Người biết lắng nghe “tiếng nói” của người chế.t
Bác sĩ Nguyễn Thanh Tuyền là người đã có hơn 45 năm gắn bó với nghề giám định pháp y. Mặc dù đã có thể nghỉ ngơi, vui thú điền viên từ nhiều năm trước nhưng đến nay, vị bác sĩ lão thành vẫn miệt mài ngày ngày có mặt tại trung tâm giám định pháp y TP.HCM. Kể cả những ngày cuối tuần để trực tiếp làm việc trên các xá.c chế.t.
Mấy chục năm qua ông đã âm thầm cùng cơ quan điều tra làm sáng tỏ hàng ngàn vụ án, từ án ta.i nạ.n giao thông, ta.i nạ.n lao động đến các loại án hình sự. Để tránh oan sai cho người còn sống cũng như làm sáng tỏ nguyên nhân t.ử von.g của người đã chế.t, ông không ngần ngại tìm đến tận mộ người chế.t để giám định t.ử th.i.
Với lối trò chuyện gần gũi và tác phong nhanh nhẹn, trông bác sĩ Nguyễn Thanh Tuyền trẻ trung hơn nhiều so với tuổ.i 76. Khi trò chuyện, hai bàn tay ông đan vào nhau một cách điềm tĩnh. Đôi bàn tay điểm nhiều nốt đồi mồi và có nhiều nếp nhăn ấy vẫn thường xuyên tạo những nhát cắt điêu luyện trên xá.c ngườ.i, là cách ông “lắng nghe” câu chuyện của người chế.t.
Bác sĩ pháp y Nguyễn Thanh Tuyền: Người biết lắng nghe “tiếng nói” của người chế.t
Gặp ông, chúng ta dễ dàng bị cuốn vào những câu chuyện thú vị về nghề mà ông đã trải qua.
* Vì sao ông chọn nghề giám định pháp y, một nghề mà hầu hết mọi người đều muốn tránh?
- Vì cuộc sống cần những bác sĩ giám định pháp y, để giúp giải oan cho người chế.t, đem lại công bằng cho người sống, đôi khi cả công bằng cho thủ phạm vì giám định pháp y sẽ cho thấy hành vi của thủ phạm là vô tình hay cố ý. Đó là yếu tố làm nên công lý và công bằng cho xã hội.
Thực tế thì khi chọn nghề này, tôi cũng phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều. Thời sinh viên, lớp tôi có hơn 200 học sinh mà chỉ có mình tôi chọn ngành pháp y. Lớp học pháp y trông thật “hiu quạnh” vì chỉ một thầy một trò là giáo sư Vũ Công Hòe và tôi.
Chọn nghề này, tôi bị người thân và bạn bè phản đối kịch liệt, các sinh viên khác thì gọi tôi là “đồ tể”, những ngày họp mặt, khi muốn bắt tay bạn bè thì bị bắt bẻ: “Ông đã rửa tay chưa?”, các cô gái khi nghe đến nghề “mổ xác” thì không dám đến gần, ngày tết không dám đi chúc tết vì sợ mang xui xẻo đến nhà người khác…
* Hẳn đã có những câu chuyện khiến ông quyết tâm theo nghề?
- Tôi không bao giờ quên lần đầu tiên đặt dao vào một t.ử th.i là đứ.a b.é vừa tròn sáu tháng tuổ.i. Đứng trước xá.c chế.t có gương mặt ngây thơ và đẹp như thiên thần, trong tôi có một sự xúc động mãnh liệt lẫn thương cảm đến nao lòng.
Tôi thầm nghĩ “Đứ.a b.é còn quá nhỏ, chưa biết gì về cuộc đời này mà đã phải ra đi”. Từ đó, tôi quyết định chọn công việc mổ xác bệnh nhân để rút kinh nghiệm cho điều trị, tìm nguyên nhân t.ử von.g.
