Người bệnh tự nhận diện mình trước khi phẫu thuật ngay trên bàn mổ
Ứng dụng này giúp tránh nhầm lẫn bệnh nhân trong phẫu thuật, đồng thời giải tỏa nỗi lo lắng chờ đợi tin tức bệnh nhân của thân nhân người bệnh bấy lâu nay.
Với ứng dụng sáng tạo này giúp người bệnh tự nhận diện mình trước khi phẫu thuật ngay trên bàn mổ – Ảnh: BV cung cấp
Đây là ứng dụng mới của Bệnh viện Mỹ Đức – Phú Nhuận (TP.HCM) vừa được hội đồng bình chọn giải thưởng y tế thông minh của Sở Y tế TP.HCM nghiệm thu, đánh giá cao.
Theo Sở Y tế, ứng dụng này do nhóm chuyên gia công nghệ thông tin của Bệnh viện Mỹ Đức – Phú Nhuận sáng tạo dựa nền tảng web và di động. Cùng với việc cung cấp các dữ liệu hành chính về cá nhân, người bệnh khi thực hiện thủ tục nhập viện sẽ được chụp ảnh và in mã vạch.
Toàn bộ thông tin nhận dạng bệnh nhân này sẽ được sử dụng xuyên suốt và chuyển tải giữa các khoa, phòng trong bệnh viện trong quá trình nằm viện của người bệnh.
Video đang HOT
Với ứng dụng này giúp người bệnh có thể tự kiểm tra lại thông tin hành chính của chính mình ngay tại phòng mổ, thời điểm trước gây mê và phẫu thuật.
Đặc biệt, trong thời gian chờ đợi, thân nhân người bệnh bớt trạng thái lo lắng khi được bệnh viện cập nhật liên tục thông tin về cuộc mổ của bệnh nhân gồm giai đoạn bắt đầu đưa vào phòng mổ, bắt đầu gây mê, phẫu thuật, mổ xong, chuyển sang phòng hồi sức sau mổ và cho đến khi bệnh nhân ổn định.
Theo bệnh viện, thời gian tới đơn vị tiếp tục hoàn thiện sản phẩm này bằng cách sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt (face ID) thay cho chụp ảnh và công nghệ bảo mật thông tin người bệnh.
Nhân viên y tế kiểm tra thông tin dựa trên mã vạch ở tay người bệnh nhằm tránh sai sót, nhầm lẫn trong phẫu thuật
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đặng Quang Vinh – phó giám đốc Bệnh viện Mỹ Đức – cho biết dự án này được xây dựng từ đầu năm 2019 và bắt đầu áp dụng thực tế khoảng 4 tháng nay.
Đánh giá cao và khuyến khích các bệnh viện ứng dụng sáng tạo này, ông Tăng Chí Thượng – phó giám đốc Sở Y tế – khẳng định ứng dụng không chỉ giúp người bệnh “tự nhìn lại mình” ngay trong phòng mổ tránh nhầm lẫn, cạnh đó còn giúp người nhà bớt đi tâm lý sốt ruột trong quá trình ngồi chờ phẫu thuật. Tất cả đều hướng đến tăng sự hài lòng cho người bệnh.
Được biết, ứng dụng này là 1 trong 34 sản phẩm sáng tạo vào vòng 2 giải thưởng y tế thông minh do Sở Y tế tổ chức.
HOÀNG LỘC
Theo tuoitre
Bé gái 3 tuổi ở Nghệ An tử vong nghi do sốc phản vệ
Ngay sau khi thực hiện gây mê để phẫu thuật, bé gái 3 tuổi có hiện tượng sốc phản vệ.
Tối 10/10, gia đình đã đưa thi hài cháu Nguyễn Thị Bảo Tr. (3 tuổi), về quê ở thị trấn Anh Sơn (huyện Anh Sơn), lo mai táng.
Trước đó, sáng 8/10 bệnh nhi này được người thân đưa đến Trung tâm Y tế huyện Anh Sơn để chữa trị trong tình trạng bé bị sổ mũi, có 2 lỗ 2 bên mang tai sưng nề. Các bác sỹ chẩn đoán, cháu bị rò luân nhĩ 2 bên nên cho điều trị nội trú.
Phía Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết nạn nhân tử vong trước khi vào viện.
Bà Nguyễn Thị Hương - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Anh Sơn cho biết, đến 10h sáng nay, cháu được đưa lên phòng để phẫu thuật. Tuy nhiên, sau khi thực hiện gây mê, bệnh nhi có hiện tượng sốc phản vệ, nên các bác sỹ phải hồi sức tích cực để chuyển xuống Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.
"Dọc đường các bác sỹ vẫn bóp bóng, cho bệnh nhân thở máy, hồi sức tích cực. Xuống đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới tử vong", bà Hương nói.
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Báo Nghệ An, một lãnh đạo Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An khẳng định, bệnh nhi này đã tử vong trên đường tới bệnh viện. "Khi chúng tôi tiếp nhận thì cháu đã tử vong", vị này nói.
Tiến Hùng
Theo baonghean
Đứt dây chằng chéo trước gối: Khi nào cần phẫu thuật? Phẫu thuật không phải con đường duy nhất và bệnh nhân bị tổn thương dây chằng chéo gối cũng không cần được mổ ngay lập tức một số trường hợp có thể điều trị bảo tồn để tránh các nguy cơ phẫu thuật cũng như chi phí y tế đắt đỏ. Vai trò của dây chằng chéo trước trong giữ vững gối Hệ...