Người biểu tình Hồng Kông kiên quyết bám trụ
Trước ngày cảnh sát giải tỏa trại biểu tình lớn nhất còn lại ở Hồng Kông, đám đông biểu tình vẫn không rút đi và thậm chí còn trưng biểu ngữ “chúng tôi đã trở lại”.
Khu vực biểu tình sẽ bị giải tỏa ngày 11/12 tại quận Admiralty, Hồng Kông.
Còn một ngày trước thời hạn giải tỏa của cảnh sát Hồng Kông (11/12), các nhóm biểu tình với hàng trăm căn lều vẫn đang bám trụ tại khu vực Admiralty gần trụ sở chính quyền Hồng Kông. Đêm qua, một nhóm các sinh viên biểu tình đã sơn vàng một tấm biểu ngữ lớn với dòng chữ: “Chúng tôi đã trở lại”.
Sau khi có lệnh giải tỏa của tòa án, khu vực biểu tình vẫn ngập tràn các du khách đến thăm quan, chụp ảnh. Một số lều dự trữ đồ ăn và thuốc men đã được di dời nhưng những người biểu tình cho biết họ sẽ không đầu hàng.
Trước đó, Tòa án tối cao Hồng Kông ngày 9/12 đã phê chuẩn lệnh giải tỏa khu vực biểu tình chính ở quận Admiralty và vịnh Causeway. Cảnh sát Hồng Kông cũng đã đưa ra thời hạn tiến hành giải tỏa là ngày 11/12 để những người biểu tình có thời gian chuẩn bị.
Làn sóng biểu tình Hồng Kông, với lượng người tham gia ở lúc cao điểm lên tới khoảng 100.000 người, là cuộc biểu tình kéo dài nhất tại Trung Quốc kể từ sau sự kiện Thiên An Môn vào năm 1989.
Phong trào biểu tình, được biết đến với cái tên “Phong trào dù” hay “Chiếm trung tâm”, nổ ra sau khi Bắc Kinh ra quy định bầu cử mới hồi tháng 9.
Cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo đã yêu cầu tổ chức bầu cử một cách tự do vào năm 2017, cho phép người dân đặc khu này tự lựa chọn ứng cử viên cho vị trí Đặc khu hành chính Hồng Kông.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
The Epoch Times: Nhóm Giang Trạch Dân gây rối ở Hồng Kông để hạ uy tín ông Tập
Theo tờ The Epoch Times, xem ra các thành viên thân cận cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân của đảng Cộng sản Trung Quốc - CPC (sau đây gọi tắt là nhóm Giang Trạch Dân) đã tạo ra nhiều rắc rối ở Hồng Kông (HK) để có thể hạ uy tín Chủ tịch Tập Cận Bình.
Video đang HOT
Ông Giang Trạch Dân - Ảnh: www.stasiareport.com
Sự gây rối này nhằm buộc ông Tập phải lập lại cuộc thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989, giúp cánh ông Giang có thể phê phán ông Tập hành động bạo lực và buộc ông phải từ chức.
Từ đó, sẽ chặn được cuộc thanh trừng các thành viên thuộc cánh ông Giang trong chiến dịch chống tham nhũng.
Cựu tổng bí thư CPC Giang mất tầm ảnh hưởng khi người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào mãn nhiệm hồi năm 2012. Lúc đó, ông Hồ Cẩm Đào ra quy định mới: các cựu lãnh đạo cấp cao không còn được can thiệp vào hoạt động của đương kim tổng bí thư CPC.
Vậy là ông Giang không còn có thể can thiệp vào chính trị, mất nhiều "chiến hữu" như Bạc Hy Lai bị bỏ tù.
Trong nỗ lực thu phục lại quyền lực, nhóm Giang Trạch Dân đã lên nhiều kế hoạch trừ khử ông Tập, như tổ chức ám sát, lạt đổ, hoặc một sự kiện giống vụ quảng trường Thiên An Môn.
HK trở thành mặt trận
Tình hình bất ổn chính trị, các cuộc phản đối ở HK cũng là một kế hoạch của cánh ông Giang. Năm 2012, một thành viên của cánh ông Giang là Tăng Thanh Hồng phụ trách vụ HK, chỉ định Lương Chấn Anh làm đặc khu trưởng HK.
Dù HK được cho là có đa phần độc lập với "mẫu quốc" TQ, ông Lương được cho là đảng viên bí mật của CPC và là người của ông Giang.
Việc này cho phép cánh ông Giang lôi HK vào cuộc đấu đá quyền lực ở Bắc Kinh. Mục tiêu của cánh này là cài ông Tập vào thế cựu tổng bí thư Triệu Tử Dương, người mất quyền lực sau vụ quảng trường Thiên An Môn.
Ngày 31.8, ban thường vụ quốc hội TQ (NPC) ra nghị quyết phủ nhận nguyện vọng của người HK là được tự do bầu đặc khu trưởng vào năm 2017.
Nghị quyết này khiến người HK bức xúc, hàng chục ngàn sinh viên bãi khóa, rồi có thêm dân thường tham gia các cuộc phản đối lớn, mà thế giới gọi là Phong trào Dù.
Chính quyền HK đã dùng hơi cay, ớt cay để trấn áp người phản đối, cho rằng họ sẽ phải rút lui. Nhưng hóa ra càng có thêm người tham gia phản đối.
Viễn cảnh CPC trao quyền dân chủ cho HK là cực kỳ mỏng. CPC đã luôn thao túng các cuộc chỉ định đặc khu trưởng cùng thành viên lãnh đạo đặc khu này, từ sau khi Anh trao trả cho TQ hồi năm 1997.
