Người bệnh tim phòng ngừa Covid-19
Những người mắc bệnh tim thường mắc bệnh mạn tính khác nên cần khôi phục thói quen sinh hoạt lành mạnh và tiếp tục phòng ngừa Covid-19 sau giãn cách.
Bác sĩ Trần Thị Hải Hà, Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Hữu nghị, cho biết bệnh tim mạch và bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường… làm suy yếu hệ thống bảo vệ sức khỏe của cơ thể, trong đó có hệ thống miễn dịch. Người mắc bệnh khó chống chịu khi bị nhiễm virus.
“Nếu người bệnh tim bị sốt hoặc viêm phổi do Covid-19 dễ gặp các biến chứng nghiêm trọng, vì tim chịu thêm căng thẳng, hỏng niêm mạc mạch máu do viêm khi nhiễm trùng”, bác sĩ Hà giải thích.
Khi chung sống với nguy cơ lây nhiễm nCoV, những người có bệnh lý về tim mạch cần kiên trì bảo vệ sức khỏe, tăng sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý, khôi phục các thói quen lành mạnh khi hết giãn cách.
Người mắc bệnh tim và bệnh mạn tính không nên tham gia các lễ hội, du lịch hoặc đến những nơi đông người. Nếu đang nằm viện, cần hạn chế người đến thăm để tránh mang theo virus lây bệnh, duy trì các điều trị thường quy như uống thuốc, thăm khám đúng lịch và chú ý tránh xa các nguồn lây nhiễm bệnh, những người có triệu chứng ho, sốt.
Dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng giúp hệ miễn dịch và sức đề kháng hoạt động tốt. Bên cạnh rau củ và trái cây giàu vitamin cũng như chất chống oxy hóa, tỏi và một số loại nấm cũng có công dụng kháng sinh, tăng cường sức đề kháng.
Người bệnh tim tham khảo 15 loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng tiêu biểu như các loại quả nhà họ cam chanh, kiwi, đu đủ, ớt chuông đỏ, bông cải xanh, tỏi, gừng, cải bó xôi, sữa chua, hạnh nhân, nghệ, trà xanh, thịt gia cầm, hạt hướng dương, thịt của các loại động vật có vỏ. Rượu, bia và các chất kích thích không có lợi cho sức khỏe nên cần kiêng tuyệt đối.
Video đang HOT
Người bệnh cũng nên tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng. “Có thể áp dụng các bài tập nhẹ nhàng ví dụ như đi bộ nhanh kích thích các tế bào bạch cầu hoạt động tốt hơn, giải phóng hormone endorphin giảm đau, giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn, từ đó cải thiện khả năng miễn dịch. Khi đi tập, cần thực hiện những biện pháp phòng dịch bệnh được Bộ Y tế khuyến cáo như đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân”, bác sĩ Hà nói.
Người cao tuổi tập đi bộ nhanh tại Hà Nội sau khi hết giãn cách. Ảnh: Ngọc Thành.
Người mắc bệnh tim và cao tuổi thường khó ngủ nên cơ thể mệt mỏi và dễ mắc bệnh hơn. Bác sĩ Hà gợi ý phương pháp ngồi thiền 20-30 phút, nghe nhạc không lời, dùng tinh dầu cam, oải hương, không xem tivi hoặc sử dụng điện thoại, để dễ ngủ hơn.
Các bài tập thiền hoặc yoga cũng được khuyến khích do có tác dụng giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người mắc bệnh tim. Ngoài ra, bác sĩ Hà khuyến cáo người bệnh giữ tinh thần lạc quan, sống hạnh phúc để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Chi Lê
Người mắc bệnh tim khó chống chọi với COVID-19
Theo TS. BS. Trần Thị Hải Hà - Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Hữu Nghị - những người mắc bệnh tim bị sốt, ho, khó thở do COVID-19 có thể gây căng thẳng cho trái tim.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện Hữu Nghị. Ảnh: BVCC
TS. BS. Trần Thị Hải Hà cho biết: Những người mắc bệnh tim có xu hướng mắc các bệnh tiềm ẩn khác như tăng huyết áp, tăng cholesterol, đái tháo đường và bệnh phổi,... Những căn bệnh này sẽ làm suy yếu hệ thống phòng vệ sức khỏe của cơ thể (bao gồm cả hệ thống miễn dịch) để chống lại virus.
Nếu người mắc bệnh tim mà bị sốt, viêm phổi do có liên quan đến COVID-19 thì sẽ gây thêm căng thẳng cho trái tim. Thêm vào đó, tình trạng viêm do nhiễm trùng có thể làm hỏng niêm mạc mạch máu.
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính nghiêm trọng (như bệnh tim, đái tháo đường, bệnh phổi và các tình trạng sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo lắng) có thể dễ bị COVID-19 hơn, có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Chính vì vậy, bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch cần đặc biệt chú ý các điểm sau:
Không nên tham gia các lễ hội, du lịch hoặc đến những nơi đông người
Nếu người già, người mắc bệnh mạn tính đang nằm viện thì người thân nên hạn chế đến thăm, để tránh mang theo virus lây bệnh.
Duy trì các điều trị thường quy như uống thuốc, thăm khám đúng lịch. Chẳng hạn, những người đang mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp,... cần uống thuốc điều trị bệnh đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
Tránh xa các nguồn lây nhiễm bệnh (những người có triệu chứng ho, sốt...)
Bên cạnh những biện pháp phòng chống dịch bệnh bằng các biện pháp trang bị bên ngoài như đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân,... việc nâng cao sức đề kháng trực tiếp sẽ giúp người bệnh chống trội lại những căn bệnh từ virus hay cả ung thư.
Ngược lại, khi hệ miễn dịch suy giảm, vi khuẩn, virus và độc tố có thể tấn công cơ thể, từ đó dẫn đến một số căn bệnh. Mặc dù không có loại thuốc đặc trị nào có thể trực tiếp cải thiện hệ thống miễn dịch cơ thể, để tăng cường sức đề kháng mỗi người cần phải rèn luyện một lối sống lành mạnh như tập thể dục, ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất dinh dưỡng,...
Minh Thúy
Sốt xuất huyết len lỏi giữa Covid-19 Tuần qua TP HCM ghi nhận 4 ổ dịch sốt xuất huyết, tăng nhẹ hơn so với trung bình 4 tuần trước song giảm gần 70% so cùng kỳ. Ảnh minh họa Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM, ngày 27/4 thành phố ghi nhận 121 ca sốt xuất huyết trong tuần qua, không có người tử vong. Các ổ dịch...