Người bị voi quật chết trong công viên được trả thêm nửa tỷ đồng tiền lương
Mặc dù anh Tài ra đi nhưng phía Đại Nam vẫn coi anh là một thành viên. Theo đó, bước đầu công ty vẫn chi trả thêm 7 năm lương, tương đương 500 triệu đồng.
Con voi vật chết nhân viên vườn thú.
Ngày 25/12, ông Phạm Đình Khương, Phó Tổng giám đốc công ty cổ phần Đại Nam cho biết, khu du lịch Đại Nam đã hỗ trợ toàn bộ chi phí mai táng cho anh Đoàn Hữu Tài (28 tuổi, quê Vĩnh Long).
Ông Khương cho hay, tất cả Ban giám đốc cũng như nhân viên Đại Nam rất quý mến anh Tài từ khi đến làm khu sở thú. Mặc dù anh Tài ra đi nhưng phía Đại Nam vẫn coi anh là một thành viên. Theo đó, bước đầu công ty vẫn chi trả thêm 7 năm lương, tương đương 500 triệu đồng cho gia đình.
Trước đó, vào lúc 15h ngày 23/12, anh Tài (là quản tượng) lấy thùng sơn nước lách người qua những thanh chắn chuồng voi để sơn lại hàng rào. Bất ngờ anh bị con voi đực nặng 2 tấn dùng vòi cuốn ngang người rồi quật mạnh vào cạnh tường hồ nước.
Video đang HOT
Ông Trần Văn Nguyên, Phó Chi cục Trưởng Kiểm lâm Bình Dương, cho biết thêm vào thời điểm kiểm tra, vị trí anh Tài tử vong là trong chuồng voi, chứ không phải con voi chạy ra ngoài sân rồi quật anh Tài nên không thể kết luận Đại Nam chưa an toàn về chuồng trại.
“Có hai khả năng dẫn tới việc con voi tấn công anh Tài là anh này chui băng ngang qua chuồng voi đã làm thay đổi đột ngột ngoại cảnh khiến con voi giật mình dẫn đến phản ứng theo bản năng thú hoang dã tự nhiên. Đặc biệt, rất có thể anh Tài mang thùng sơn đi ngang gây ra dị ứng mùi lạ cho con voi”, ông Nguyên nhận định.
Theo Xahoi
Ám ảnh "voi trả thù người"
Trong một lần đi tiếp xúc cử tri về, anh Phan Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Sơn đã bị voi rừng đuổi. Anh Đức kể về nỗi hoang mang lúc đó của mình và của người dân bây giờ.
Người dân bản Cao Vều, huyện Anh Sơn (Nghệ An) đang nơm nớp lo sợ vì voi rừng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào... Trong một lần đi tiếp xúc cử tri về, anh Phan Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Sơn đã bị voi rừng đuổi. Anh Đức kể về nỗi hoang mang lúc đó của mình và của người dân bây giờ!
Sống chung với... voi rừng
"Những gia đình ở quanh đây, trong nhà ai cũng có đuốc dầu, đuốc nứa để sẵn sàng đuổi voi. Nhiều nhà thấy voi phải bật điện sáng trưng, nổ xe máy, dùng vung nồi gõ liên hồi để voi không vào nhà". Bà Vi Thị Huê (một người dân trong bản Cao Vều)
Vượt qua cung đường ổ gà đầy xám bụi, những vách đá dựng ngược lơ thơ cây cỏ, đến giữa trưa chúng tôi mới vào đến bản Cao Vều. Cao Vều là tên gọi của bản nhưng nói như anh Phan Văn Đức thì "có lẽ đây là vùng đất đặc biệt nhất của xứ Nghệ, nơi người dân quanh năm sống chung với voi rừng. Hầu hết người dân trong bản đều đã từng giáp mặt với voi, có người bị voi quật chết, có người bị thương. Còn chuyện voi về thăm nương rẫy, lán trại là chuyện thường như cơm bữa", anh Đức vừa kể vừa chỉ tay về đống phân voi to tướng bên mép đường trước mặt.
Cũng theo anh Đức, trước đây đàn voi thường sợ ánh sáng, sợ tiếng khua chiêng gõ mõ, nhưng nay chúng tỏ ra "chai lì" và hung dữ hơn rất nhiều. Trong lúc đi tìm thức ăn, nếu bị làm phiền bằng tiếng xe máy, đèn điện, chúng sẽ quay lại để tấn công. Cuối năm 2012, trên đường đi tiếp xúc cử tri từ bản Cao Vều về qua đoạn dốc dài, anh Đức gặp đàn voi, dù cố gắng bật sáng đèn, nổ máy lớn nhưng vẫn bị voi đuổi theo. "Hôm đó, đàn voi 3 con lao thẳng vào xe máy khiến tôi phải quay xe bỏ chạy. Nếu chậm chân thì chắc chắn giờ này tôi đã nằm dưới đất sâu", anh Đức rùng mình nhớ lại.
