Người bệnh ung thư cần chú ý gì về tình dục?
Bị mắc bệnh ung thư không có nghĩa là người bệnh không còn khả năng và nhu cầu tình dục.
Người bệnh ung thư ngoài việc phải đối diện với nỗi đau bệnh tật thì sau khi điều trị khỏi bệnh, nhiều người lo lắng về sự ảnh hưởng của bệnh và quá trình điều trị đến đời sống tình dục thế nào? Có phải kiêng tình dục để bệnh đỡ tái phát không?
Hầu hết bệnh nhân ung thư đều gặp phải những khó khăn về tình dục, có thể tạm thời hoặc lâu dài.
Việc điều trị một số loại ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tinh hoàn, ung thư dương vật có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục, còn trong các bệnh ung thư khác có ảnh hưởng gián tiếp ví dụ như mang hậu môn nhân tạo trong bệnh ung thư trực tràng và phẫu thuật cắt toàn bộ một bên vú trong bệnh ung thư vú… Bệnh nhân thường cảm thấy kém hứng thú trong quan hệ tình dục, tuy nhiên, người bệnh cần phải loại bỏ những mặc cảm này để thích ứng với tình hình hiện tại của bản thân.
Các vấn đề từ chính bệnh ung thư hay do điều trị có thể dẫn đến giảm ham muốn tình dục. Mỗi người có một phản ứng khác nhau, tuy nhiên, một số phản ứng mang tính chất tạm thời. Các ảnh hưởng của ung thư đến đời sống tình dục có thể do: Giảm khả năng và giảm thể chất thực sự. Thay đổi hình dạng cơ thể. Thay đổi cảm xúc như sợ hãi, buồn, giận dữ, mặc cảm, vui… Thay đổi trong các mối quan hệ xã hội.điều trị ung thư
Quá trình điều trị ung thư, có thể ảnh hưởng tình dục. Nhưng khi khỏi bệnh, người bệnh sẽ có đời sống tình dục bình thường trở lại (ảnh minh họa: Internet)
Những khó khăn tình dục của người bệnh ung thư
Mất cảm giác thích thú trong tình dục. Không thể có được hoạt động tình dục như trước kia đã có – là những trở ngại cản trở tình dục của người bệnh ung thư. Một số phương pháp điều trị ung thư gây ra những thay đổi ở các cơ quan sinh dục, vì thế cũng làm thay đổi cả đời sống tình dục. Một số đàn ông không thể có và giữ được sự cương cứng sau điều trị ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dương vật hoặc ung thư cả hai bên tinh hoàn. Một số phương pháp điều trị có thể làm giảm khoái cảm của đàn ông hoặc làm cho nó trở nên cạn kiệt. Một số phụ nữ thấy rằng việc sinh hoạt tình dục khó khăn hơn, hoặc thậm chí còn làm họ đau đớn sau điều trị ung thư.
Vấn đề thường gặp ở bệnh nhân ung thư vú là tình trạng khô âm đạo và giảm ham muốn, do tác dụng phụ của hóa trị và liệu pháp hormon gây ra. Khi đó, chị em sẽ gặp khó khăn trong đời sống tình dục. Phương pháp đơn giản và hiệu quả để khắc phục tình trạng khô hạn là sử dụng chất bôi trơn.
Còn ở đàn ông, quá trình điều trị ung thư tiền liệt tuyến thường sử dụng liệu pháp ức chế hormon nên bệnh nhân phải chịu đựng cảnh bị suy giảm ham muốn và gặp khó khăn về cương dương. Thuốc cải thiện chức năng cương dương cho thấy có tác dụng trong các trường hợp này. Tuy nhiên, một số quý ông do ngại nói ra nên đành ngậm đắng nuốt cay chịu cảnh bất lực chốn phòng the.
Video đang HOT
Người bệnh đang trong quá trình điều trị mà vẫn có nhu cầu tình dục thì bệnh nhân ung thư nên chia sẻ với bác sĩ những vấn đề được cho là ‘nhạy cảm’ như chuyện có nên quan hệ tình dục trong quá trình điều trị bệnh hay không để được tư vấn kịp thời, tránh tâm lý e dè, mặc cảm. Điều này cũng giúp cho quá trình trị bệnh diễn ra thuận lợi hơn.
Người đã điều trị khỏi bệnh ung thư sẽ có đời sống tình dục bình thường
Nhiều nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng những người điều trị khỏi bệnh ung thư sẽ có đời sống tình dục hoàn toàn bình thường, giống như những người cùng tuổi khác. Việc từng mắc bệnh ung thư không hề ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục của họ. Tuy nhiên, đối với những người đã điều trị khỏi bệnh ung thư, khoảng 20% phụ nữ và 33% nam giới không hài lòng với đời sống tình dục.
Trong khi đó, đối với những người không bị ung thư, con số này lần lượt là 10% nữ giới và 20% nam giới. 10% phụ nữ đã từng mắc ung thư lo lắng về tình trạng giảm ham muốn tình dục, trong khi đó chỉ có 7% phụ nữ chưa mắc ung thư cảm thấy như vậy.
