Người bị lao phổi có nên quan hệ tình dục, sinh con?
Lao phổi lây nhiễm mạnh qua đường hô hấp. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt y lệnh điều trị của thầy thuốc và hạn chế tiếp xúc với người xung quanh cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn. Vấn đề đặt ra là bệnh nhân mắc lao phổi có phải hạn chế quan hệ tình dục, sinh con?
Người bệnh lao phổi mang vi khuẩn lao trong dịch tiết đường hô hấp – đờm, do đó có khả năng lây cho người khác khi ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nói chuyện hay khạc nhổ. Người bệnh sẽ thải vào không khí các hạt nhỏ li ti từ chất tiết của đường hô hấp. Vi khuẩn lao nằm trong dịch tiết, đờm, nhớt này chính là nguồn lây bệnh lao cho người khác chứ không phải chỉ có ho đờm thì mới lây cho người khác.
Vi khuẩn lao phổi phát tán ra không khí qua dịch tiết, đờm, nhớt…nên dễ lây lan.
Đối với bệnh lao phổi, khi xét nghiệm soi đàm trực tiếp thấy có vi khuẩn lao thì bệnh nhân được xếp loại chẩn đoán là lao phổi AFB( ) và ngược lại là lao phổi AFB(-). Theo Chương trình Chống lao Quốc gia, người mắc lao lần đầu sẽ được điều trị theo phác đồ như sau: giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng gồm 4 loại thuốc: ethambutol (hoặc streptomycine), rifampicine, isoniazide, pyrazinamide và giai đoạn sau gọi là củng cố (hay duy trì) kéo dài 6 tháng gồm 2 loại thuốc isoniazide và ethambutol. Chiến lược DOTS (điều trị ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp) thông thường, nếu là lao phổi AFB( ) thì bệnh nhân sẽ được kiểm tra xét nghiệm đàm tìm vi khuẩn lao 3 lần (gọi là kiểm soát đàm), sau điều trị 2 tháng (gọi là kiểm soát 1), sau 5 tháng (kiểm soát 2) và 8 tháng (kiểm soát 3).
Còn nếu là lao phổi AFB(-) thì chỉ kiểm soát đàm 2 lần: sau điều trị 2 tháng và 5 tháng.
Khi mới phát hiện và có chẩn đoán bệnh lao phổi, người bệnh không nên quan hệ tình dục. Bởi lúc này, người bệnh phải nằm viện điều trị tấn công trong 2 tháng đầu và không nên tiếp xúc với người thân nhằm tránh khả năng lây nhiễm. Khi quan hệ tình dục, phát sinh những hành vi như hôn sâu, hôn có trao đổi nước bọt – đây là nguy cơ cao lây nhiễm vi khuẩn lao cho bạn tình.
Video đang HOT
Khi người bệnh lao điều trị được 2 tháng là đã điều trị xong giai đoạn tấn công thì cần đi làm xét nghiệm kiểm soát 1: xét nghiệm soi đàm. Nếu xét nghiệm đàm âm tính thì khả năng lây lan của bệnh nhân với người tiếp xúc sẽ thấp hơn. Khi đó, người bệnh có thể được tiếp xúc với vợ và quan hệ tình dục, cũng không cần kiêng khem quá như trước. Tuy nhiên, cũng cần tiếp tục điều trị theo phác đồ đến hết 6 tháng để khỏi hoàn toàn, khi đó mới có thể kết luận không lây nhiễm.
Nếu qua giai đoạn điều trị tấn công 2 tháng đầu mà người bệnh đi làm xét nghiệm vẫn dương tính, mặc dù triệu chứng đã giảm đi nhiều thì vẫn cần cách ly. Khi đó, bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh về thuốc dành cho trường hợp lao kháng thuốc. Trường hợp này người bệnh lao không quan hệ, gần gũi vợ được nên đi kiểm tra để được đánh giá và tư vấn thêm.
Ngoài ra, người mắc lao và đang trong giai đoạn điều trị thì sức khỏe cũng bị hao mòn, việc quan hệ tình dục có thể làm đuối sức. Do vậy, người bị lao phổi nên hạn chế quan hệ tình dục, đặc biệt trong những tháng đầu điều trị lao.