Anh Đức nhớ lại cung đường mà mình bị voi đuổi. Ảnh:TG
Trưởng bản Nguyễn Văn Châu kể, từ nhỏ đã được nghe các cụ trong làng kể chuyện voi ra Cao Vều đẻ con, xuất hiện trên các mé đồi nhưng rất sợ người... Bây giờ, chứng kiến những mảng đồi xung quanh ngày càng thưa dần, anh Châu nhận thấy đàn voi ngày càng hung dữ. Trước đây, mỗi năm đàn voi thường kéo nhau về bản từ 2 - 3 lần, vào các mùa măng, mùa mía nhưng từ mấy năm nay, voi về liên tục, không theo quy luật nào. Ban ngày đang yên bình là thế nhưng ban đêm, chúng có thể về tận nhà dân để tìm muối, ăn măng, ăn mía, nếu gặp người, chúng sẵn sàng quật chết. Cuối năm 2006, đàn voi rừng gồm 5 con đã tràn về Bãi Lim phá hoại hoa màu của bà con và quật đổ ngôi nhà của anh Trần Văn Đường, tấn công anh Nguyễn Hữu Thân khiến anh Thân bị gãy xương phải đi cấp cứu. Năm 2011, bản Cao Vều cũng đã phải chứng kiến cảnh 2 người dân trong bản bị voi rừng quật chết thương tâm.
Nạn nhân của voi rừng không phải chỉ là người trong bản mà giữa tháng 4 vừa qua, đàn voi về khu vực Khe Ráy, quật chết anh Lương Văn May (SN 1982), ở xã Tam Thái, huyện Tương Dương, một phu gỗ đang đi bắt cá dưới khe. Trước đó, đêm 27/5/2011, khi đang ngủ trong lán ở khu vực rừng Bãi Cồi, anh Vi Văn Sinh (41 tuổi) ở xã Lục Dạ, Con Cuông và 2 người khác phát hiện có tiếng động lạ. Tưởng là trâu bò đến phá lán, anh Sinh và mọi người dậy đuổi thì bị những con voi rừng quật, 2 người chạy thoát, riêng anh Sinh bị voi giẫm chết.
Voi trả thù người?
"Hiện dự án "Bảo tồn voi (Elephas maximus) tại Nghệ An giai đoạn 2013 - 2020" đã được xây dựng và đang chờ các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt. Nếu được phê duyệt thì đây là cơ hội cứu đàn voi hoang dã Nghệ An đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Tuy nhiên, từ giờ đến lúc đó, người dân và voi vẫn sống trong sợ hãi và trả thù lẫn nhau". Ông Nguyễn Thanh Nhàn (Giám đốc Vườn quốc gia Pù Mát)
Đàn voi thường xuyên về quấy rối người dân này là đàn voi của Vườn quốc gia Pù Mát. Ông Trần Xuân Cường, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Pù Mát cho biết, hiện đàn voi ở Nghệ An có khoảng 13 - 17 con, sinh sống làm 3 đàn ở 3 khu vực khác nhau. Tại những khu vực này đều xảy ra xung đột giữa voi - người và gây ra những thiệt hại về tài sản, hoa màu và cả tính mạng của người dân cũng bị đe dọa. Người dân, một phần vì lo sợ và hoảng loạn trước sự tấn công của đàn voi đã đặt mìn giết voi để trả thù, phần nữa là tình trạng săn bắn voi để lấy ngà dẫn đến tình trạng đàn voi bị suy giảm nghiêm trọng. Từ 1995 đến nay đã có ít nhất 9 con voi bị bắn hoặc giết chết bằng mìn. Đó là Tết năm 1996, người dân Cao Vều đã đặt mìn giết chết 3 con voi khi chúng về tàn phá hoa màu, mùa màng. Ít năm sau đó, cũng gần khu vực rừng Cao Vều, cơ quan chức năng phát hiện 2 con voi đực bị giết để lấy ngà. Mới đây nhất, cuối năm 2010, tại khu vực giáp ranh giữa Cao Vều và huyện Thanh Chương, một con voi cũng bị giết với đôi ngà đã bị cưa mất.
Ông Nguyễn Thanh Nhàn, Giám đốc Vườn quốc gia Pù Mát cho biết, việc đàn voi thường xuyên ra khỏi rừng, phá hoại hoa màu, rừng trồng và thậm chí là tấn công người dân là tổng hợp của rất nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là do thiếu thức ăn, thiếu muối nên chúng phải đi tìm. Ngoài ra, do nơi cư trú, sinh cảnh sống của voi bị con người tác động quá nhiều. Một số cánh rừng trước đây là nơi voi sinh sống và tìm thức ăn nay đã bị phá sạch khiến chúng phải tìm đến các khu dân cư để tìm thức ăn. Đặc biệt, voi là loài vật rất thông minh, khi bị con người trêu ghẹo hoặc giết chết thì những con khác trong đàn sẽ tìm cách trả thù, xung đột với người. Đàn voi ngày càng suy giảm trong khi sự xung đột giữa voi và người ngày càng tăng thêm. Nỗi ám ảnh "voi trả thù người" vẫn bao phủ nơi đây mà mọi giải pháp xem ra vẫn... tắc!
Theo 24h
Voi dữ tấn công, một người thiệt mạng Voi rừng Pù Mát. Ngày 18/4, tin từ UBND xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, tại địa bàn xã vừa xảy ra vụ voi rừng quật chết người. Theo đó, khoảng 19h ngày 15/4, anh Lương Văn May (SN 1982 quê xã Tam Thái, huyện Tương Dương đi vào khu vực rừng khe ráy thuộc xóm 3 xã Phúc...