Người bị huyết áp thấp cần biết những điều này
Huyết áp thấp là tình trạng mức huyết áp giảm đột ngột. Chỉ số huyết áp bình thường nằm trong khoảng 90/60 đến 120/80 mm Hg. Huyết áp thấp là khi chỉ số nhỏ hơn 90/60 mm Hg, theo The Health Site.
Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mệt lả, buồn nôn, lú lẫn và nhìn mờ… – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tình trạng huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mệt lả, buồn nôn, lú lẫn và nhìn mờ.
Huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Ngay cả những dạng huyết áp thấp vừa phải cũng có thể gây chóng mặt, mệt lả, ngất xỉu và dễ bị té ngã.
Nếu cảm thấy mạch nhanh, hơi thở ngắn, da lạnh hoặc nổi da gà, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Những triệu chứng này có thể là sốc do hạ huyết áp, cần được cấp cứu ngay.
Và huyết áp thấp nghiêm trọng có thể làm cơ thể không đủ ô xy để thực hiện các chức năng, dẫn đến tổn thương tim và não.
Ngay cả những dạng huyết áp thấp vừa phải cũng có thể gây chóng mặt, mệt lả, ngất xỉu và dễ bị té ngã – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Thực phẩm giúp tăng huyết áp
Tuy nhiên, nhiều người bị huyết áp thấp không cần dùng thuốc. Chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống và các biện pháp khắc phục hiệu quả tại nhà có thể giúp ích cho việc cân bằng huyết áp.
Ăn một số loại thực phẩm có thể giúp tăng huyết áp.
Và đây là một số loại thực phẩm người bị huyết áp thấp nên đưa vào thực đơn hằng ngày, theo The Health Site.
1. Thực phẩm giàu vitamin B-12
Không đủ vitamin B-12 có thể dẫn đến thiếu máu, do đó có thể làm giảm mức huyết áp và gây ra mệt mỏi.
Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu B12 như trứng, thịt và men dinh dưỡng.
2. Thực phẩm giàu folate
Sự thiếu hụt folate cũng có thể góp phần gây ra bệnh thiếu máu. Vì vậy, hãy ăn nhiều thực phẩm giàu folate như măng tây, đậu, trái cây họ cam quýt, rau xanh, trứng và gan.
Video đang HOT
3. Thức ăn mặn
Ăn hơi mặn có thể giúp người huyết áp thấp tăng huyết áp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là không nên ăn quá mặn, vì ăn mặn nhiều quá cũng ảnh hưởng đến sức khỏe.
4. Trà cam thảo
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Anh đã tiết lộ rằng uống trà cam thảo có thể giúp tăng huyết áp, theo The Health Site.
5. Cà phê và trà chứa caffein
Caffeine có thể tạm thời làm tăng huyết áp bằng cách kích thích hệ thống tim mạch và tăng nhịp tim.
6. Sữa hạnh nhân
Ngâm 5 đến 6 quả hạnh nhân qua đêm, sáng hôm sau bóc vỏ, tán thành bột và đun sôi thành thức uống. Uống nước này hằng ngày để ngăn ngừa huyết áp thấp.
7. Nhai lá húng quế
Nhai khoảng 4-5 lá húng quế vào buổi sáng có thể giúp kiểm soát huyết áp vì rất giàu kali và magiê, giúp lưu thông máu, theo NDTV.
8. Dầu ô liu
Dầu ô liu rất giàu vitamin E, sắt và đồng, và đặc biệt là có vị hơi mặn, có thể làm tăng huyết áp.
Những ai có nguy cơ bị huyết áp thấp?
Một số nguyên nhân gây ra huyết áp thấp gồm mất nước, thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục mạnh mẽ, thiếu máu, căng thẳng, bệnh về tuyến giáp, lượng đường trong máu thấp, mất máu quá mức, thay đổi đột ngột vị trí, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn nội tiết, bị sốc phản vệ, đau tim hoặc bệnh tim, nhiễm trùng nặng, bệnh thần kinh như Parkinson’s hoặc do sử dụng một số loại thuốc.
Mẹo để tránh huyết áp thấp
Uống nhiều nước hơn
Mất nước có thể làm giảm thể tích máu và gây tụt huyết áp. Uống nhiều nước hơn và hạn chế rượu bia nếu huyết áp thấp hơn mức bình thường.
Ăn nhiều bữa nhỏ
Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày sẽ tốt hơn cho cả quá trình tiêu hóa và lưu lượng máu. Vì vậy, hãy ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên hơn.
Không tập quá nặng
Nếu tập thể dục khi nắng nóng, hãy nghỉ giải lao thường xuyên và nhớ tăng cường cung cấp nước cho cơ thể.
Tránh mất nước
Ở lâu trong phòng xông hơi và bồn tắm nước nóng vì có thể gây mất nước, theo Health Line.
Đang ngồi, hãy đứng lên từ từ
Tránh nằm lâu
Mang vớ nén nhằm giúp máu di chuyển ngược từ chân và bàn chân lên, theo The Health Site.
Cứ thích ăn những đồ ăn này, huyết áp tăng cao mỗi ngày gây nguy hiểm tính mạng
Huyết áp tăng cao có thể do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó, thói quen ăn uống của con người là một nhân tố phổ biến gây tình trạng này. Để điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả cao huyết áp thì cần hạn chế đồ ăn thức uống sau.
