Người bị tinh tinh cắn nát mặt được bồi thường 4 triệu USD
Một phụ nữ Mỹ phải cấy ghép lại toàn bộ khuôn mặt do bị tinh tinh tấn công sẽ nhận được khoản bồi thường trị giá 4 triệu USD từ di sản của người chủ con vật.
Charla Nash tại phiên tòa ở bang Connecticut hôm 10/8/2012.
Tháng 2 năm 2009, Charla Nash đến nhà một người bạn là Sandra Herold ởStamford, bang Connecticut (Mỹ) để giúp Herold bắt nhốt con tinh tinh trở lại chuồng. Tuy nhiên, Charla đã bất ngờ bị con tinh tinh nặng khoảng 90kg của người bạn tấn công. Con vật khổng lồ đã cắn nát mặt và tay của Charla trước khi bị một cảnh sát đến can thiệp bắn chết.
Anh trai của Charla là Michael đã thay mặt cô đệ đơn kiện ra tòa, đòi bồi thường 50 triệu USD từ di sản của người chủ con tinh tinh. Sandra Herold đã mất năm 2010.
Video đang HOT
Brenden Leydon, người được ủy quyền quản lý di sản của Herold, cho biết vụ việc đã được giải quyết mà không nói chi tiết.
Tuy nhiên, theo các tài liệu mà hãng tin AP của Mỹ có được, Charla Nash sẽ nhận được 4 triệu USD bồi thường từ số di sản của Herold.
Theo Dantri
Tàu chở dầu thô lớn nhất Việt Nam "nằm bờ" chờ 4 triệu USD
Nhận bàn giao tàu chở dầu thô 104.000 tấn từ Vinashin, tháng 6/2012, đơn vị Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS) tổ chức lễ hạ thủy con tàu. Nhưng cho đến nay, con tàu chở dầu thô lớn nhất Việt Nam vẫn chưa thể hoạt động.
Con tàu 63 triệu đô phơi sương gió trên biển
Trong năm 2010, đơn vị Vinashin bàn giao tàu 104.000 tấn cho DQS (Petro Việt Nam) để tiếp tục hoàn thành, với giá thẩm định 28 triệu USD. Sau đó, chủ đầu tư là đơn vị Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PV Trans) tiếp tục ký hợp đồng với DQS khoảng 25 triệu USD. Theo thiết kế, tàu 104.000 tấn dài 245m, chiều rộng mặt boong 43m và chiều cao mạn tàu 20m.
Khi con tàu "khổng lồ" được cơ quan đăng kiểm ở Việt Nam và Quốc tế ABS (Mỹ) cấp giấy chứng nhận, hiển nhiên tàu 104.000 tấn có thể lưu thông hàng hải trên biển. Niềm tin và hy vọng đã gợi mở khi DQS tổ chức lễ hạ thủy tàu vào tháng 6/2012.
Nhưng vì sao sau lễ hạ thủy, con tàu "khủng" vẫn nằm im trên biển? Câu chuyện xuất phát sau 2 tháng hạ thủy, vào tháng 8/2012, PV Trans thuê đơn vị tư vấn VMS của Singapore khảo sát tàu. Qua quá trình khảo sát, đơn vị tư vấn VMS yêu cầu bổ sung thêm 4 chi tiết với kinh phí phát sinh khoảng 4 triệu USD để tàu vận hành tốt hơn.
Bốn vị trí mà PV Trans đề cập thông qua đơn vị tư vấn VMS gồm thay đổi vị trí đầu hút của hệ thống cứu hỏa, bổ sung hệ thống ống vét sạch hầm hàng, bổ sung 3 van cách ly và bổ sung hệ thống báo mức nhận hàng 95%. Với 4 yêu cầu phát sinh trên, PV Trans và DQS vẫn chưa thống nhất thỏa thuận đàm phán. Đồng thời, VMS cho rằng thiết kế tàu theo mẫu của Ba Lan đã lạc hậu và chưa phù hợp với các tiêu chuẩn mới trong vận tải hàng hải quốc tế.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Hội - Chủ tịch Hội đồng thành viên DQS - cho rằng: "Với tổng chi phí đóng tàu đã ngốn trên 63 triệu USD, tàu đã hoạt động bình thường và được đăng kiểm công nhận hoạt động quốc tế. Riêng 4 ý kiến phát sinh chỉ nhằm mục đích vận hành hoạt động tối ưu hơn. Hiện tập đoàn đã đưa ra các giải pháp, phương án tối ưu nhưng còn phải chờ kết quả đàm phán kinh phí phát sinh".
Được biết, sau khi hạ thủy, tàu 104.000 tấn đã chạy thử 2 lượt ra biển với chiều dài khoảng 700 hải lý. Mỗi ngày tàu chở dầu thô chưa chính thức bàn giao, đơn vị DQS phải tốn khoảng 200 triệu đồng. Đến ngày 8/11, con tàu lại được lai dắt trở vào xưởng đóng tàu.
Lai dắt tàu "khủng" về xưởng đóng tàu
Quá trình đàm phán càng chậm trễ, sẽ còn nhiều "trăm triệu đồng" bị đổ xuống biển. Và con tàu chở dầu thô lớn nhất Việt Nam, niềm kêu hãnh của ngành hàng hải Việt Nam sẽ vẫn phải nằm im dãi dầu cùng nắng mưa khắc nghiệt trên biển.
Theo Dantri
LILAMA thắng kiện hơn 4 triệu USD ở nước ngoài Đây là trường hợp hiếm hoi khi một doanh nghiệp nhà nước thành công trong việc yêu cầu một ngân hàng nước ngoài thanh toán khoản tiền bảo lãnh với giá trị lớn như vậy. Tổng công ty Lắp máy Việt Nam - LILAMA mới thắng kiện Tập đoàn Power Machinery (Liên bang Nga), buộc tập đoàn này và bên liên quan là...