Người bị suy thận mạn kiêng ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng với bệnh nhân thận mạn rất quan trọng, chính vì vậy, cần phải nắm rõ và thực hiện những nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản để bảo tồn chức năng của thận đồng thời hạn chế những nguy cơ biến chứng của bệnh có thể xảy ra.
Để bảo tồn chức năng của thận, kéo dài thời gian chạy thận cũng như hạn chế những biến chứng của bệnh, cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý. Năng lượng, chất béo, chất đạm, phosphor, nước, kali, chất khoáng, muối và vitamin là các vấn đề cần tiết chế ở người mắc bệnh thận mạn, cụ thể:
Kali, phospho:
Cần thải bớt 2 chất này khi chế biến thực phẩm bằng cách cắt nhỏ, ngâm thực phẩm trong nước, nên nấu vài lần rồi bỏ nước trước khi ăn.
Bệnh nhân suy thận nên hạn chế thức ăn giàu kali: cam, chuối, hạt điều, hạt dẻ, lạc, socola….
Ở người suy thận giai đoạn cuối, hàm lượng kali trong máu tăng cao có thể dẫn đến tử vong do rối loạn nhịp tim.
Video đang HOT
Tránh các loại thức ăn giàu phốt pho: Nấm đông cô, hạt sen khô, đậu đỗ, cua, thịt thú rừng…
Muối: Suy thận sẽ làm mất khả năng bài trừ muối qua nước tiểu dễ gây phù, huyết áp tăng. Vì vậy, bệnh nhân suy thận nên ăn nhạt nhất có thể.
Chất béo: Bệnh nhân thận mạn nên giảm cholesterol và acid béo bão hòa trong mỡ động vật vì bệnh nhân có thể có nguy cơ cao bị rối loạn chuyển hóa lipid, xơ vữa động mạch đồng thời xảy ra các biến chứng liên quan đến tim mạch khiến tình trạng bệnh thêm nặng nề hơn. Nên tăng cường ăn các loại thực phẩm, các loại dầu ăn chứa nhiều acid béo không no và omega 3.
Chất đạm: Đây là thành phần dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Thiếu đạm, bệnh nhân dễ bị mắc thêm các bệnh phối hợp khác và có nguy cơ tử vong.
Tránh ăn quá mức thực phẩm chứa nhiều chất đạm: thịt gà, trứng,cá, tôm, nội tạng động vật… do dễ chuyển hóa thành ure và creatinin. Hai chất này tăng nhanh trong máu sẽ gây áp lực làm việc cho thận.
Vitamin C: Bệnh nhân suy thận ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin C hàng ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ sỏi thận. Nguyên nhân là do cơ thể hấp thụ vitamin C sẽ chuyển hóa thành dạng oxalate – một trong những thành phần chính của sỏi thận.
Nước: Ở giai đoạn sớm, người bệnh không cần phải hạn chế nước. Cần hạn chế lượng nước khi bệnh nhân có biểu hiện phù nhiều, đi tiểu ít. Hạn chế dùng những thức ăn nhiều nước như cháo, kem, súp, canh… Khi bệnh nhân bị tiêu chảy, mất nước, nôn mửa thì cần phải uống đủ nước để bù.
PV (t/h)
Theo baonhandao
Bé 13 tuổi suy thận suýt chết vì cha mẹ bỏ bệnh viện cho con điều trị thuốc nam
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, ý thức chậm chạp, buồn nôn, rối loạn nhịp tim.... Ba tháng trước, bé được phát hiện bệnh thận giai đoạn IV gia đình nhưng không điều trị, đi cắt thuốc nam cho cháu uống.
Ảnh minh hoạ: Internet
Ngày 3/4/2019, bệnh nhi H.V.Q. được người nhà đưa vào Bệnh viện đa khoa Bắc Giang trong tình trạng rất nguy kịch, mệt mỏi hoa mắt chóng mặt nhiều do thiếu máu nặng, ý thức chậm chạp, buồn nôn nhiều do chất độc trong máu tăng quá cao, và có các biểu hiện lâm sàng như Kali máu tăng cao, tê bì mất cảm giác tay chân, rối loạn nhịp tim, trong trường hợp này nguy cơ ngừng tuần hoàn rất cao.
