Người biểu tình Mỹ phá nhiều cửa hàng đồ hiệu xa xỉ
Người biểu tình tại Mỹ đập phá, cướp bóc và viết bậy lên nhiều cửa hàng thời trang xa xỉ ở Los Angeles, bang California.
Các cuộc biểu tình phản đối vụ cảnh sát da trắng giết một người da màu đã lan rộng ra nhiều thành phố ở Mỹ từ Atlanta, Seattle, Chicago đến New York. Người biểu tình đập phá, cướp bóc tại nhiều cửa hàng xa xỉ. Ở Rodeo Drive, thiên đường mua sắm của Los Angeles, các cửa hàng của Hermès, Fendi, Dolce & Gabbana và Tiffany bị người biểu tình phun chằng chịt những dòng chữ như “Living in Hell”, “Eat the Rich”. Ảnh: AFP.
Tại Melrose Avenue gần đó, người biểu tình phá vỡ cửa kính và cướp bóc nhiều cửa hiệu. Một cửa hàng Louis Vuitton ở Portland (Oregon) bị đánh cắp các sản phẩm xa xỉ trị giá đến 85.000 USD. Ảnh: AFP.
Các nhà thiết kế ở Mỹ thể hiện nhiều quan điểm khác nhau trên phương tiện truyền thông. Nhà thiết kế Marc Jacobs viết: “Đừng bao giờ bị thuyết phục rằng đập phá của cải là bạo lực. Tài sản có thể thay thế được nhưng mạng sống con người thì không”. Một trong số các cửa hàng của ông cũng bị đập phá trong vụ biểu tình. Trong khi đó, ông Virgil Ablo, nhà sáng lập thương hiệu Off-White, nhà thiết kế của Louis Vuitton, chỉ trích dữ dội hành vi cướp bóc. Ảnh: South China Morning Post.
Các cuộc biểu tình diễn ra vào thời điểm ngành công nghiệp thời trang toàn cầu đang chịu ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19. Ảnh: South China Morning Post.
Theo một báo cáo gần đây của Công ty tư vấn Bain & Company, doanh số ngành công nghiệp xa xỉ sẽ sụt giảm 35% trong năm nay. Ảnh: AFP.
Tại châu Á, Hong Kong – thị trường quan trọng của các thương hiệu thời trang xa xỉ – cũng lao đao vì các cuộc biểu tình chống chính phủ trong 12 tháng qua. Ngay cả khi những người biểu tình ở Hong Kong không cướp bóc và phá hoại cửa hàng, làn sóng biểu tình vẫn ảnh hưởng đáng kể đến hình ảnh của ngành thời trang xa xỉ. Ảnh: AFP.
Lịch sử về chiếc áo khoác huyền thoại của 'gã khổng lồ' Chanel
Gabrielle 'Coco' Chanel tạo ra chiếc áo khoác vải tuýt đầu tiên cách đây gần 100 năm. Chiếc áo đã trở thành biểu tượng cho người phụ nữ hiện đại, tự tin, thành đạt.
Trong ngành công nghiệp thời trang, để thiết kế một thứ gì đó dễ nhận biết và tồn tại lâu hơn cả đời người là một kỷ công mà bất cứ ai cũng hướng tới. Một trong những biểu tượng vượt thời gian trong làng thời trang chính là chiếc áo khoác Chanel.
Nhà thiết kế người Pháp Gabrielle Chanel sinh ra trong thời kỳ mà phụ nữ bị bó buộc bởi rất nhiều quy tức hàng ngày. Vậy nên bà muốn tạo ra những bộ vest trang trọng, sành điệu mà vẫn thoải mái cho phái đẹp. Ý tưởng nhen nhúm từ 100 năm trước của bà đã tạo nên một cuộc cách mạng. Những bộ đồ vải tuýt của Chanel vẫn nổi tiếng đến tận bây giờ.
Vào giữa những năm 1920, Gabrielle 'Coco' Chanel thường xuyên mượn quần áo của người yêu, công tước Westminster vì thích chất liệu vải của chúng. Lúc đó vải tuýt chỉ được dùng để may đồ nam nhưng Gabrielle nuôi tham vọng chuyển nó sang chất liệu dùng cho cả phụ nữ. Năm 1925, bộ quần áo vải tuýt đầu tiên của Gabrielle Chanel được ra đời, đánh dấu thời điểm sinh ra một huyền thoại thời trang.
Trong những năm sau đó, bà chuyển nhà máy của mình từ Scotland sang Pháp, tập trung vào công việc tinh chế vải tuýt (kết hợp với lụa và len) để tạo ra phiên bản nhẹ hơn, bóng hơn. Áo khoác của bà có dáng thẳng đứng, hình hộp. Thân áo được trang trí với 4 chiếc túi, trên nắp túi sẽ gắn biểu tượng của Chanel như đầu sư tử, hoa trà, vỏ lúa mì, logo 2 chữ C lồng vào nhau...Sau sự ra đời tiền đề đó, Karl Lagerfeld tiếp nối và tạo ra những chiếc áo khoác thật sự lôi cuốn.
Năm 1983, 10 năm sau khi nhà sáng lập Chanel qua đời, Karl Lagerfeld trở thành người đứng đầu ngôi nhà và nhận nhiệm vụ củng cố lại vị thế của chiếc áo khoác vải tuýt. Suốt 35 năm tiếp theo, ông liên tục biến tấu chiếc áo khoác nguyên sơ của bà thành các sản phẩm thanh lịch, hiện đại mà không kém phần hài hước. Chiếc áo cứng nhắc ngày nào nay được làm với chất liệu vải bố, sequin, lông vũ, denim, cao su, và thậm chí là xi măng. Chiều dài áo và cách thiết kế tay áo cũng được cách tân thêm rất nhiều. Trí tưởng tượng vô biên của Karl Lagerfeld đã biến chiếc áo khoác Chanel sườn thành biểu tượng được ham muốn trên toàn thế giới.
Karl Lagerfeld qua đời vào năm 2019. Vai trò giám đốc nghệ thuật của Chanel được chuyển cho cánh tay phải lâu năm của ông, Virginie Viard. Viard kế thừa và tiếp tục mở rộng các sản phẩm của Chanel mà không đánh mất đi những giá trị truyền thống mà Gabrielle Chanel và Lagerfeld để lại. Áo khoác vải tuýt của hãng có thiết kế tự do, phóng khoáng hơn thời kỳ trước, phù hợp với những người phụ nữ hiện đại, chủ động về mặt tài chính.
Các xu hướng thời trang đến và đi theo mùa nhưng chiếc áo khoác Chanel chưa bao giờ bị đánh giá là lỗi thời. Dù không am hiểu nhiều về thế giới thời trang cao cấp, người ta vẫn dễ dàng nhận ra một thiết kế Chanel giữa hàng nghìn sản phẩm khác. Chiếc áo vải tuýt của Chanel giống như một tác phẩm kinh điển vượt thời gian. Không những thế, sự tự tin, tự hào mà nó mang lại cho người mặc là giá trị không thể đong đếm được.
Nhà mốt Hanifa sử dụng mô hình 3D để ra mắt BST thời trang mới Tuần lễ thời trang thu đông 2020 bị hủy bỏ vì COVID-19. Hãng thời trang Hanifa quyết định trình làng bộ sưu tập mới qua instagram bằng mô hình 3D. Đại dịch COVID-19 đang làm thay đổi ngành công nghiệp thời trang của thế giới. Tuần lễ thời trang bị hủy bỏ, sự kiện thời trang phải tạm hoãn, các nhà mốt điêu...