Người bệnh tiểu đường có uống cà phê sữa được không?
Tôi thích uống cà phê vào mỗi buổi sáng, đặc biệt có thêm một ít sữa cho vị ngọt thanh dễ uống và ngon hơn. Tuy nhiên, tôi không rõ mình bị tiểu đường thì có được cho thêm sữa không? (V.Toàn, 39 tuổi, ở Bình Dương)
PGS-TS-BS Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh Dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trả lời:
Cà phê sữa thường sử dụng sữa đặc có đường để pha. Đường trong sữa đặc có đường thuộc nhóm đường đơn giản, nhanh chóng tiêu hoá và hấp thu, làm tăng đường huyết nhanh sau sử dụng. Tốt nhất là giữ cho việc sử dụng các loại thức uống có đường đơn giản ở mức tối thiểu.
Không có khuyến cáo riêng dành cho người bệnh đái tháo đường về lượng đường đơn giản có thể ăn vào trong ngày.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo mạnh mẽ việc giới hạn đường thêm vào chế độ ăn, uống dưới 10% tổng năng lượng trong ngày (ở người có chế độ ăn 2.000 kcal, năng lượng cho phép từ đường là 200 kcal, tương đương 50 g đường, khoảng 12 muỗng cà phê).
Đường trong sữa đặc có đường thuộc nhóm đường đơn giản dễ làm tăng đường huyết, cần sử dụng lượng phù hợp. Ảnh SHUTTERSTOCK
Video đang HOT
Hiệp hội tim Mỹ (AHA) giới hạn chặt chẽ hơn, ở nữ không nên vượt quá 100 kcal năng lượng từ đường thêm vào, tương đương 25 g (khoảng 6 muỗng cà phê) và ở nam không quá 150 kcal, tương đương 36 g (9 muỗng cà phê).
Trong 100 g sữa đặc có đường, có khoảng 55 g đường. Như vậy theo khuyến cáo của AHA, nếu dùng sữa đặc có đường thì không quá 50 g trong ngày đối với nữ, và 65 g đối với nam. Lưu ý đây là con số tổng cộng, việc sử dụng cũng sẽ chiếm hết lượng đường thêm vào cho phép trong ngày.
Bác sĩ: Thực dưỡng đúng cách để khỏe mạnh
Thực dưỡng là chế độ ăn cân bằng âm dương, cân đối giữa cách ăn và thức ăn, luôn ăn có chừng mực, không thiên lệch về một thực phẩm nào hay món ăn nào.
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cơ sở 3 cho biết, thực dưỡng là một trong 4 hình thức của dưỡng sinh (gồm cách sống, thực dưỡng, thái độ tinh thần và tập luyện dưỡng sinh). Thực dưỡng là thuật ngữ đã có từ rất lâu đời, được miêu tả nhiều trong một số tài liệu y học cổ truyền phương Đông.
Nhìn chung, thực dưỡng là một hình thức dưỡng sinh đã có từ lâu đời và xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Thực dưỡng là một chế độ ăn uống cân bằng âm dương, hài hòa màu sắc.
Nguyên tắc chính của chế độ ăn uống thực dưỡng là giảm các thực phẩm từ động vật, ăn thực phẩm được trồng tại địa phương đang vào mùa và tiêu thụ bữa ăn có chừng mực.
Thức ăn thực dưỡng phải đảm bảo đủ chất, đủ loại và đủ màu sắc, thực phẩm theo mùa. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cách ăn và thức ăn đúng
Thực dưỡng đúng phải bao gồm cách ăn và thức ăn đúng. Cụ thể, nếu bạn đang muốn ăn theo chế độ thực dưỡng thì cần đảm bảo 3 yếu tố sau đây về cách ăn:
Ăn đúng bữa
Ăn đúng bữa và đúng giờ sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc có giờ giấc, khoa học và tiêu hóa thức ăn được tốt hơn. Thông thường, quy trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn mất khoảng 4 tiếng đồng hồ, vì vậy, sau khi ăn khoảng 4 tiếng thì bạn cần ăn bữa ăn tiếp theo để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
Ăn chậm, nhai kỹ
Thức ăn được nghiền nát trước khi đi vào dạ dày sẽ "giảm tải công việc" cho dạ dày, từ đó hệ tiêu hóa cũng trở nên khỏe mạnh hơn. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp hấp thu các chất dinh dưỡng vào máu được tốt hơn.
Ăn uống trong sự vui tươi và lạc quan
Nếu muốn cơ thể cân bằng, quân bình, không bệnh tật thì phải đảm bảo vui và thoải mái khi ăn uống, không đem sự u uất vào trong bữa ăn.
Về thức ăn thực dưỡng
Ngày xưa, thực dưỡng là ăn toàn phần, tức là thức ăn phải cân bằng màu sắc, cân bằng âm dương. Tuy nhiên, để phân biệt âm dương trong thức ăn thì không phải ai cũng biết. Chính vì vậy, ngày nay, khoa học chứng minh một cách dễ hiểu hơn là cơ thể cần chất đạm, chất đường, chất béo và các vitamin, khoáng tố. Như vậy, thức ăn thực dưỡng phải đảm bảo đủ chất, đủ loại và đủ màu sắc.
Bên cạnh đó, khi có bệnh tật trong người thì cần phải có chế độ ăn phù hợp với những thức ăn khoa học để đảm bảo vừa cung cấp đủ chất cho cơ thể, vừa phòng ngừa bệnh tiến triển hơn.
Như vậy, thực dưỡng là ăn uống sao cho hài hòa cân đối giữa cách ăn và thức ăn, luôn ăn có chừng mực, không thiên lệch về một thực phẩm nào hay món ăn nào. Ngày nay, có rất nhiều chuyên gia nghiên cứu về thực dưỡng, do đó, nếu bạn muốn ăn theo kiểu thực dưỡng thì hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia để được tư vấn nhằm đảm bảo vừa an toàn, vừa giúp duy trì sức khỏe.
Ở Hy Lạp, vào thế kỷ thứ 6 và 7 cũng đã xuất hiện thực dưỡng. Ở Anh, thực dưỡng là một triết lý thực hành giúp bảo trì sự sống. Còn ở Mỹ, năm 1926, Bộ Y tế Mỹ cũng đã nhấn mạnh vấn đề thực dưỡng trong điều trị bệnh và đưa nó vào chương trình đào tạo cho sinh viên y khoa.
Tại Việt Nam, thực dưỡng xuất hiện vào thứ thế kỷ thứ 14, giai đoạn này, Tuệ Tĩnh đã đúc kết nhiều kinh nghiệm dân gian, trong đó có dưỡng sinh. Đến thế kỷ thứ 17, Hải Thượng Lãn Ông cũng đã nói về thực dưỡng trong quyển "Vệ sinh yếu quyết".
4 mẹo kiểm soát đường huyết hiệu quả trong những ngày nắng nóng Trong những ngày nắng nóng cao điểm, người bệnh đái tháo đường thường rất khó kiểm soát lượng đường trong máu. Người bệnh đái tháo đường nên thực hiện những cách dưới đây để giúp cơ thể không phải "vật lộn" với mức đường huyết tăng cao. Đái tháo đường là một tình trạng nghiêm trọng và có thể xảy ra khi cơ...