Cũng có lúc tôi gặp ta.i nạ.n với nghề, khi cô thư ký không cẩn thận, khiến cho bản giám định pháp y của một người không bị bệnh tâm thần thành người có bị bệnh tâm thần. Cùng với báo chí, vụ việc gây chấn động trên cả nước.
Bác sĩ pháp y Nguyễn Thanh Tuyền: Người biết lắng nghe “tiếng nói” của người chế.t
Cô thư ký lại đang mang thai ở những tháng đầu, vì không muốn những ảnh hưởng lớn về tâm lý có thể dẫn đến sẩy thai nên tôi đã nhận hết sai sót. Kết quả tôi bị kiểm điểm, thanh tra nhiều lần, bị đưa ra hội đồng kỷ luật thành phố.
Thấy tôi vẫn điềm nhiên, không lên tiếng thanh minh, đồng nghiệp, người thân càng tỏ ra sốt ruột. Cuối cùng, tôi được giải oan, uy tín của tôi cũng không bị ảnh hưởng gì. Từ đó, tôi tin vào sự thật và công lý.
* Và khi càng đi sâu vào nghề giám định pháp y thì càng đam mê, như cách nói của Bác sĩ Phan Văn Hiếu, Giám đốc Trung tâm Giám định Pháp y TP. Hồ Chí Minh?
- Hoàn toàn đúng, nhờ đam mê nghề mà tôi mới có thể gắn bó với nghề hơn 45 năm qua. Điều làm tôi mê nghề giám định pháp y là sau quá trình giám định, chúng tôi phát hiện ra những yếu tố bất ngờ trong mỗi vụ án. Thật kỳ lạ là người chế.t như có tiếng nói riêng mà chỉ có bác sĩ pháp y mới “nghe” được.
Có những vụ án khi đưa ra ánh sáng lại có một kết quả ít ai ngờ đến. Chẳng hạn như một ta.i nạ.n giao thông làm cho một tài xế chế.t ngay tại chỗ và tài xế còn lại phải vào cấp cứu ở bệnh viện.
Video đang HOT
Theo những dữ liệu tại hiện trường thì tài xế bị thương là người có lỗi nhưng khi tôi giải phẫu trái tim người chế.t thì phát hiện người này bị nhồi má.u cơ tim. Cơn đau tim đến bất ngờ khiến cho người tài xế này bất tỉnh khi đang lái xe và gây ta.i nạ.n. Từ đó, kết quả giám định của tôi đã giúp giải oan được cho người tài xế còn sống.
Giám định pháp y là khâu đầu tiên và quan trọng nhất của quá trình điều tra án. Những kết luận của bác sĩ sẽ là cơ sở để cơ quan điều tra lần tìm manh mối để phá án. Vì vậy, tôi thường phải tập trung làm việc cho đến khi đưa ra được kết luận chắc chắn nhất về vụ việc mới thôi.
* Hẳn những bác sĩ giám định pháp y như ông phải “hao tổn tâm trí” rất nhiều cho công việc vì tìm ra nguyên nhân của một vụ án là việc không hề đơn giản…
Đúng vậy. Tôi còn nhớ một vụ án xảy ra vào đầu những năm 1990 tại một xã vùng xa ở tỉnh Đồng Nai. Do mâu thuẫn nên mới buổi sáng, người vợ bị chồng tát mấy cái vào mặt. Đến trưa, cô vợ ngất xỉu và t.ử von.g trên đường đưa đến bệnh viện.
Người chồng vừa hoang mang, hối hận lại vừa phải chịu nhiều sức ép từ gia đình vợ và dư luận. Đến khi chúng tôi kiểm tra phổi của nạ.n nhâ.n thì thấy có một lượng chất lỏng màu đen và một số vỏ trấu nhỏ găm vào phế quản.
Thì ra buổi sáng hôm đó, sau khi bị chồng đán.h, người vợ đã chạy ra sau nhà và bị trượt chân, ngã úp mặt vào vũng nước bẩn có lẫn cả vỏ trấu cạnh chuồng heo.
