Người bệnh ung thư, tiểu đường, suy thận… có nên tiêm vắc-xin COVID-19?
Trong quý III năm 2021, có khoảng 33 triệu liều vắc-xin của hãng AstraZeneca sẽ tiêm tương ứng cho 16 triệu người dân; trong đó có 7 triệu người mắc bệnh mạn tính.
Người dân ở Bến Lức được chích vắc-xin thử nghiệm. Ảnh: Phạm An
Trả lời câu hỏi của những bệnh nhân ung thư, tiểu đường, suy thận… rằng có nên chích vắc-xin ngừa COVID-19 hay không, phó giáo sư – tiến sĩ Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công công (Bộ Y tế), cho biết: người bệnh ung thư có sức khỏe kém do bệnh và ảnh hưởng của quá trình điều trị nên nằm trong danh sách 11 nhóm đối tượng ưu tiên cần tiêm vắc-xin phòng COVID-19 (nhóm bệnh mạn tính) mà Bộ Y tế đã phê duyệt và ban hành quyết định.
Cụ thể, trong quý III năm 2021, có khoảng 33 triệu liều vắc-xin của hãng AstraZeneca sẽ tiêm tương ứng cho 16 triệu người dân; trong đó có 7 triệu người mắc bệnh mạn tính. Do đó, người có bệnh nền như ung thư, tiểu đường hay suy thận… nên tiêm ngừa.
Theo các bác sĩ chuyên điều trị ung thư, cũng giống như các loại vắc-xin khác, trước khi tiêm vắc-xin COVID-19 phải khám sàng lọc kỹ.
Với người bệnh đã kết thúc điều trị, sức khỏe ổn định và đang theo dõi định kỳ có thể được tiêm vắc-xin, nếu người bệnh không có chống chỉ định hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Với người mắc bệnh cấp tính phải chờ sức khỏe cải thiện. Hoặc bệnh nhân đang trong giai đoạn hóa trị với phác đồ đa thuốc, liều cao hoặc ghép tế bào gốc tạo máu nên trì hoãn tiêm chủng. Bởi, các dữ liệu ghi nhận trong thời gian cơ thể bị ức chế miễn dịch thì việc tiêm chủng vắc-xin sẽ giảm hiệu quả.
Bệnh nhân ung thư vú đang lên kế hoạch mổ tuyến vú và vét hạch nách nên tiêm ở tay đối diện để tránh phản ứng tại hạch. Với bệnh nhân xạ trị theo chu kỳ có thể tiêm sớm hơn mà không cần ngưng xạ trị. Tóm lại, tùy vào bệnh nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định, sàng lọc tiêm ngừa khác nhau.
Người bị tiểu đường, bệnh phổi, bệnh tim, ung thư, suy thận có nguy cơ thuộc nhóm tử vong cao nhất nếu mắc Covid-19
Theo PGS. TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, phần lớn các bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong được công bố đều có sẵn bệnh nền rất nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu... Do đó, người bệnh tử vong là điều bất khả kháng.
Video đang HOT
Tính đến sáng ngày 12/8, Việt Nam đã ghi nhận 17 trường hợp tử vong liên quan đến Covid-19, riêng ngày 10/8 ghi nhận tới 4 ca tử vong. Trong đó, hầu hết các ca tử vong đều là ở những bệnh nhân có bệnh lý nền nặng từ trước khi nhiễm Covid-19.
Trước thông tin này, nhiều người đặt ra thắc mắc về mối tương quan giữa bệnh lý nền và Covid-19 là như thế nào? Tại sao những người mắc bệnh lý nền lại có nguy cơ tử vong cao? Và bệnh nhân mắc bệnh lý nền nào có nguy cơ cao nhất khi mắc thêm Covid-19. Mới đây, PGS. TS. Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế đã có những chia sẻ để giải đáp những băn khoăn này của người dân.
- Thưa ông, tại sao trong đợt dịch trước không có ca tử vong mà đợt dịch này lại có nhiều ca tử vong đến vậy? Liệu có phải do chủng virus lần này nguy hiểm hơn nên những người có sẵn bệnh lý nền dễ gặp nguy hiểm?
PGS. TS. Nguyễn Huy Nga: Đợt dịch trước chúng ta cũng có vài ca cao tuổi và mang bệnh nền nhưng may mắn không có ca tử vong. Tuy nhiên, đợt dịch này chúng ta đã có 15 ca tử vong và có thể con số này vẫn sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Lý do là đợt dịch này, không may khởi phát tại các khoa có nhiều bệnh nhân mang bệnh nền nặng đến điều trị hoặc tái khám ở khoa chạy thận, khoa cấp cứu... Do đó, việc bệnh nhân bị nhiễm thêm Covid-19 làm cho cơ hội tiến triển của các bệnh mạn tính tăng lên, rất dễ rơi vào tình trạng nguy kịch. Tỷ lệ tử vong ở nhóm người này rơi vào khoảng 15%.
Tuy nhiên, việc xuất hiện các ca tử vong không phản ánh độc lực của chủng virus lần này nguy hiểm hay có sự biến đổi so với chủng cũ.
PGS. TS. Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế.