Một vấn đề mà người đã điều trị ung thư quan tâm – đó là: quan hệ tình dục có làm bệnh ung thư tái phát? Sự thật là quan hệ tình dục sẽ không làm ung thư tái phát. Người đã được chữa khỏi bệnh ung thư nếu vẫn có ham muốn tình dục và quá trình điều trị không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, thể trạng vẫn ổn định thì vấn đề quan hệ tình dục nên diễn ra bình thường.
Chỉ đặc biệt lưu ý là không nên quá sức và gắng sức, cần giữ ở mức vừa phải, phù hợp với sức khỏe. Những lúc này, người bạn đời của bệnh nhân có một vai trò rất quan trọng, ngoài sự sẻ chia thì một tình yêu thực sự sẽ là liều thuốc vô giá cho người đã từng mắc bệnh ung thư tìm lại cảm xúc tình dục tốt nhất.
BS Băng Tâm
Theo Suckhoedoisong.vn
Cắt bỏ buồng trứng: Những điều đặc biệt chú ý
Bác sĩ khuyến cáo rằng nếu như phụ nữ có ý định cắt bỏ buồng trứng thì ít nhất cũng nên đợi tới gần thời kỳ mãn kinh, khi ở độ tuổi 50 hoặc 51.
Mỗi năm, có hàng triệu chị em phải đối mặt với nguy cơ phải cắt bỏ buồng trứng vì các lí do khác nhau. Nhưng trước khi quyết định cắt bỏ buồng trứng thì các chị em nên biết những điều sau đây.
Đối với một số người, việc cắt bỏ buồng trứng được thực hiện để giảm thiểu nguy cơ ung thư buồng trứng. Nhưng với một số người khác, cắt bỏ buồng trứng là điều bắt buộc phải thực hiện bởi vì buồng trứng của họ có xuất hiện u nang, đau đớn hoặc thậm chí là buồng trứng biến chứng nguy hiểm ở thể xoắn.
Matthew, một bác sĩ phẫu thuật phụ khoa tại Cedars-Sinai ở Los Angeles cho biết, không cần biết lí do tại sao bạn lại phải cắt bỏ buồng trứng nhưng nếu việc cắt bỏ phải được thực hiện thì bạn phải biết một số điều sau: buồng trứng là trung tâm nội tiết tố của hệ thống sinh sản, nếu không có nó, cơ thể sẽ không còn sản xuất nhiều estrogen, dẫn đến bạn có các triệu chứng rất giống thời kỳ mãn kinh, nóng, khô âm đạo, khó chịu, mất ngủ, thay đổi tâm trạng, thay đổi da và tăng cân.
Cắt bỏ buồng trứng có thể đem lại những lợi ích rất lớn. Trong số những phụ nữ bị nhiễm các gen đột biến BRCA1 và BRCA2, việc loại bỏ buồng trứng có thể làmgiảm nguy cơ ung thư vú và buồng trứng tới khoảng 80%.
Nhưng điều đó không có nghĩa là phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng là một quyết định dễ dàng. Dưới đây là một số bạn cần biết về thủ thuật này:
Cắt bỏ buồng trứng không đồng nghĩa với miễn nhiễm ung thư (ảnh minh họa: Internet)
1. Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng không phức tạp như bạn nghĩ
Cách phẫu thuật tránh xâm lấn tối thiểu để loại bỏ buồng trứng là mổ nội soi. Mổ nội soi sẽ làm giảm các biến chứng như máu đông, nhiễm trùng, và bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian phải ở trong bệnh viện. Mổ nội soi cũng được thực hiện vì mục đích thẩm mỹ, trong khi phẫu thuật mở sẽ để lại một vết sẹo giống hình chữ C. Phẫu thuật mở có thể tốn nhiều thời gian để phục hồi hơn một chút nhưng đối với một số phụ nữ thì thực hiện theo cách này là điều cần thiết.
2. Hoóc-môn thay đổi
Mặc dù có lợi ích giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và vú, nhưng điều đó không có nghĩa là cắt bỏ buồng trứng thì không có rủi ro. Trong thực tế, việc cắt bỏ buồng trứng liên quan tới việc tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh tim, loãng xương, mất trí nhớ, và bạn có thể bị tử vong vì nhiều nguyên nhân, tất cả những điều này có thể xảy ra là do sự sụt giảm estrogen. Nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ tiền mãn kinh đã cắt bỏ buồng trứng ở tuổi 35 hoặc trẻ hơn có nguy cơ cao gần gấp đôi giảm khả năng nhận thức hoặc mất trí nhớ, có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 7 lần, bác sĩ Philip Sarrel, làm việc tại khoa sinh sản và tâm thần học tại Đại học Yale cho biết.
