Người biểu tình Hong Kong ngồi lì ở sân bay đòi loạt yêu sách
Hàng trăm người biểu tình kéo đến ngồi và phát tờ rơi phản đối chính quyền viết bằng 16 thứ tiếng cho hành khách tại Sân bay quốc tế Hong Kong.
Đây là ngày đầu tiên trong cuộc biểu tình dự kiến kéo dài 3 ngày, với những người tham gia mặc áo đen, đa phần còn trẻ, ngồi lì ở các sảnh đến nhằm tiếp cận hành khách quốc tế.
Ảnh: SCMP
“Xin hãy tha thứ cho chúng tôi về Hong Kong ‘không như mong đợi’, những tờ rơi bằng tiếng Anh viết, theo hãng tin Reuters. “Các bạn đã đến một thành phố tan vỡ, rách nát, chứ không phải thành phố mà bạn từng chụp ảnh. Nhưng vì Hong Kong này, chúng tôi đấu tranh”.
Theo thông tin mà người biểu tình đưa lên mạng xã hội, họ muốn muốn nhắc lại những yêu sách và đưa trường hợp của mình “ra trước công luận quốc tế”.
Sân bay quốc tế Hong Kong phục vụ 74,7 triệu lượt khách trong năm 2018.
Trang web của Sân bay quốc tế Hong Kong cho biết, trung tâm giao thông này kết nối thành phố với hơn 220 điểm đến trên toàn cầu và phục vụ 74,7 triệu lượt khách trong năm 2018. Theo quan chức sân bay, chỉ hành khách khởi hành diện du lịch mới được phép vào Nhà ga số 1 sáng thứ Sáu (9/9), vì sân bay đang dồn sức cho biểu tình. Nhà ga này chuyên phục vụ các chuyến bay đường dài.
Video đang HOT
Ảnh: BBC
Các nền tảng Instagram, Telegram, Airdrop và các diễn đàn địa phương ở Hong Kong được người biểu tình sử dụng như phương tiện tổ chức chính.
Ảnh: SCMP
Làn sóng biểu tình ở Hong Kong nổ ra từ tháng 6 để phản đối dự luật dẫn độ sửa đổi gây tranh cãi. Dù lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam tuyên bố dự luật “đã chết” nhưng người biểu tình tiếp tục đổ ra đường, đặt ra 5 yêu sách: Rút hoàn toàn dự luật dẫn độ; Rút lại việc coi các cuộc biểu tình là hành vi bạo loạn; Xóa các cáo buộc chống lại người biểu tình; Mở cuộc điều tra độc lập về hành vi bạo lực của cảnh sát; Quyền bỏ phiếu phổ thông trong các cuộc bầu cử chọn trưởng đặc khu và cơ quan lập pháp thành phố vào năm 2020.
Ảnh: SCMP
Trung Quốc tuyên bố sẽ ‘không khoanh tay nhìn’ biểu tình Hong Kong. Phát biểu tại hội nghị ở Thâm Quyến ngày 7/8, ông Trương Hiểu Minh – người đứng đầu Văn phòng Các vấn đề Hong Kong và Macau – khẳng định “nhiệm vụ cấp bách là ngăn chặn bạo lực, chấm dứt hỗn loạn và thiết lập lại trật tự để bảo vệ đất nước của chúng ta và không để Hong Kong chìm xuống vực thẳm”.
Ảnh: SCMP
Quan chức này cho rằng biểu tình ở Hong Kong trong 2 tháng gần đây mang biểu hiện rõ rệt của một cuộc “cách mạng màu”, thuật ngữ được dùng để chỉ phong trào nổi dậy ở Đông Âu vào những năm 2000, và cuộc khủng hoảng không thể được giải quyết bằng cách nhượng bộ trước yêu sách của người biểu tình.
Thanh Hảo
Theo Vietnamnet
Lý do lãnh đạo Hong Kong không cúi mình khi xin lỗi người dân
Cúi mình hay không cúi mình - đó là câu hỏi đã được tranh luận bởi nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam và các quan chức hàng đầu của mình trong một cuộc họp, nơi họ thảo luận cách thực hiện lời xin lỗi chính thức bà đưa ra hôm 18/6.