Lúc ngã xuống, vô tình một lượng nước bẩn lẫn vỏ trấu đã qua mũi vào cơ thể, gây ngộ độc, còn những vỏ trấu nhọn thì găm chặt vào phế quản theo mỗi lần hô hấp, dẫn đến cái chế.t kỳ lạ. Từ kết quả đó, nỗi oan giế.t v.ợ của người chồng đã được làm sáng tỏ.
* Có trường hợp nào mà kết quả giám định pháp y của ông được đưa ra như một đòn tâm lý để hun.g th.ủ ra nhận tội không?
- Cũng có khi như vậy. Còn nhớ tôi từng giám định xác một phụ nữ được phát hiện trong giai đoạn phâ.n hủ.y ở quận 6, TP. Hồ Chí Minh. Công an và những người thân đều cho rằng người phụ nữ này chế.t vì bị bệnh nhưng kết quả xét nghiệm t.ử th.i của chúng tôi khẳng định rằng cô ấy bị siế.t c.ổ. Ngay ngày hôm sau, hun.g th.ủ đã tìm đến công an nhận tội là đã siế.t c.ổ nạn nhân để cướp của.
Đó là một trong những trường hợp ít gặp với những hun.g th.ủ “nhát gan”, còn thông thường chúng tôi phải phối hợp với cơ quan điều tra để vạc.h mặ.t người phạm tội.
Chẳng hạn như trong vụ án Năm Cam, đối tượng Châu Phát Lai Em (tay chân thân tín của Trương Văn Cam) đã phạm tội giế.t một công nhân bốc xếp tên Đổng Chí Nam. Nhiều bản giám định trước đó cho kết quả là hun.g th.ủ “giế.t ngườ.i do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”. Còn bản giám định cuối cùng của tôi khẳng định hun.g th.ủ Châu Phát Lai Em cố ý giế.t ngườ.i và buộc phải lĩnh án t.ử hìn.h.
* Công việc lấy lại công bằng cho người chế.t chắc hẳn cũng có khi làm cho người sống không hài lòng vì uy tín, sự nghiệp của họ có thể bị ảnh hưởng bởi một kết quả giám định pháp y, nhất là trong những vụ án hình sự. Trong mấy chục năm làm nghề giám định pháp y, bác sĩ và gia đình có từng bị đ.e dọ.a, trả thù?
- Nguy hiểm với bản thân và gia đình là điều khó tránh khỏi đối với những ai đã bước chân vào nghề này. Vì công việc giám định pháp y sẽ “đụng chạm” đến nhiều người ở nhiều địa vị khác nhau trong xã hội, trong đó có những vụ án tôi từng giám định có liên quan đến chủ tịch huyện, công an tỉnh… Còn tôi chỉ là một người không chức quyền, chỉ phục vụ cho lẽ công bằng mà thôi.
Cách đây cũng khá lâu rồi, khi con tôi còn nhỏ. Ngày giáp tết, tôi đang chở con đi chơi ở quận 2 thì một chiếc xe máy chạy ngược chiều với vận tốc lớn cứ thế tông thẳng vào xe tôi. Cũng may, cả nhà không ai bị nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng sau ta.i nạ.n đó, các con nói với tôi: “Từ nay tụi con không đi chơi với ba nữa đâu, nguy hiểm lắm!”.
Ngày tôi còn làm ở Tổ giám định pháp y (gần Bệnh viện Nguyễn Tri Phương), tôi còn nhận được cả những lời đ.e dọ.a bằng hình ảnh, lời nói. Một buổi sáng đến cơ quan, tôi thấy ngay trước cửa phòng làm việc có dán tờ giấy ghi tên mình kèm với hình ảnh chiếc quan tài đi thẳng đến nghĩa địa!
