Người bệnh tiểu đường mắc Covid-19 dễ trở nặng
Người bệnh đái tháo đường mắc Covid-19 có nguy cơ diễn tiến nặng; tái khám không theo lịch hoặc không tuân thủ điều trị dễ dẫn đến biến chứng.
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Minh Triết, Khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết: Trong thời gian giãn cách xã hội, người bệnh đái tháo đường xu hướng trì hoãn khám chữa bệnh, dẫn đến bỏ thuốc, không tuân thủ điều trị. Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường hay biến chứng thì không dám đến bệnh viện thăm khám. Chế độ dinh dưỡng thay đổi, ít hoạt động thể lực hơn, từ đó làm cho đường huyết tăng cao, khó kiểm soát và tăng nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng.
“Một số trường hợp tự ngưng thuốc quá lâu dẫn đến hôn mê, tăng đường huyết phải nhập viện cấp cứu. Hoặc một số khác xuất hiện các biến chứng, ví dụ như bệnh lý bàn chân đái tháo đường nhưng không dám đến bệnh viện khám và cố gắng chịu đựng, đến khi vào viện thì tình trạng đã rất nặng nề, đe dọa tính mạng”, bác sĩ Triết chia sẻ.
Người bệnh đái tháo đường nếu mắc Covid-19 sẽ có nguy cơ diễn tiến nặng hơn so với người không bình thường. Lý do là người bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát đường huyết tốt có thể xuất hiện nhiều biến chứng, sức đề kháng và khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể cũng bị suy giảm. Người bệnh đái tháo đường nếu mắc Covid-19 có tiên lượng nặng hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn, theo đó, tỷ lệ tử vong ở người mắc Covid-19 có đái tháo đường tăng gấp ba lần người không bị.
Video đang HOT
Để phòng tránh và giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng của Covid-19 nếu mắc phải, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối thông điệp 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Duy trì sử dụng thuốc điều độ, không tự ý ngưng thuốc. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể lực hợp lý như trong trường hợp không có dịch. Thông báo ngay cho bác sĩ điều trị hoặc đến khám tại cơ sở y tế gần nhất nếu: không đến khám được, hoặc xuất hiện triệu chứng bất thường, biến chứng.
Thêm nữa, người bệnh đái tháo đường được khuyến cáo phải tiêm vaccine Covid-19 bởi vì khi nhiễm bệnh sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn so với người bình thường.
“Việc tiêm vaccine giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và nếu bị nhiễm thì giảm nguy cơ diễn tiến nặng”, bác sĩ khuyên.
Giãn cách xã hội, người sống ở Hà Nội có được về quê chăm người ốm?
Nhiều bạn đọc hỏi về việc có được về quê ở ngoại thành Hà Nội hoặc ở tỉnh/thành khác để chăm người thân bị đau ốm.
Bạn đọc ở địa chỉ dinhloi...@gmail.com gửi tới VietNamnet: " Tôi đang thường trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), quê tôi ở huyện Đan Phượng. Ở quê, tôi còn 2 bố mẹ già ngoài 80 tuổi và ruộng vườn của bố mẹ tôi. Khi chưa giãn cách xã hội, mỗi tuần tôi về quê 1 lần để chăm sóc bố mẹ già, mang thuốc điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp cho các cụ và trồng rau củ quả ở vườn, thu hoạch mang ra để gia đình sinh hoạt.
Từ ngày giãn cánh đến nay, tôi chưa về được. Vậy với trường hợp của tôi, có được đi về quê mang thuốc điều trị cho 2 cụ và lấy rau, củ, quả ở quê mang ra sinh hoạt không? Nếu được tôi phải đi xin giấy đi đường ở đâu và thủ tục xin như thế nào?
Bạn đọc trinhvm...@gmail.com cùng có chung băn khoăn: "Người có hộ khẩu ở Hà Nội trong trường hợp có người nhà (bố/mẹ) bị đau nặng ở quê, muốn về thăm và chăm sóc thì cần phải có những giấy tờ, điều kiện gì để được tham gia giao thông? Xin chân thành cảm ơn và rất mong nhận được phản hồi sớm của Quý báo".
Lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ khi người dân ra đường
Trả lời:
Về vấn đề rời khỏi nơi cư trú để đi thăm, chăm sóc người thân bị ốm đau, chúng tôi đã liên hệ tới số đường dây nóng tiếp nhận phản ánh về phòng, chống dịch Covid-19 ở Hà Nội và được trả lời như sau:
Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 17 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội nêu rõ: Mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.
Người dân muốn ra đường để thực hiện những việc cấp thiết thì phải có đủ giấy tờ để chứng minh với lực lượng tại các chốt.
Người dân muốn ra khỏi nhà, mang thuốc, đi chăm cha mẹ bị đau ốm ở cùng địa phận Hà Nội, ngoài giấy tờ tuỳ thân như căn cước công dân/chứng minh nhân dân còn cần phải có giấy đi đường. Bạn cần lên phường để xin giấy đi đường, lực lượng chức năng sẽ cấp nếu thấy đó là việc cấp thiết, chính đáng. Bên cạnh đó, bạn phải xác nhận cung đường di chuyển cũng như chứng thực là mình mang thuốc từ Thanh Xuân về Đan Phượng cho bố mẹ.
Ngoài ra, với việc chuyển thuốc về cho người thân, bạn cũng có thể gửi qua đường chuyển phát nhanh.
Việc mua lương thực, thực phẩm, người dân đã được cấp giấy đi chợ để mua sắm ở phường/xã nơi mình cư trú. Vì thế, lý do đi từ Thanh Xuân về Đan Phượng lấy rau, củ, không được coi là lý do chính đáng.
Trường hợp người dân rời Hà Nội về quê ở tỉnh/thành phố khác để chăm người thân đang ốm đau nặng cũng cần các loại giấy tờ như kể trên. Ngoài ra, người dân cần tìm hiểu địa phương nơi đến có quy định về phòng chống dịch như thế nào? Hiện nay, nhiều địa phương không tiếp nhận người về từ vùng dịch, hoặc yêu cầu phải cách ly tập trung 14 ngày.
Bệnh viện Medlatec cơ sở Nghĩa Dũng tạm dừng tiếp nhận bệnh nhân Bắt đầu từ 11h30 ngày 7/5, Bệnh vện Đa khoa Medlatec (cơ sở Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội) thông báo tạm dừng tiếp nhận bệnh nhân. Đại diện Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, nguyên nhân tạm dừng tiếp nhận bệnh nhân là trước đó bệnh viện có xét nghiệm cho 2 trường hợp nghi mắc COVID-19 tại huyện Thường Tín....