sát ghì chết, với khoảng 60.000 người tham gia. Lễ tuần hành tưởng niệm Floyd, người bị cảnh sát ghì chết tuần trước, diễn ra ở trung tâm Houston, bang Texas, hôm 2/6, do các rapper nổi tiếng địa phương là Trae...