Người bị 6 vấn đề này khi đi bộ thường có tuổi thọ ngắn: Nếu bạn không có, xin chúc mừng!
Đi bộ là môn thể dục được đánh giá là tốt nhất cho sức khỏe, không tốn chi phí tập luyện và có thể thực hiện ở mọi nơi. Nhưng nhiều người lại không thể đi bộ vì 6 vấn đề sau đây.
Đi bộ là một trong những cách tập thể dục được nhiều người trong chúng ta đón nhận nhất vì tính dễ dàng, tiện lợi và hiệu quả của nó.
Đi bộ sau bữa ăn, đi bộ khi đi làm và đi bộ buổi sáng sau khi ngủ dậy… đều là những hoạt động có tính dưỡng sinh rất hiệu quả. Không những thế, đi bộ không chỉ rèn luyện sức khỏe mà còn nâng cao khả năng miễn dịch, ngăn ngừa nhiều bệnh tật có thể xảy ra.
Nhưng cũng có một số người có những biểu hiện không bình thường khi đi lại, những biểu hiện này khiến họ không thể đi được nữa. Theo thời gian, những biểu hiện này ngày càng rõ ràng, thậm chí nhiều người không thể đi được.
Vậy khi đi bộ cần có những hành vi gì và cần cảnh giác trước những căn bệnh nào có khả năng xuất hiện?
Sau đây là những dấu hiệu xuất hiện khi đi bộ cho thấy sức khỏe của bạn đang có vấn đề
1, Bạn luôn chóng mặt và đau đầu khi đi bộ
Trong trường hợp này, chúng ta phải đề phòng các bệnh ở nội sọ có thể xảy ra, thường gặp nhất là bệnh mạch máu não. Hiện tượng này xuất hiện là do mạch máu não bị hẹp dẫn đến lượng máu và oxy cung cấp không đủ cho cơ thể bị tiêu hao thêm khi đi bộ, gây ra tình trạng thiếu máu và ôxy lên não.
2, Khi đi lại luôn có cảm giác tê và yếu một bên tay chân
Dấu hiệu này cũng được xem là bất thường, cần phải chú ý. Thậm chí có chướng ngại cản trở vận động rõ ràng thì chúng ta phải hết sức cảnh giác, vì đây rất có thể là dấu hiệu quan trọng của bệnh tai biến mạch máu não, tốt nhất bạn nên đi khám bệnh viện kịp thời.
3, Bạn luôn bị ho và khó thở khi đi lại
Video đang HOT
Hãy cẩn thận với các bệnh về phổi, thường gặp nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, do hút thuốc lá lâu ngày dẫn đến suy giảm chức năng phổi, nhiều người sẽ khó thở nếu mắc phải, dẫn đến không thể thực hiện việc đi bộ vì cứ đi là thở phì phò.
4, Luôn cảm thấy tức ngực và đau tức ngực khi đi bộ
Có thể theo tuổi tác, nhiều người có thể bị bệnh liên quan đến mạch vành. Bệnh mạch vành chủ yếu do hẹp động mạch vành, đi bộ sẽ làm tăng tiêu thụ oxy của cơ tim, dễ gây ra điều kiện để khởi phát bệnh tim mạch vành.
Bạn có thể sử dụng phương pháp tự kiểm tra này bằng cách đi bộ 150 mét trong một nhịp thở trên đường bằng phẳng, nếu không có cảm giác khó chịu thì tim mạch còn tốt.
5, Luôn cảm thấy đau bụng và chướng bụng khi đi bộ
Khi bạn có dấu hiệu này, dự đoán hệ tiêu hóa đã có bệnh. Khi đi bộ cũng dễ gây ra tình trạng đau hoặc chướng bụng nặng thêm, ví dụ bệnh nhân ung thư tuyến tụy thì khi đi bộ sẽ bị đau bụng.
6, Luôn cảm thấy đau thắt lưng khi đi lại
Ngoài việc đau nhẹ ở vùng thắt lưng, thậm chí thi thoảng có biểu hiện rối loạn vận động ở vùng thắt lưng rõ rệt, theo thời gian cột sống thắt lưng dễ bị tổn thương bất thường dẫn đến rối loạn vận động thắt lưng.
Những người có 6 dấu hiệu trên khi đi bộ thường có sức khỏe kém dẫn đến tuổi thọ ngắn, nếu bạn không có thì xin chúc mừng cho sức khỏe của bạn.
Có nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng nếu bạn kiên trì thực hiện kế hoạch đi bộ thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe của nhiều bộ phận trên cơ thể.
1. Tâm trí
Đi bộ vừa phải có thể khuyến khích não tiết ra chất endorphin, một chất gọi là “hoóc môn hạnh phúc” giữ cho sóng não luôn hoạt động hiệu quả, tạo ra một làn sóng về cảm xúc và sự vận hành thuận lợi nhất của cơ thể, giữ cho nhịp điệu của cơ thể trở nên hài hòa, thư giãn, ổn định.
2. Trái tim
Nhiều người băn khoăn tự hỏi, liệu có phải đi bộ sẽ làm tăng gánh nặng cho trái tim? Không, đi bộ sẽ làm giảm huyết áp, giảm lượng mỡ trong các động mạch đang bị chặn hiện đang mỗi ngày một dày lên, giảm số lần mạch đập trong khi nghỉ ngơi và thúc đẩy sự phát triển của các mạch máu của tim.