Các chuyên gia tin rằng sản xuất một số loại estrogen bị thiếu có thể làm nên sự khác biệt. Tuy nhiên, 10 tháng sau khi phẫu thuật, chỉ có 25% phụ nữ không có buồng trứng không sản xuất estrogen. Cũng giống như nhiều phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh mà không phẫu thuật, phụ nữ cắt bỏ buồng trứng cũng sợ sử dụng liệu pháp thay thế hoóc-môn do vẫn còn nhiều kết quả gây mâu thuẫn vì từ những nghiên cứu được công bố vào đầu năm 2000.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy có rất nhiều phụ nữ có thể kết quả tích cực từ liệu pháp hoóc-môn cho dù họ có hoặc không có buồng trứng, trước hay sau khi mãn kinh. Bác sĩ cũng khuyến cáo rằng nếu như phụ nữ có ý định cắt bỏ buồng trứng thì ít nhất cũng nên đợi tới gần thời kỳ mãn kinh, khi ở độ tuổi 50 hoặc 51.
Tốt nhất, bạn nên bắt đầu sử dụng liệu pháp hoóc-môn ngay sau khi cắt bỏ buồng trứng để tránh tình trạng giảm hoóc-môn cấp tính. Nhưng vấn đề ở đây chính là thời gian, khi bạn bắt đầu sử dụng liệu pháp hoóc-môn, tuổi càng cao thì rủi ro cũng càng cao. Ví dụ, bắt đầu sử dụng liệu pháp hoóc-môn 6 năm sau khi cắt buồng trứng có thể dẫn đến sự suy giảm sức khỏe của xương thay vì bắt đầu trong 3 năm hoặc trong vòng 2 tháng.
Chỉ nên cắt buồng trứng sau tuổi 50 (ảnh minh họa: Internet)
3. Bạn có thể giữ lại buồng trứng ngay cả khi bạn không có tử cung
Nếu bạn cần cắt bỏ tử cung do u xơ hay lạc nội mạc tử cung thì bạn vẫn có thể giữ lại buồng trứng. Trong thực tế, việc cắt bỏ tử cung rồi loại bỏ luôn cả buồng trứng là việc mà nhiều phụ nữ tiền mãn kinh đã trải qua trong nhiều năm qua. Hầu hết phụ nữ hiện giờ chọn cách giữ cho buồng trứng khỏe mạnh vì lợi ích của các kích thích tố.
Tuy nhiên, nếu bạn cắt bỏ tử cung, bạn cần phải theo dõi mức độ hoóc-môn sau đó. Một nghiên cứu cho thấy 6 tháng sau khi phẫu thuật, 25% buồng trứng của phụ nữ đã ngừng hoạt động do thiếu lưu lượng máu. Ba năm sau khi phẫu thuật, trường hợp tương tự như vậy chiếm 40%.
Bạn có thể vẫn nghĩ rằng buồng trứng sẽ tiếp tục hoạt động, nhưng chúng ta cần phải chắc chắn rằng chúng vẫn đang sản xuất số lượng estrogen thường xuyên. Một dấu hiệu chắc chắn hơn cho thấy buồng trứng có vấn đề đó là sự bắt đầu của triệu chứng mãn kinh: hay xuất hiện các cơn nóng bừng, khó ngủ, và cảm thấy mệt mỏi. Tất cả những gì bạn cần làm là thay thế estrogen thì những triệu chứng này sẽ kết thúc.
4. Bạn không nhất thiết phải loại bỏ cả 2 buồng trứng
Nếu phòng chống ung thư là mục tiêu chính của bạn, bạn sẽ cần phải cắt bỏ cả hai buồng trứng. Nhưng nếu bác sĩ cho bạn biết một bên buồng trứng của bạn hoàn toàn bình thường thì tốt nhất là bạn nên giữ lại. Một buồng trứng là đủ để tránh những thay đổi trong khả năng sinh sản và chức năng nội tiết tố, có nghĩa là bạn sẽ vẫn có kinh nguyệt, vẫn tránh được những rủi ro sức khỏe của thời kỳ mãn kinh sớm và thậm chí là vẫn có thể mang thai.
5. Ống dẫn trứng của bạn sẽ bị cắt
Nếu bạn quyết định cắt buồng trứng thì cũng có nghĩa rằng bạn cũng phải nói lời tạm biệt với ống dẫn trứng. Bởi vì chẳng có lý do nào tốt để giữ chúng lại cả vì sẽ không có trứng di chuyển vào ống dẫn trứng nữa. Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy ung thư buồng trứng không phải luôn luôn bắt đầu ở buồng trứng, nó có thể phát triển từ ống dẫn trứng. Những phụ nữ đã thắt ống dẫn ít có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng, vì vậy các bác sĩ chủ yếu là thuyết phục các chị em nên cắt bỏ ống dẫn trứng để giảm nguy cơ ung thư được tối ưu.
Theo Afamily
Tìm ra chất làm tăng 70% 'công lực' cho tinh binh Các nhà khoa học công bố, một loại chất mới tìm được có thể giúp tinh trùng mạnh hơn đến 70%, giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn có thêm hi vọng sinh con. Nghiên cứu xoay quanh hợp chất có tên lycopene, thứ vốn có trong thành phần quả cà chua giúp tạo màu đỏ hấp dẫn cho loại quả này. Các...