Một nguồn tin từ chính quyền tiết lộ rằng họ đã thảo luật phương thức xin lỗi trong cuộc họp tại Cơ quan Chính quyền hôm 17/6.
Khi nhà nữ lãnh đạo cuối cùng cũng xuất hiện trong một buổi họp báo hôm 18/6 để trả lời chất vấn đề cách bà xử lý dự thảo luật dẫn độ gây tranh cãi, bà Lam đã đưa ra "lời xin lỗi chân thành nhất", nhưng đã không cúi mình.
"Các nhà chức trách đã nhất trí rằng việc đưa ra lời xin lỗi bằng lời nói sẽ là phù hợp nhất, nhưng không cần có ngôn ngữ cơ thể, chẳng hạn như một cái cúi mình", nguồn tin cho biết.
Bà Lam đã nói xin lỗi, nhưng không cúi mình như người tiền nhiệm đã làm năm 2012.
Trong quá trình đưa ra quyết định này, bà Lam và các cộng sự đã nhìn lại những lời xin lỗi chính thức từng được đưa ra trong quá khứ, và tìm thấy một trường hợp khi lãnh đạo Hong Kong nghiêng mình xin lỗi người dân, đó là vì vấn đề liêm chính và tư cách cá nhân, thay vì thiếu sót trong quản lý chính sách.
Hồi tháng 6/2012, lãnh đạo Hong Kong khi đó, ông Donald Tsang Yam-kuen đã nghiêng mình ăn năn và cố kìm lại nước mắt khi đưa ra lời xin lỗi chính thức vì các chuyến công tác xa xỉ và việc nhận giúp đỡ từ những người bạn đại gia của mình.
"Tính chất lời xin lỗi chính thức của bà Lam và ông Tsang là khác nhau", nguồn tin cho biết. "Bà Lam chỉ xử lý tranh cãi sai cách trong quá trình thực hiện công vụ, trong khi ông Tsang phải xin lỗi vì các sai phạm cá nhân của mình".
Ông Donald Tsang xin lỗi vì đã nhận những món quà xa xỉ và những sự giúp đỡ khác từ các tỉ phú.
Các quan chức đã đưa ra quyết định này bao gồm Tham mưu trưởng Matthew Cheung Kin-chung, Trưởng phụ trách Tài chính Paul Chan Mo-po và Trưởng phụ trách Tư pháp Teresa Cheng Yeuk-wah.
Tuy nhiên, không lâu sau buổi họp báo hôm 18/6, việc bà Lam không cúi mình khi xin lỗi đã dẫn tới nhiều lời chỉ trích hướng tới bà.
Trong văn hóa Trung Hoa, hành động cúi mình thường được xem như một hành động quan trọng kèm theo những lời xin lỗi chính thức, đặc biệt là đối với các nhân vật công chúng.
Lãnh đạo Đảng Công dân Alvin Yeung Ngok-kiu đã đặt câu hỏi đối với sự chân thành của bà Lam, khi bà đã không thèm cúi mình xin lỗi.
Phát biểu trên một chương trình radio vào sáng 19/6, thành viên Hội đồng Hành pháp Ip Kwok-him cho biết lời xin lỗi của bà Lam đã không đạt được kì vọng của ông, khi ông cũng cho rằng bà Lam phải cúi mình để thể hiện sự hối lỗi.
"Nhưng tôi không nghĩ điều đó có nghĩa là lời xin lỗi của bà ấy không chân thành", ông cho biết.
Anh Thư
Theo VNN
Lãnh đạo Hong Kong tuyên bố hoãn vô thời hạn dự luật dẫn độ Ngày 15-6, lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam vừa tuyên bố hoãn vô thời hạn dự luật dẫn độ, sau khi vấp phải sự phản đối của của người dân bằng các cuộc biểu tình quy mô lớn. Bà Carrie Lam cho biết, hội đồng lập pháp đặc khu Hong Kong sẽ dừng các hoạt động liên quan tới dự luật dẫn độ...