* Với người “yếu bóng vía” thì khó lòng trụ lại nghề trước những lời đ.e dọ.a như thế…
Những lời đ.e dọ.a đơn giản đó không thể làm tôi bỏ nghề. Tôi không phải là người quá mạnh mẽ nhưng có lẽ tôi hơi lý tưởng hóa nghề y pháp theo như lời dạy của thầy Vũ Công Hòe: “Bác sĩ pháp y nói thay cho những người không còn nói được, cứu những người còn sống và đem đến công lý cho những người khác”. Chính những ý nghĩa đó đã giúp tôi tồn tại với nghề.
Thực tế, khi làm trong ngành này, ngoài những nguy hiểm rình rập đâu đó thì còn có những lúc khó xử nữa. Tôi từng giám hun.g th.ủ lại là người có quan hệ họ hàng với mình. Dù kết quả mà tôi viết ra có thể là phiền lòng một số người thân thiết nhưng với trách nhiệm là người đưa lẽ phải ra ánh sáng thì tôi cũng không thể thay đổi phải – trái, trắng – đen.
* Như bác sĩ đã nói, kết quả của bác sĩ giám định pháp y là khâu quan trọng nhất của quá trình điều tra án. Nếu không quá lý tưởng về nghề thì một người nắm quyền “sinh sát” như ông hẳn đã có nhiều cơ hội để có nhiều tiề.n?
- Hầu hết chúng ta sống trên đời này đều muốn có một cuộc sống sung túc. Tôi cũng cần nhiều tiề.n cho cuộc sống bản thân và gia đình. Nhưng nếu chúng ta chạy theo đồng tiề.n bất chấp công lý, lẽ phải thì liệu còn ai tin vào công lý nữa. Tư tưởng vì tiề.n bất chấp đạo lý và cả tính mạng của người khác đã sản sinh ra nạn phong bì trong y tế, phong bì trong giáo dục và tham nhũng nói chung.
Trong mấy chục năm làm nghề này, tôi có rất nhiều cơ hội để có tiề.n, thậm chí có thể có nhiều tiề.n, nhất là giai đoạn tôi làm Tổ trưởng Tổ giám định pháp y thành phố, chịu trách nhiệm về giám định thương tật, thương vong và giám định tâm thần cho hầu hết các trường hợp vi phạm trên toàn thành phố và một số tỉnh lân cận. Nhưng nếu kiế.m tiề.n trên xá.c chế.t có lẽ tôi đã không thể có được giấc ngủ ngon như lúc này vì những người chế.t oan khó lòng để tôi sống yên.
* Ông có tin vào yếu tố tâm linh không?
- Tôi vẫn tin có “người âm” và cả những câu chuyện kể về những người chế.t oan đã “dẫn lối” cho người sống tìm đến nơi chôn giấu xác của họ.
* Ông có e ngại rằng “người âm” sẽ phẫn nộ khi ông mổ xác hoặc lấy một phần cơ thể của “họ” đem về nghiên cứu?
- Tôi nghĩ việc mổ xác không nhằm mục đích xấu mà cốt yếu là tìm ra nguyên nhân cái chế.t, giải oan cho người đã chế.t nên có lẽ “họ” sẽ không phẫn nộ mà còn cảm ơn tôi đấy chứ. Tôi tin điều đó vì mấy chục năm qua, tôi chưa từng gặp một người âm nào cả.
* Thời gian qua, ông đã làm sáng tỏ rất nhiều vụ án, từ đơn giản đến phức tạp. Mặc dù ông không màng danh hiệu nhưng những thành tích của ông trong ngành vẫn được nhiều người biết đến. Đến hôm nay thì có lẽ công việc của ông đã nhận được sự cảm thông của gia đình, họ hàng rồi chứ?
- Có thể nói là hiện nay, tôi đã được mọi người nhìn bằng con mắt khác, không còn là “đồ tể” như ngày xưa nữa. Thực ra làm cái nghề này rồi thì ít nhiều cũng phải chấp nhận thái độ khó chịu của mọi người và không ngại hy sinh bản thân mình nữa.
