Người bệnh suy thận phải lọc máu: Những chú ý trong ăn uống
Có thể nói, thận là “cửa ngõ” của cơ thể với vai trò cực kỳ quan trọng là đảm bảo hằng định nội môi cho cơ thể thông qua việc đào thải các chất độc và đảm bảo cân bằng nước và các chất điện giải qua con đường nước tiểu.
Có thể nói, thận là “cửa ngõ” của cơ thể với vai trò cực kỳ quan trọng là đảm bảo hằng định nội môi cho cơ thể thông qua việc đào thải các chất độc và đảm bảo cân bằng nước và các chất điện giải qua con đường nước tiểu. Khi thận bị suy, các chức năng này bị mất nên bệnh nhân phải được điều trị bằng các biện pháp thay thế thận như lọc máu chu kỳ, lọc màng bụng để loại bỏ các độc chất và lượng nước dư thừa trong máu. Để giúp làm giảm tần suất và tăng hiệu quả của các biện pháp thay thế thận cũng như tránh các biến chứng nguy hiểm ở người suy thận giai đoạn cuối, người bệnh phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống…
Các chất có hại cho cơ thể như ure, creatinin… có nguồn gốc từ việc chuyển hóa các thức ăn và việc ăn uống không đúng cũng dẫn đến tăng các chất khác như muối (natri), kali, phospho và nước dẫn đến những biến chứng không tốt ở người bị suy thận mạn phải lọc máu. Sau đây là một số điểm mà bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần chú ý khi ăn uống.
Hạn chế thức ăn nhiều protein
Bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ, hoặc lọc màng bụng nên tránh ăn quá mức các thức ăn chứa nhiều protein như thịt nạc, thịt gà, cá, trứng, tôm vì các thức ăn này sau khi được chuyển hóa sẽ sinh ure và creatinin. Hai chất này tăng nhanh trong máu sẽ gây độc cho cơ thể. Tăng ure máu quá cao và nhanh sẽ có nguy cơ bị hội chứng ure huyết cao với các triệu chứng như đau đầu, nôn, xuất huyết tiêu hóa, tiêu chảy… Lượng creatinin cao trong máu cũng cần loại bỏ nhanh bằng lọc máu nhân tạo (thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng) vì vậy cần tránh tăng chất này bằng việc hạn chế ăn thịt, cá, trứng…
Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều phospho không tốt cho người suy thận.
Hạn chế các thức ăn có nhiều phospho
Video đang HOT
Thức ăn chứa nhiều phospho làm tăng lượng phospho trong máu ở người suy thận giai đoạn cuối do thận đã mất khả năng đào thải phospho. Khi lượng phospho tăng cao sẽ làm xương mất canxi và gây loãng xương. Các thức ăn chứa nhiều phospho là các loại sản phẩm sữa, đậu, ngũ cốc nguyên hạt (ngũ cốc chưa xay giã kỹ như gạo lứt), coca cola, bia.
Hạn chế thức ăn chứa nhiều muối
Thận suy đã mất khả năng thải trừ muối qua nước tiểu nên khi bệnh nhân ăn nhiều muối sẽ tích nước gây phù, làm huyết áp tăng, phù phổi cấp, thậm chí có thể có triệu chứng của hội chứng tăng natri máu như đau đầu, nôn, dấu hiệu mất nước, nặng hơn có thể hôn mê và tử vong. Mặt khác, khi ăn mặn, bệnh nhân sẽ phải uống nhiều nước và điều này làm dư thừa lượng nước trong cơ thể quá nhanh và phải chạy thận nhân tạo nhiều lần hơn. Bệnh nhân suy thận mạn nên ăn nhạt. Tránh các thức ăn mặn như nước mắm, mì ăn liền, đồ hộp mặn, trứng muối, cá biển…
Tránh các thức ăn chứa nhiều kali
Tăng kali máu luôn là một biến chứng nguy hiểm hàng đầu ở những bệnh nhân suy thận mạn phải lọc máu chu kỳ. Bình thường, lượng kali trong máu dao động trong khoảng từ 3,5 – 4,5mmol/l và được thận điều chỉnh đào thải ra ngoài rất nhanh qua nước tiểu nếu lượng kali từ thức ăn đưa vào quá nhiều. Ở người suy thận giai đoạn cuối, chức năng đào thải kali của thận gần như bằng không nên nguy cơ tăng kali máu luôn luôn hiện hữu và khi kali máu tăng cao, bệnh nhân có thể tử vong do loạn nhịp tim. Các thức ăn nhiều kali bao gồm các loại quả như chuối, đu đủ và một số loại thực phẩm đóng hộp. Một số loại sữa cũng có ghi rõ lượng kali trên nhãn mác và người bị suy thận có thể tham khảo trước khi dùng.
Kiểm soát lượng nước vào cơ thể
Một trong những vấn đề người suy thận mạn đang phải lọc máu chu kỳ phải đặc biệt chú ý đó là điều chỉnh lượng nước vào cơ thể. Ở người bình thường, lượng nước vào cơ thể từ các nguồn thức ăn, nước uống khoảng 3.000ml và mất đi một lượng tương đương chủ yếu qua nước tiểu (khoảng 2.000ml) và một phần nhỏ qua mồ hôi, phân, hơi thở. Khi thận bị suy, chức năng thanh thải nước tự do hay khả năng tạo nước tiểu mất đi. Bệnh nhân cứ 3-4 ngày phải đi chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng hàng ngày để loại bỏ lượng nước thừa đưa vào cơ thể qua con đường ăn uống. Giả sử tổng lượng dịch một người bị suy thận ăn uống vào trong ngày là 3.000ml, mất đi qua mồ hôi, hơi thở và phân khoảng 1.000ml, bệnh nhân sẽ còn dư 2.000ml hay 2 lít/ngày hay 2kg, 2 ngày là 4kg và 3 ngày bệnh nhân sẽ thừa 6 lít nước hay tăng 6kg! Lượng nước dư thừa này là nguyên nhân góp phần làm tăng huyết áp, chứng khó thở do phù phổi cấp và phù dưới da (tay, chân, mặt…) cũng như tràn dịch các khoang màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim… ở người suy thận mạn. Kiểm soát lượng nước vào cơ thể bao gồm ăn nhạt để hạn chế uống nước, cân hàng ngày để đánh giá đúng lượng nước thừa. Có thể cân ngay sau khi rút bỏ nước khi lọc máu nhân tạo rồi cân lại hàng ngày để đánh giá lượng nước thừa. Đối với bệnh nhân lọc màng bụng càng cần phải kiểm soát lượng nước vào ra nghiêm ngặt hơn.