Hơn nữa, CPC kiểm soát xã hội HK thông qua các tổ chức như Hội đồng hành chính, phòng Thương mại và Hiệp hội các nghề HK.
Nhưng lần này, việc chọn chủ đề bầu cử đặc khu trưởng để gây bất ổn ở HK, khi vấn đề này chóng gây bất mãn trong xã hội HK.
Hội nghị trung ương 4 của CPC (từ ngày 20 đến 23.10) được dự báo sẽ có thêm nhiều thành viên cánh ông Giang bị kỷ luật, nên cánh này tạo thêm rắc rối ở HK để "câu giờ".
Như vụ nữ đặc khu phó Carrie Lam đột ngột hủy cuộc đàm phán ngày 9.10 với cánh thủ sinh viên (đến tuần này mới tổ chức).
Chính quyền ông Lương làm đủ cách để leo thang căng thẳng xã hội và Liên đoàn sinh viên HK tuyên bố lập cuộc "bất tuân dân sự".
Theo giới truyền thông nước ngoài, ngày 28.9, ông Tập giận dữ bác đề xuất của chủ tịch NPC Trương Đức Giang: ông Tập nên dùng vũ lực giải tán "bọn trẻ phản đối".
Ông Tập nói sẽ không triển khai Quân đội giải phóng nhân dân (PLA) đóng ở HK và để ông Lương tự xử lý cuộc phản đối.
Ngày 3.10, ông Lương ra lệnh cho giang hồ tấn công các sinh viên. Một số tên xã hội đen xưng danh là người ủng hộ dân chủ, gây hấn và đánh nhau với người biểu tình ủng hộ CPC chống cuộc phản đối, nhằm kích động căng thẳng.
Việc bác quyền bầu cử tự do của người HK, cùng việc đàn áp Phong trào Dù là kết quả âm mưu cài thế gây rắc rối cho ông Tập của cánh ông Giang - Tăng từ 2 năm qua.
Ảnh: Reuters
Ông Tập phản công, bằng cách cử công an chìm đến HK để xác định nhân thân các thành viên nhóm Giang Trạch Dân ở đó.
Họ thu thập thông tin về ông Lương, gồm những mối quan hệ và người ủng hộ trong chính quyền đặc khu, cảnh sát và giới giang hồ.
Họ cũng công khai vạch mặt những kẻ kích động phản đối ngoài đường phố.
Tại sao là HK?
Cánh ông Giang chọn "quậy" ở HK vì nhiều lý do: đó là một trung tâm tài chính của thế giới.
Hầu hết giới truyền thông nước ngoài đều có chi nhánh ở đây, nên nếu có chuyện gì xảy ra thì thông tin nóng được truyền khắp thế giới ngay lập tức.
Lý do khác: Tăng Thanh Hồng đã thu được nhiều cảm tình viên CPC và tổ chức tội phạm Hội Tam Hoàng ở HK, trong gần 20 năm ông nắm vụ HK. Các lực lượng này rất dễ triển khai.
Bên cạnh đó, HK là đặc khu hành chính theo công thức "một quốc gia, hai chế độ" trong quan hệ với TQ. Công thức này được bảo vệ bởi các giá trị tự do, dân chủ, thượng tôn pháp luật đã kế thừa từ thời là xứ nhượng địa của Anh.
Nên nếu tái lập sự kiện quảng trường Thiên An Môn, đó sẽ là "cú đánh mạnh" vào ông Tập và cánh ông Giang có thể thu phục lại quyền lực.
Các lực lượng của cánh ông Giang đã xuống đường tuần hành chống dân chủ ngày 17.8 và tấn công Phong trào Dù ở Mong Kok.
Những vụ việc này nhằm khơi lửa hận thù và làm gia tăng căng thẳng ở HK.
Nhóm Giang Trạch Dân còn đàn áp quyền tự do báo chí ở HK. Từ khi ông Lương làm đặc khu trưởng, ông lệnh cho "đàn em" xâm nhập, kiểm soát giới truyền thông bằng nhiều chiến thuật.
Như giang hồ đe dọa giới truyền thông, thân chủ của báo The Epoch Times (HK) xịt sơn nhà trùm Jimmy Lai của hãng truyền thông Next Media, hoặc đánh dã man cựu tổng biên tập Kevin Lau của Ming Pao.
Ông Lương còn ép giới truyền thông bằng các biện pháp kinh tế: rút quyền quảng cáo, buộc đuổi việc các nhà bình luận chính trị sắc sảo.
Sự kiểm soát giới truyền thông HK của ông Lương tạo điều kiện cho giới truyền thông chính thức TQ tiếp tục thóa mạ giới sinh viên, xuyên tạc Phong trào Dù. Các lực lượng thân CPC thì phao tin đồn để hạ uy tín phe phản đối...
Như đã nêu, tất cả các sự kiện này chỉ nhằm cài bẫy ông Tập phải tái diễn sự kiện quảng trường Thiên An Môn...
Theo Một Thế Giới
Tòa án Hồng Kông lệnh giải tỏa địa điểm biểu tình Giới chức Hồng Kông đang chuẩn bị tháo dỡ khu trại lớn nhất còn lại của phong trào biểu tình đòi bầu cử tự do ở quận Admiralty. Cờ hiệu và lều trại của những người biểu tình ở khu vực quận Admiralty. Sáng ngày 9/12, Tòa án tối cao Hồng Kông đã phê chuẩn lệnh giải tỏa 3 địa điểm thuộc khu...