Cần phải thấy rằng bác sĩ giám định pháp y là một nghề khó. Làm bác sĩ chuyên khoa đã khó, làm bác sĩ pháp y còn khó hơn vì phải làm tốt cả giải phẫu học, mô học lẫn sinh lý học. Không chỉ thế bác sĩ pháp y còn phải hiểu cách điều trị cho tất cả các chuyên ngành như một bác sĩ đa khoa.
Thứ hai, nghề này rất khổ. Một xá.c chế.t hiếm khi sạch sẽ, thường dính nhiều má.u m.e, đất cát, thậm chí cả phân, phải dùng nước, cồn… để rửa trước khi mổ. Nhiều xá.c chế.t lâu ngày bị thố.i rữ.a hoặc trương phình thì trở nên dị dạng, mùi hôi thối càng nồng nặc hơn.
Tôi từng chứng kiến nhiều nhân viên ngất xỉu ngay trong phòng mổ, có người sau khi mổ xong không dám ăn cơm vì bị ám ảnh bởi cảnh tượng người chế.t thối rữa. Nhiều bác sĩ pháp y chỉ đi làm được vài tuần đã phải bỏ việc vì không thể tiếp tục đối diện với xá.c chế.t.
Thứ ba là bác sĩ pháp y luôn phải làm việc quên mình. Tôi được biết một số bác sĩ sau khi làm việc ở trung tâm thì không còn thời gian dành cho phòng mạch của mình. Lúc nào có người chế.t thì ngay lập tức bác sĩ pháp y phải có mặt để tiến hành giám định t.ử th.i.
Hiện nay, các bác sĩ chỉ mổ xác ở trung tâm pháp y, ở bệnh viện hoặc một phòng mổ gần nhà tang lễ Bình Hưng Hòa chứ trước đây, bác sĩ còn phải ra tận hiện trường để giám định, bất kể ngày hay đêm, nắng gắt hay mưa bão.
Những ngày tết, hầu như không có ngày nào không có người t.ử von.g cần phải giám định pháp y, mỗi bác sĩ có khi phải mổ năm, sáu xác mỗi ngày. Vì vậy, nhiều bác sĩ ăn tết luôn ở trung tâm.
Còn thứ Bảy, Chủ nhật với bác sĩ pháp y cũng như những ngày bình thường, cũng làm việc từ sáng đến tối. Ngay cả Bác sĩ Phan Văn Hiếu (giám đốc) cũng có mặt cùng anh em cả ngày ở trung tâm để công việc luôn hoàn thành đúng tiến độ.
* Được biết việc tiếp xúc với tử khí và các hóa chất trong xử lý xác đã ảnh hưởng đến sức khỏe của các giám định viên pháp y rất nhiều. Có một số nghiên cứu về y học cho rằng các bác sĩ pháp y thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn và cũng dễ lây nhiễm các bệnh như lao, HIV… từ xá.c chế.t hơn các chuyên ngành khác, đúng không thưa ông?
- Chắc là có nhưng bản thân tôi có lẽ đã quá quen với tử khí và chất độc rồi. Giờ tôi xem việc hít formol mỗi ngày như một cách… sát trùng vậy.
* Nghề giám định pháp y vất vả là thế mà hiện vẫn có những nữ bác sĩ xông pha với nghề, trong đó có cả những người còn rất trẻ…
- Đó là những đóa hoa tuyệt vời trong ngành pháp y. Ở trung tâm hiện có bác sĩ Phương, một cô gái trẻ tuổ.i lại có niềm đam mê đối với ngành y pháp từ rất sớm. Tuy mới vào nghề nhưng đến thời điểm này, bác sĩ Phương mổ trên dưới hai mươi xá.c chế.t đồng thời lại rất hăng say với công tác nghiên cứu.