Cứ thích ăn uống mấy loại thực phẩm này thì đừng hỏi sao huyết áp tăng cao khó cân bằng
Thực phẩm chứa nhiệt lượng cao
Một số thực phẩm mặc dù có hương vị đặc trưng được con người ưa chuộng như chocolate, bánh kem, đường mía v.v... nhưng ăn nhiều và lâu dài không những dễ khiến bạn béo phì mà còn kéo theo hệ quả huyết áp tăng cao mất kiểm soát. Vì vậy, dù ngon miệng thế nào thì bạn cũng nên hạn chế thực phẩm chứa nhiệt lượng cao.
Canh gà đậm đặc
Giá trị dinh dưỡng của món canh gà quả thực rất cao, có nhiều tác dụng bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, trong canh gà được chế biến đậm đặc chứa không ít thành phần Purine, làm tăng Cholesterol, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự ổn định của huyết áp.
Bất kể là món ăn có bổ dưỡng cỡ nào đều phải được sử dụng hợp lý, đặc biệt đối với người vốn đã bị cao huyết áp thì nên hạn chế món canh gà để tránh làm tình trạng nghiêm trọng hơn, cản trở hiệu quả điều trị.
Bia rượu và các thức uống chứa cồn nồng độ cao
Nghiện bia rượu là một trong những nguyên nhân khiến cho nhịp tim tăng nhanh, mạch máu co lại, huyết áp tăng cao; ngoài ra còn làm cho thành phần muối canxi, cholesterol tích tụ ở thành mạch máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Thức ăn nhiều muối
Các món ăn khi được nêm gia vị đậm đà luôn tạo kích thích khẩu vị của người ăn, vì vậy không ít người có sở thích ăn mặn mà không hề quan tâm đến ảnh hưởng đối với sức khỏe. Không chỉ là món ăn khi được chế biến mới cho nhiều muối mà một số thực phẩm phơi khô, tẩm ướp nếu chứa nhiều muối cũng làm huyết áp mất ổn định.
Cà phê, trà đậm
Cà phê và trà luôn là thức uống phổ biến và được đa số người ưa thích, gần như là sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên, các loại thức uống này nếu pha đậm đặc và nhất là với hồng trà chứa nhiều Theophylline có thể gây hưng phấn thần kinh, dẫn đến tình trạng mất ngủ, bồn chồn, tăng huyết áp.
Thực phẩm cay
Các món ăn cay thường tạo kích thích vị giác, giúp người ăn cảm thấy ngon miệng hơn nhưng ăn quá nhiều sẽ gây táo bón, đồng thời cũng dẫn đến áp lực ở vùng bụng tăng lên gây cao huyết áp, thậm chí nghiêm trọng còn gây xuất huyết não.
Một số nguyên tắc giúp bạn cân bằng huyết áp an toàn và hiệu quả
Kiểm soát lượng muối ăn
Cho dù bạn đang bị cao huyết áp hay vẫn ở trạng thái bình thường thì vẫn nên cải thiện thói quen ăn uống. Các món ăn nên chế biến thanh đạm một chút với thành phần muối phù hợp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo thì một người không nên ăn quá 6g muối mỗi ngày.
Bổ sung nhiều canxi và kali
Hấp thu canxi và kali có thể trung hòa muối nitrat ở một mức độ nhất định trong cơ thể, từ đó góp phần cân bằng huyết áp và đảm bảo hạn chế tối đa nguy cơ huyết áp tăng cao. Bạn có thể lựa chọn nhiều nguồn nguyên liệu giàu kali đa dạng như thịt nạc bò, cá, rong biển, đậu phộng, mộc nhĩ, nấm, cà chua, đậu, khoai tây v.v...
Ngoài ra, thức ăn giàu canxi như sữa bò, tôm nguyên vỏ, yến mạch, bo bo, táo tàu, rau cần, hạnh nhân v.v... cũng thích hợp bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày để tăng hiệu quả điều trị cao huyết áp.
Tăng cường rau xanh và trái cây
Các loại rau quả tươi xanh có thể bổ sung nhiều vitamin mà cơ thể con người cần thiết, đồng thời nguồn thực phẩm này còn có tác dụng giảm huyết áp hiệu quả. Bạn có thể kết hợp và luân phiên nhiều loại rau quả như rau cần, cải bó xôi, nấm đông cô, khổ qua, táo, chuối v.v...
Mỗi ngày kiên trì ăn tỏi
Tỏi không những là loại gia vị quen thuộc mà còn có nhiều công dụng dược liệu. Theo điều tra lâm sàng phát hiện, mỗi ngày dùng khoảng 1 đến 2 tép tỏi có hiệu quả hỗ trợ tiêu hóa, làm ấm cơ thể và cải thiện tình trạng huyết áp tăng cao tích cực.
Tìm hiểu 6 triệu chứng huyết áp thấp thường gặp Các triệu chứng huyết áp thấp thường gặp sẽ giúp bạn nhận biết và điều trị bệnh kịp thời. Huyết áp thấp là một trong những bệnh lý tim mạch khá phổ biến. Bệnh được xác định khi chỉ số huyết áp ở dưới 90/60mmHg (chỉ số bình thường là 120/80mmHg) hoặc giảm hơn 20mmHg so với huyết áp bình thường trước đó....