Khi đang điều trị lao thì tốt nhất không nên có con. Thuốc lao cũng ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng. Dù chưa có ghi nhận là thuốc điều trị lao gây quái thai nên không có chống chỉ định mang thai. Nhưng trong quá trình điều trị bệnh lao, sức khỏe người bệnh bị bào mòn nhiều, cộng với tinh trùng bị ảnh hưởng do thuốc thì việc thụ thai có thể ảnh hưởng chất lượng giống nòi. Vì vậy, nếu muốn có con, người bệnh lao nên yên tâm điều trị hết liệu trình. Khi đã điều trị xong, nên có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho cơ thể hoàn toàn hồi phục rồi kiểm tra toàn bộ sức khỏe của mình đã tốt, lúc đó mới nên có con.
Nguy hiểm khi mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bênh lây truyên qua đương tinh duc (LTQTD) la nhưng bênh lây truyên chu yêu qua quan hê tinh duc.
Thông thường, các bệnh LTQTD ban đầu thường không có biểu hiện rõ ràng, vì thế, nhiều người không biết mình đã mắc bệnh nên không đi khám và điều trị sớm dẫn đến bệnh nặng hơn gây khó khăn cho việc điều trị và có thể làm lây bệnh cho đối phương.
Quan trong hơn la bênh anh hương đên sưc khỏe sinh san va nguy cơ bi vô sinh.
Tác nhân lây truyền qua đường tình dục
Các bệnh lây qua đường tình dục là tình trạng nhiễm khuẩn hoặc bệnh được truyền từ người nọ sang người kia do nhiều tác nhân. Thông thường thì các tác nhân này lây truyền qua hoạt động tình dục (giao hợp qua đường âm đạo, đường miệng hoặc đường hậu môn) không được bảo vệ với người đang mang bệnh. Ngoài ra còn lây qua mẹ truyền cho con khi có thai, khi cho con bú và các dụng cụ tiêm, chích. Các tác nhân gây bệnh rất đa dạng bao gồm: vi khuẩn, virut, liên thể vi khuẩn và virut...; Ký sinh trùng... Hầu hết các bệnh LTQĐTĐ đều làm cơ thể chúng ta trở nên yếu hơn, đăc biêt co thê gây sây thai, vô sinh, truyền bệnh từ mẹ sang con, gia tăng nguy cơ ung thư...
iêm măt bênh thương găp
Bênh lâu
Là một bệnh nhiễm khuẩn, do song cầu gram (-) Neisseriagonorhoeae gây nên. Bệnh thường lây trực tiếp qua quan hệ tình dục không bảo vệ đường âm đạo, hậu môn và sinh dục-miệng. Các bộ phận khác cũng có thể bị nhiễm bệnh như hậu môn-trực tràng, họng, mắt. Hàng năm, trên toàn cầu có khoảng 62 triệu trường hợp mới mắc bệnh lậu, khu vực Đông và Đông Nam Á có 29 triệu trường hợp. Việt Nam, theo ước tính thì có khoảng vài chục ngàn trường hợp mỗi năm. Trẻ sơ sinh có thể bị viêm kết mạc mắt do đẻ qua đường sinh dục người mẹ bị bệnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở lứa tuổi 15-35. Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới sẽ bộc phát ra ngoài sau khi giao hợp 2-5 ngày vơi các triệu chứng đái dắt, buốt, có mủ đặc màu vàng chảy ra theo. Đau dọc theo niệu đạo mỗi khi đi tiểu tiện, ngứa ngáy ở niệu đạo. Ngứa nhiều ở quy đầu và xung quanh dương vật bị tấy đỏ. Đa số các trường hợp ở nam giới sẽ thấy chất nhày như nhựa chuối chảy ra ở niệu đạo vào sáng sớm, lúc ngủ dậy và khi đi tiểu. Đau rát khi giao hợp, hay bị cường dương, đau rát khi dương vật cương lên. Người bệnh mệt mỏi hoảng hốt, nổi hạch bẹn, có thể kèm theo sốt. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không bộc lộ dấu hiệu gì, chính vì thế nên chủ quan không điều trị hoặc điều trị không tích cực dẫn đến mạn tính. Biến chứng của bệnh là viêm mào tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm túi tinh, viêm ống dẫn tinh. Đê chân đoan băng xet nghiêm nươc tiêu hoăc dich tiêt xem co song cầu khuẩn (tức vi khuẩn lậu cầu) thi cần điều trị tích cực bằng kháng sinh theo chi dân cua bac si. Tuyêt đôi không tư y mua thuôc uông theo mach bao, không đung va không đu liêu se trơ thanh man tinh va co thê gây hâu qua vô sinh.