Tôi còn được biết con gái bác sĩ Hiếu, giám đốc trung tâm cũng muốn theo nghề của cha và anh ấy cũng rất hoan nghênh quyết định của con mình. Phải nói rằng phụ nữ làm nghề giám định pháp y là một sự hy sinh bản thân rất lớn. Nhưng nếu ai cũng chọn việc nhẹ nhàng thì gian khổ sẽ dành phần cho ai?
* Cảm ơn ông về buổi trò chuyện. Chúc ông luôn mạnh khỏe để tiếp tục góp sức của mình cho ngành pháp y.
Theo Doanh Nhân Sài Gòn
Nhiều uẩn khúc trong vụ án con dâu dùng búa sá.t hạ.i mẹ chồng
Bị TAND tỉnh Cao Bằng xử kết án tù chung thân về tội "Giế.t ngườ.i" mà nạ.n nhâ.n là bà mẹ chồng 75 tuổ.i, bị cáo Hoàng Thị Vấn vẫn một mực kêu oan. Bất ngờ là gia đình chồng, đại diện cho người bị hại, cũng khẳng định hun.g th.ủ là kẻ khác.
Sau khi Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại, vụ án nhiều uẩn khúc trên càng trở nên bí ẩn với nhiều câu hỏi chưa có lời kết...
Thảm án lúc rạng sáng
Theo nội dung vụ án, sáng 5/2/1012, anh Nguyễn Duy Chiến (SN 1969, trú tại phường Đề Thám, TP.Cao Bằng) từ trên nhà đi xuống thì thấy vợ mình là Hoàng Thị Vấn đang nằm quằn quại dưới nền nhà, ôm đầu kêu cứu. Thấy vợ bị thương, anh Chiến vội tri hô hàng xóm nhờ đưa Vấn đi cấp cứu. Sau khi tỉnh lại, Vấn cho biết có kẻ lạ mặt đã đột nhập vào nhà định giế.t Vấn, cướp tài sản.
Nghe vợ kể, lúc này anh Chiến mới giật mình bất an khi nhớ đến mẹ già đang ở nhà. Anh Chiến vội quay về nhà tìm kiếm thì phát hiện xác mẹ già là bà Triệu Thị Tiề.n (SN 1937) được giấu dưới những hộp mì tôm, trên đầu, mặt có nhiều thương tích.
Công an tỉnh Cao Bằng đã khẩn trương vào cuộc điều tra, kết luận giám định pháp y xác định nạ.n nhâ.n Triệu Thị Tiề.n bị sá.t hạ.i do búa đinh, gây v.ỡ hộ.p s.ọ. Hiện trường chính của vụ án là ngay tầng 1 của gia đình nạ.n nhâ.n dùng để chứa đồ, bán hàng tạp hóa.
Kẻ thủ ác sau khi sá.t hạ.i bà cụ d.ã ma.n còn kéo xác nạ.n nhâ.n, phủ kín bằng những hộp các tông đựng mì tôm và hàng khô. Khi phát hiện vụ án, cửa, cổng ngôi nhà vẫn khóa, không có dấu hiệu bị cạy phá, cảnh sát loại trừ khả năng kẻ gian đột nhập từ bên ngoài vào trong nhà nhằm giế.t ngườ.i, cướp tài sản.
Lập tức các mũi nghi ngờ tập trung vào vợ chồng Chiến - Vấn. Khi bị triệu tập lên cơ quan điều tra làm việc, Vấn nhanh chóng khai ra chính chị ta là hun.g th.ủ giết mẹ chồng, tạo hiện trường giả vụ giế.t ngườ.i, cướp tài sản.