3. Đường tiêu hóa
Đi bộ thường xuyên không chỉ giúp cơ bắp dẻo dai mà còn giúp vận động đường tiêu hóa, nhu động ruột hoạt động ổn định, trơn tru và thúc đẩy tiêu hóa, hấp thụ thức ăn tốt hơn, hiệu quả cao hơn.
4. Phổi
Đi bộ thường xuyên có thể giúp tăng dung tích phổi, tăng sức mạnh của cơ hoành, làm giảm các triệu chứng khí phế thũng mãn tính và viêm phế quản, giảm ham muốn hút thuốc ở những người đang duy trì thói quen hút thuốc.
Những lợi ích của việc đi bộ mang lại đối với sức khỏe của phổi là rất rõ ràng.
5. Vùng lưng
Trong khi đi bộ thường xuyên, áp lực lên đĩa đệm sẽ tương tự như khi đứng. Nó không dễ bị gây ra chấn thương hoặc tổn hại đến xương sống so với các môn thể thao khác, và nó cũng tăng cường cơ lưng để tăng cường sức mạnh cột sống, ổn định sức khỏe toàn bộ vùng lưng.
6. Bộ xương
Đi bộ sẽ mang lại tác dụng tương đương với việc tập luyện tạo sức mạnh và khả năng đảm nhiệm sức đỡ cân nặng của cơ thể trên hệ xương, giúp thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể và chống lại bệnh loãng xương hiệu quả.
7. Đầu gối
Để ngăn ngừa viêm khớp, các bệnh liên quan đến thoái hóa tăng theo sự già đi của tuổi tác, điểm quan trọng chính và yêu cầu bắt buộc để khỏe mạnh là duy trì trọng lượng phù hợp và tập thể dục để duy trì sức mạnh cơ bắp tốt ở các chi dưới.
Khi bạn đi bộ và thực hiện việc đều đặn các bước đi, các khớp không phải chịu những áp lực lớn, và các cơ bắp đồng thời có thể được tăng cường, có lợi lớn cho sức khỏe và độ dẻo dai của khớp gối.
8. Chân
2/3 cơ bắp của cơ thể tập trung ở phần dưới cơ thể. Chúng ta có thể đi lại hay chuyển động phụ thuộc rất lớn vào sức khỏe của cơ bắp đùi và bắp chân.
Truyền tế bào gốc chữa phổi tắc nghẽn mạn tính
Ông Khoa 70 tuổi, mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đã 5 năm, hiện ở giai đoạn nặng, được điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc.
Ông khó thở khi leo cầu thang hoặc đi bộ 100-200 m. Trong một năm, ông xuất hiện nhiều đợt cấp, mức độ thông khí tắc nghẽn nặng.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy, Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết ông Khoa đã hai lần truyền tế bào gốc tự thân từ mô mỡ, vào tháng 5 và tháng 12. Hiện sức khỏe của ông cải thiện rõ rệt, đặc biệt là khả năng gắng sức.
"Tôi đã đi bộ được quãng đường dài hơn, leo cầu thang tầng cao hơn mà không khó thở hoặc chỉ khó thở nhẹ. Sáu tháng qua, tôi không xuất hiện một đợt khó thở cấp nào", ông Khoa nói.
Bác sĩ Thủy kiểm tra phim chụp phổi cho bệnh nhân trước khi xuất viện, ngày 28/12. Ảnh: Mai Thanh.
Bác sĩ Thủy cho biết tế bào gốc, gồm tế bào gốc trung mô (mesenchymal stem cell), là đa năng, có khả năng biệt hóa thành các tế bào chức năng riêng biệt. Tế bào gốc trung mô được thu nhận từ tủy xương, mô mỡ, cuống rốn. Nghiên cứu cho thấy nó có khả năng di chuyển đến vùng tổn thương, tính kháng viêm và điều hòa miễn dịch. Vì vậy, tế bào gốc trung mô có thể tác động đến cơ chế bệnh sinh của COPD và làm chậm tiến triển của bệnh cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Truyền tế bào gốc trung mô tự thân cũng loại bỏ nguy cơ thải ghép.
Phương pháp truyền tế bào gốc điều trị COPD tại Việt Nam được cho là kỹ thuật mới với nhiều triển vọng. Từ tháng 10/2016, Bệnh viện Bạch Mai bắt đầu triển khai đề tài khoa học cấp Nhà nước Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ và tủy xương trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính . Đến nay đã có 60 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này. Kết quả bước đầu cho thấy chưa có biến cố bất lợi nào liên quan đến truyền tế bào gốc tự thân từ mô mỡ và tủy xương, sức khỏe bệnh nhân cải thiện rõ rệt.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đặc trưng bởi sự tắc nghẽn đường thở ngày càng nặng. Bệnh xếp thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử vong toàn cầu. Tại Việt Nam, hơn 4% dân số trên 40 tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chủ yếu ở nam giới.
Nên đi bộ vào thời điểm nào trong ngày để có hiệu quả sức khỏe tốt nhất? Đi bộ là một hình thức tập thể dục mà ai cũng có thể thực hiện hàng ngày. Hãy thay đổi lối sống ít vận động để có được sức khỏe tốt hơn, cuộc sống hạnh phúc hơn ngay hôm nay. Chung ta đêu biêt răng viêc đi bô đem lai nhiêu lơi ich cho sưc khoe, bao gôm ca viêc giup giam...