- Như vậy những bệnh nhân nhiễm COVID-19 tử vong do bệnh lý nền, tức là họ đang mắc bệnh hay đã từng mắc bệnh?
PGS. TS. Nguyễn Huy Nga: Họ đã mắc bệnh nền từ trước và vẫn đang mắc khi nhiễm vi rút SARS-CoV-2.
- Theo ông, những bệnh nhân mắc bệnh lý nền nào có nguy cơ tử vong, cần phải được bảo vệ an toàn nhất?
PGS. TS.Nguyễn Huy Nga: Các bệnh nền có nguy cơ tử vong cao khi bị nhiễm COVID 19 nữa là ung thư, bệnh phổi mãn tính, bệnh lý tim mạch, huyết áp, hen suyễn, béo phì, tiểu đường...Đây là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch, sức đề kháng suy yếu. Do đó, rất dễ bị virus tấn công.
- Liệu có thể sắp xếp mức độ nguy hiểm của các loại bệnh lý nền khi bệnh nhân mắc thêm COVID-19 hay không?
PGS. TS. Nguyễn Huy Nga: Dịch bệnh Covid-19 là phản ứng của virus xâm nhập, nên việc sắp xếp các mức độ nguy hiểm của các loại bệnh nền còn phải dựa trên tình hình thực tế và thể trạng, sức khỏe của mỗi người bệnh. Thêm vào đó là những yếu tố liên quan như tuổi tác, sức đề kháng, hệ miễn dịch của từng người.
Tuy nhiên, ung thư, suy thận, bệnh phổi, bệnh tim, tiểu đường là những bệnh mà khi người bệnh mắc phải lại mắc thêm Covid-19 nữa thì sẽ có nguy cơ thuộc nhóm tử vong cao nhất. Những bệnh nhân càng có nhiều bệnh lý nền thì tỉ lệ tử vong sẽ càng cao hơn, không phân biệt ở nhóm độ tuổi nào, kể cả người trẻ.
Những việc cần làm để bảo vệ người có yếu tố nguy cơ, đặc biệt là người có bệnh lý nền:
1. Bố trí chỗ ở phù hợp
Cần tránh xa đường đi thẳng từ cổng vào nhà. Nếu có sân sau, nên bố trí phòng có cửa sổ mở ra sân sau. Nếu nhà nhiều tầng, nên sắp xếp phòng ở trên tầng cao, có nhà vệ sinh riêng trong phòng, cửa sổ hoặc lan can có nắng có gió. Dọn dẹp tất cả đồ đạc không cần thiết ra khỏi phòng, các vật dụng trong phòng nên có mặt phẳng trơn láng, dễ vệ sinh và tẩy trùng.
2. Dọn vệ sinh và tẩy trùng phòng ở, dụng cụ cá nhân... hàng ngày.
Lưu ý tẩy trùng tất cả các vị trí tay người có thể chạm vào như nút tắt mở đèn, tay nắm cửa... bằng cồn 70 độ.
3. Trang bị đầy đủ vật dụng vệ sinh cá nhân cần thiết
Khu vực vệ sinh cá nhân cần được bố trí với đầy đủ xà bông, nước sạch, nước muối loãng để súc miệng... và hướng dẫn người có nguy cơ cách thực hiện. Cố gắng "thị phạm" người có nguy cơ thực hành rửa tay, súc miệng... để đảm bảo các động tác vệ sinh đúng và hiệu quả.
4. Tránh tất cả các nguy cơ lây nhiễm
Người có yếu tố nguy cơ ở trong phòng, không tiếp xúc với người ngoài, và hạn chế tiếp xúc cả với người thân nếu trong nhà có người phải đi ra ngoài, nếu cần tiếp xúc gần nên mang khẩu trang.
Lưu ý tránh tất cả nguy cơ lây nhiễm âm thầm (ví dụ mẹ ra ngoài về tiếp xúc với con, nếu bà tiếp xúc với cháu cũng là có một nguy cơ tiếp xúc).
5. Bố trí khu vực vệ sinh
Đối với nhóm có yếu tố nguy cơ, người nhà nên bố trí khu vực vệ sinh tại cửa vào hoặc ở phòng vệ sinh gần cổng vào nhất, sao cho người phải đi ra ngoài về có thể rửa tay, thay quần áo, bỏ khẩu trang... trước khi tiếp xúc với người thân trong nhà.
6. Chuẩn bị đầy đủ thuốc điều trị
Chuẩn bị thuốc uống để điều trị bệnh nền đầy đủ, gọi điện thoại cho bác sĩ trước khi đến khám định kỳ để đến nơi là vào khám ngay, tuân thủ đầy đủ mọi quy tắc an toàn của cơ quan y tế.
TS. BS. Đào Thị Yến Phi (Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng Đại học Y dược Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM))
Những công dụng tuyệt vời của quả óc chó Sau nhiều nghiên cứu khoa học quả óc chó được ví như là vua của các loại hạt bởi những tác dụng tích cực với sức khỏe cho người dùng. Kết quả mau chóng có được khi đều đặn áp dụng với lượng nhỏ mỗi ngày. Với khoảng 7 quả óc chó bóc vỏ cứng mỗi ngày bạn đã có thể tận dụng...