Theo Vấn khai, sáng hôm đó khi Vấn trở dậy xuống nhà dưới thì anh Chiến và con gái vẫn nằm trên giường, tivi đã bật. Vấn gặp bà Tiề.n ở sân, hai mẹ con có chuyện trò, bà Tiề.n bảo Vấn phải sinh thêm một đứa con trai. Vấn không đồng ý vì lúc đó chị ta đã 45 tuổ.i, vì chuyện này mà mẹ chồng nàng dâu xảy ra cãi vã. Cho rằng con dâu hỗn láo, bà mẹ chồng 75 tuổ.i (chỉ cao khoảng 1m45) đã vung tay tát vào mặt Vấn.
Sẵn nỗi ấm ức bấy lâu với bà mẹ chồng khó tính, cổ hủ, Vấn vớ lấy búa đinh ở chạn bát quay ra đậ.p vào đầu bà Tiề.n khiến bà cụ ngã gục... Vấn quăng búa ra đằng sau chạn bát, lấy đoạn dây điện ở chiếc quạt cũ quấn vào cổ bà Tiề.n, kéo xác nạ.n nhâ.n đến giấu dưới những thùng mì tôm. Để xóa dấu vết, Vấn còn xịt dầu gội đầu, đi găng tay lau sạch vết má.u dưới nền nhà.
Sau đó, người con dâu "má.u lạn.h" lên tầng 2 thay quần áo khác, bỏ bộ quần áo vừa gây án vào máy giặt, rồi quay trở lại giường vờ ngủ. Một lúc sau, anh Chiến gọi vợ dậy. Vấn giả bộ, cầm cọc tiề.n để trên kệ trong phòng và chìa khóa cửa cuốn xuống dưới nhà. Đến tầng 1, Vấn bỏ cọc tiề.n và.o két, ngồi giữa gian hàng và vớ con dao tự rạch vào đầu mình. Đúng lúc, anh Chiến đi xuống chứng kiến cảnh vợ ôm đầu, má.u chả.y và tri hô, đưa Vấn đi cấp cứu.
Căn cứ vào lờ.i kha.i nhận tội của Hoàng Thị Vấn, xét thấy phù hợp với các chứng cứ dấu vết thu thập được tại hiện trường, công an tỉnh Cao Bằng đã khởi tố, bắt tạm giam Vấn để điều tra về hành vi giế.t ngườ.i. Sau đó, Nguyễn Duy Chiến cũng bị khởi tố về hành vi che giấu tội phạm, nhưng sau đó xét thấy Chiến có hoàn cảnh éo le (mẹ b.ị giế.t, vợ dính vòng lao lý, các con nhỏ) nên được miễn trách nhiệm hình sự.
Nghi án vẫn còn sát thủ giấu mặt?
Ngày 2/1/2013, TAND tỉnh Cao Bằng xét xử sơ thẩm vụ án, bị cáo Hoàng Thị Vấn một mực kêu oan, cho rằng trước đó bị cáo bị ép cung, thiếu hiểu biết nên mới nhận tội. Ông Nguyễn Ngọc (bố chồng Vấn) là đại điện cho người bị hại và anh Chiến là chồng Vấn cũng khẳng định Vấn bị oan, đồng thời nghi ngờ thủ phạm là người khác.
Tuy nhiên, TAND tỉnh Cao Bằng khẳng định các tình tiết khách quan do cơ quan tố tụng thu thập được đã đủ cơ sở kết tội Hoàng Thị Vấn về tội "Giế.t ngườ.i". Bản án sơ thẩm tuyên phạt Hoàng Thị Vấn mức án tù chung thân.
Sau đó Vấn kháng cáo kêu oan, đại diện phía bị hại cũng kháng cáo kêu oan thay cho bị cáo, phía bị hại đề nghị cấp phúc thẩm điều tra lại vì cho rằng Vấn không phải là hun.g th.ủ sát hại bà Tiề.n, kẻ giế.t hạ.i cụ già 75 tuổ.i vẫn đang lẩn trốn ngoài vòng pháp luật.