Bệnh nhi H.V.Q. (13 tuổi, xã Phì Điền, huyện Lục Ngạn) bị viêm cầu thận (hội chứng thận hư). Theo lời kể của gia đình, bệnh nhi được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương cách đây 3 năm. Tuy nhiên sau đó gia đình tự ý cho cháu ngừng thuốc. Ba tháng trước, bệnh nhi phát hiện bệnh thận giai đoạn IV tại Bệnh viện Bạch Mai nhưng không điều trị, gia đình cắt thuốc nam cho cháu uống.
Kíp trực 3/4/2019 do BS. Đồng Thị Lợi, Phó khoa Nội Thận - Tiết niệu - Lọc máu, Trưởng tua trực đã nhanh chóng hội chẩn lãnh đạo trực viện thống nhất chẩn đoán, bệnh nhi tăng kali máu- hội chứng ure máu tăng cao/ Bệnh thận giai đoạn cuối, kết hợp giải thích kỹ tình trạng bệnh tật của cháu bé cho gia đình.
Dù bệnh nhi còn nhỏ tuổi, tình trạng bệnh rất nặng nguy cơ tử vong cao trong khi làm thủ thuật nhưng với sự quyết tâm và cố gắng, kíp trực đã thực hiện kỹ thuật đặt catherter tĩnh mạch trung tâm và lọc máu cấp cứu, truyền 750 ml khối hồng cầu cho cháu bé an toàn và hiệu quả.
Sau 3 giờ lọc máu, bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch đe doạ tính mạng. Bệnh nhi tỉnh táo hoàn toàn, không nôn, đỡ mệt mỏi chóng mặt, hết tê bì tay chân, tim nhịp đều rõ, các chỉ số sinh tồn ổn định.
Hiện tại bệnh nhi vẫn đang được tiếp tục theo dõi và điều trị tại khoa Nội Thận - Tiết niệu - Lọc máu.
Theo các bác sĩ, để tình trạng bệnh nhi quá nặng gia đình mới đưa đến viện điều trị cũng là do sự thiếu hiểu biết của gia đình và không điều trị bệnh triệt để, không tái khám đặc biệt người nhà bệnh nhân mê tín, tin vào điều trị theo mách bảo.
Nguyên tắc chung để phòng bệnh thận là: cần uống đủ nước mỗi ngày; thực hiện chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol; hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp; không hút thuốc lá vì hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn; tập thể dục thể thao mỗi ngày; không dùng thuốc khi không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận.
Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa. Ảnh minh hoạ: Internet
Dấu hiệu mắc bệnh thận
Thay đổi khi đi tiểu: Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn...
Phù: Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt...
Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin, hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang ôxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu do suy thận.
Ngứa: Thận có chức năng loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.
Hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa.
Buồn nôn và nôn: Do urê huyết gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.
Thở nông: Đó là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong hai lá phổi kèm theo tình trạng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy) sinh ra chứng thở nông.
Ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí đang ở trong phòng có nhiệt độ ẩm.
Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung: Thiếu máu khiến não không được cung cấp đủ ôxy. Điều này có thể ảnh đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.
Đau lưng/cạnh sườn: Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn.
Nếu có 1 trong 10 triệu chứng trên, bạn nên đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe và được tư vấn sớm.
THÁI HÀ
Theo Tiền Phong
Ung thư chỉ vì chủ quan với nấm mốc Ước tính có khoảng gần 40% số loài nấm mốc đã được biết đến có thể sản sinh ra độc tố, hầu hết chúng đều nguy hiểm cho sức khỏe con người. Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, ước tính có khoảng gần 40% số loài nấm mốc đã được biết đến có thể sản sinh ra độc tố, hầu hết chúng đều...