Bệnh mụn rộp sinh dục hay còn gọi là Herpes sinh dục là bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục do virut Herpes Simplex gây ra. Các virut này xâm nhập cơ thể qua dịch nhầy, khả năng lây nhiễm qua đường tình dục cao. Biểu hiện của bệnh là những mụn nước nhỏ hay những nốt nhú trên niêm mạc vùng hậu môn hay vùng cơ quan sinh dục (ở âm hộ, dương vật và bìu). Các mụn nước mọc thành chùm có thể tiến triển thành những ổ loét; thường kèm đau (cảm giác bỏng rát, nhoi nhói) và ngứa tại chỗ, càng đau hơn khi bị dính nước tiểu. Các tổn thương cũng có thể không nhìn thấy nếu như phát triển trong âm đạo, thậm chí cả trên cổ tử cung hay trong niệu đạo của nam giới. Nếu bệnh mụn rộp không phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ để lại các biến chứng và hậu quả khôn lường. Bệnh rất dễ lây trong đợt bùng phát: ngay khi xuất hiện các dấu hiệu cho đến khi lành sẹo hoàn toàn các tổn thương. Do đó, nên cố gắng tránh hoàn toàn quan hệ tình dục khi có đợt bùng phát. Vê điêu tri: mụn rộp sinh dục có thể điều trị để hạn chế các đợt bùng phát nhưng không thể làm hết hẳn virut vì virut sẽ ở lại trong cơ thể suốt đời. Dù là bị nhiễm lần đầu hay tái phát thì dùng thuốc chống virut (acyclovir) theo đường toàn thân trong 10 ngày cũng có thể hạn chế được cường độ và thời gian của đợt bùng phát. Nếu phụ nữ đã từng mắc mụn rộp muốn có thai phải đi kham va thông báo với bác sĩ tình trạng bệnh để cần được điều trị theo đúng chuyên khoa, tránh mọi nguy cơ lây nhiễm cho trẻ. Mụn rộp nguyên phát và mụn rộp cổ tử cung thường gây sẩy thai và đẻ non. Trong số những trẻ sinh ra bởi các bà mẹ mắc bệnh mụn rộp thì một nửa sẽ chết hoặc có tổn thương thần kinh
Một số dấu hiệu cần đi khám
Nếu bạn đã quan hệ tình dục không an toan, cần chú ý các triệu chứng cơ bản của một số bệnh LTQĐTD như sau:
Có dịch bất thường chảy ra từ âm đạo hoặc đầu dương vật.
Hậu môn hoặc cơ quan sinh dục bị ngứa, đau, đỏ, rát hoặc có các nốt, các vết loét bất thường. Các tổn thương này có thể đau hoặc không đau.
Tiểu đau, buốt hoặc rát, hoặc tiểu nhiều hơn bình thường.
Đau bất thường ở vùng bụng dưới mà không liên quan gì tới chu kỳ kinh nguyệt.
Đau khi giao hợp hoặc có ra máu sau quan hệ tình dục...
Khi thấy có một trong những biểu hiện trên, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, xét nghiệm chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị đúng. Không được tự ý dùng thuốc, cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ là dùng thuốc đúng liều, đủ thời gian, không bỏ thuốc khi thấy đỡ triệu chứng. Khi dùng hết thuốc, nên đi khám lại để được biết bệnh đã khỏi hăn hay cần điều trị tiếp.
Sau khi quan hệ, vùng kín nổi mụn đầu trắng Cháu bị nhiều nốt mẩn đỏ sau khi quan hệ, sau khoảng 1 ngày nữa những nốt mẩn đỏ ấy lại thành mụn đầu trắng. Cháu chào bác sĩ, Cháu năm nay 22 tuổi Và thời gian gần đây cháu có những triệu chứng bị nhiều nốt mẩn đỏ sau khi quan hệ, sau khoảng 1 ngày nữa những nốt mẩn đỏ ấy...