Tại phiên tòa phúc thẩm vào cuối tháng 6/2013, Tòa phúc thẩm TAND Tối Cao tại Hà Nội nhận định: quá trình điều tra xét xử vụ án, các cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm đã có nhiều sai sót nghiêm trọng. Đặc biệt, tại phiên tòa phúc thẩm hé lộ một tình tiết động trời, đó là mặc dù vụ án này cả bị cáo và bị hại đều là nữ giới nhưng tại hiện trường lại thu thập được một chiếc áo ba lỗ, trên đó có dính má.u của một người nam giới. Trên tường cũng có vết má.u của nam giới. Vậy vết má.u này là của ai, điều này vẫn là một uẩn khúc pháp lý chưa tìm ra đáp án.
Bởi các lẽ trên, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội đã tuyên huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Cao Bằng để điều tra, xét xử lại từ đầu. Theo đán.h giá của các chuyên gia pháp lý, việc án sơ thẩm bị hủy để điều tra lại hoàn toàn không có nghĩa là do bị cáo Vấn bị kết án oan. Hy vọng quá trình điều tra lại sẽ "giải mã" được những ẩn ức của vụ án.
Án sơ thẩm sai phạm nghiêm trọng cả về nội dung lẫn tố tụng ... Bị cáo Vấn khai đã dùng dây điện siế.t c.ổ nạn nhân đến khi nhìn thấy vết lằn màu đỏ mới bỏ tay ra. Nhưng bản ảnh t.ử th.i lại thể hiện cổ nạ.n nhâ.n không có vết lằn đỏ nào, cũng không xác định cụ thể dây điện được buộc trước hay sau khi nạ.n nhâ.n chết. Bị cáo bị kết tội có hành vi xốc nách kéo lê nạ.n nhâ.n từ sân vào nơi giấu xác nhưng hồ sơ vụ án không làm rõ xốc nách ngửa hay sấp, có vết trầy xước ở gót chân hay mũi chân nạ.n nhâ.n?. Cơ quan điều tra thu giữ được 19 đồ vật (trong đó có con dao nhọn cán vàng, dao nhọn cán đen, búa đinh) để trưng cầu giám định và chỉ có dấu vết đường vân tay của bị cáo trên hộp miến; dao và búa được coi là hun.g kh.í không có dấu vết của Vấn. Hiện trường vụ án thu thập được vết đế giày đỏ thạch cao nhưng lại không giám định dấu vết này; Biên bản khám nghiệm hiện trường có nét chữ bị sửa chữa, mà không có điều tra viên ký xác nhận, trong khi đây là thay đổi về bản chất. Đáng nói, lờ.i kha.i của nhâ.n chứn.g mâu thuẫn với bị cáo về thời gian gây án. Vấn khai, giế.t b.à Tiền xong thì lôi vào gầm cầu thang lấp các thùng mì tôm lên. Nhưng bản ảnh thì vị trí t.ử th.i bị giấu lại không phải ở đây?. Đặc biệt, biên bản nghị án chỉ có 3/3 thành viên biểu quyết, trong khi HĐXX cấp sơ thẩm có 5 thành viên. Những sai lầm, thiếu sót trên là rất nghiêm trọng, cả về nội dung lẫn tố tụng mà cấp phúc thẩm không thể khắc phục được nên cần phải hủy án để điều tra, xét xử lại từ đầu, đảm bảo cho quy trình tố tụng chặt chẽ, khách quan, minh bạch. (Trích bản án phúc thẩm của TAND Tối Cao)
Theo Trần Ngọc Thành
Kết quả khám nghiệm bé 1 tuổ.i chết tại trường mầm non có vấn đề? Anh Trần Xuân Bách, bố nạ.n nhâ.n Trần Nhật Hương cho rằng, kết quả đó có nhiều điểm thiếu logic... Chị Thủy cho bé Trần Nhật Hương ăn lúc bé chưa đến trường mầm non Thiên thần nhỏ. Sau khi làm việc với Tổ điều tra công an quận Long Biên, Hà Nội, về kết quả khám nghiệm t.ử th.i của cháu Trần...