BS. Vũ Phương Anh
Theo suckhoedoisong
Suy thận cấp do tự ý dùng thuốc nam
TUYÊN QUANG - Bệnh nhân phải chạy thận lọc máu cứu tính mạng, sau khi nghe theo lời thầy lang cả quyết "chữa suy thận độ 8, chứ độ 2 đã là cái gì".
Bốn tháng trước, người đàn ông 31 tuổi được chẩn đoán suy thận độ 2 ở bệnh viện huyện Hàm Yên, song không điều trị.
"Thầy lang gần nhà bảo thuốc của thầy còn chữa cả suy thận độ 8 nữa kia, nên tôi nghe theo", bệnh nhân cho biết.
Hai tháng đầu tiên dùng thuốc, tình trạng bệnh không thuyên giảm, ngược lại cơ thể anh càng mệt mỏi thêm. Tuy nhiên, "thầy lang bảo tôi cứ tiếp tục kiên trì, dùng lâu dài mới thấy tác dụng hiệu quả rõ rệt nên tôi cũng cố ", anh chia sẻ.
Cơ thể ngày càng mệt mỏi, suy kiệt, cuối tháng 9 anh khám tại Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang, kết quả suy thận giai đoạn cuối (độ 4). Hiện, anh phải chạy thận cấp cứu vì thận không lọc được chất độc trong máu.
Một bệnh nhân bị suy thận cấp do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang
Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang gần đây tiếp nhận nhiều bệnh nhân gặp biến chứng do lạm dụng thuốc nam. Bác sĩ Lý Thị Thơ, Trưởng khoa Nội Thận khớp, cho biết: "Gần như tất cả bệnh nhân suy thận đang phải chạy thận lọc máu tại bệnh viện đều dùng thuốc nam kéo dài".
Bệnh nhân còn hay sử dụng thuốc nam để chữa trị các bệnh về gan mật, thận tiết niệu, cơ xương khớp, ung thư, nhiều bệnh thông thường như viêm dạ dày, dị ứng. Mới đây bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 biến chứng thần kinh ngoại vi và viêm mô tế bào ngón chân (chưa có loét). Bệnh nhân đắp thuốc nam, sau 3-4 ngày chân sưng dần, chảy dịch. Bác sĩ khám cho biết ngón chân đã hoại tử, khó bảo tồn, có thể phải cắt bỏ.
Nhiều người quan niệm sử dụng thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) là an toàn và tốt cho sức khỏe. "Điều này đúng nhưng chưa đủ", bác sĩ Thơ nói. Thuốc đông y khó kiểm soát được liều dùng do đơn vị tính thường là thang thuốc, bao gồm nhiều vị thuốc khác nhau. Mỗi vị thuốc có thể có tác dụng điều trị, tác dụng không mong muốn và độc tính khác nhau. Phối hợp thuốc không đúng có thể làm giảm hiệu quả điều trị hoặc tăng tác dụng phụ và độc tính.
Sử dụng thuốc đông y không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng như bị nấm mốc dễ gây ung thư. Hiện nay, nguồn dược liệu trong nước giảm, tỷ lệ thuốc nhập tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Nếu lạm dụng, trường hợp nhẹ, bệnh nhân có nguy cơ dị ứng toàn thân, gây hen phế quản do co thắt cơ trơn, sưng nóng đỏ. Nặng có thể nhiễm trùng, hoại tử vùng đắp thuốc phải nạo vét, phẫu thuật cắt bỏ vị trí đắp thuốc. Biến chứng nặng hơn là suy đa tạng, rối loạn đông máu... bệnh nhân sẽ tử vong nếu không lọc máu kịp thời. Có bệnh nhân bị nhầm vị thuốc với cây lá ngón, cà độc dược, nấm độc, tử vong nhanh chóng.
Bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên đến bệnh viện để khám và điều trị. Ngày nay, y học hiện đại phát triển, sức khỏe con người được phân tích ở cấp độ tế bào, phân tử, gene... Quá trình khám chữa bệnh cần kết hợp nhiều chuyên khoa, chuyên ngành, từ khám lâm sàng đến xét nghiệm và thăm dò chức năng kỹ lưỡng để chẩn đoán.
Người bệnh muốn sử dụng thuốc đông y, nên được thầy thuốc chuyên khoa y học dân tộc khám và chỉ định, sử dụng thuốc có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng thuốc đảm bảo.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Những thanh niên chạy thận lúc nửa đêm TP HCM - Tâm 23 tuổi, chạy thận đêm suốt hai năm từ khi ra trường. Thu, chạy thận đã 5 năm, ngày bán vé số. Điền, 30 tuổi, đêm rút kim tiêm ra, sáng ngày chạy xe ôm kiếm tiền cho đợt điều trị tới. Ở một góc phòng tại Khoa thận nhân tạo, Bệnh viện Chợ Rẫy, Nguyễn Thị Tâm, người...