Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần cẩn trọng trong thời tiết lạnh
Theo cảnh báo của các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, thời tiết chuyển lạnh sẽ khiến cho những người mắc các bệnh hô hấp mạn tính có nguy cơ cao phải nhập viện.
Bác sỹ cho bệnh nhân COPD thở khí dung.
Mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đã hơn 20 năm nay, ông Nguyễn Văn Chắt (xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà) đã gặp không ít khó khăn trong cuộc sống. Mỗi năm, ông phải nhập viện từ 2 đến 4 lần, mỗi đợt điều trị kéo dài khoảng hơn 10 ngày để ổn định sức khỏe.
“Đây là lần thứ 3 trong năm tôi chuyển đến Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh điều trị trong năm nay. Những lần đến viện điều trị thường là vào những lúc thời tiết thay đổi, khiến tôi ho nhiều, tức ngực thở khó, sức khỏe suy yếu, không đáp ứng được việc dùng thuốc, thở khí dung tại nhà”.
Được biết, hiện Phòng Quản lý bệnh COPD và hen phế quản của BVĐK tỉnh đang quản lý gần 900 bệnh nhân ngoại trú. Còn tại Khoa Nội tổng hợp của BVĐK tỉnh hiện đang điều trị cho 38 bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, chiếm 40% tổng số bệnh nhân tại khoa. Người mắc các bệnh lý về hô hấp thường đa dạng về độ tuổi nhưng riêng với bệnh COPD thì chủ yếu là nam giới, độ tuổi trung, cao tuổi và đặc biệt gặp nhiều ở những người có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào hoặc làm việc trong các môi trường có yếu tố nguy cơ như: khói bụi, ô nhiễm không khí.
Chụp XQ phổi cho người bệnh.
Bệnh COPD được WHO xếp hàng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong trên toàn cầu và con số này còn tiếp tục gia tăng trong những năm tới do tăng tiếp xúc các yếu tố nguy cơ và tình trạng già đi của dân số.
Vì vậy, đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội và nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân trong việc phòng bệnh, hạn chế hậu quả của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bác sỹ Vương Kim Đức – Trưởng khoa Nội tổng hợp (BVĐK tỉnh Hà Tĩnh) cho biết: “Các triệu chứng điển hình của COPD bao gồm: ho, khạc đờm, khó thở khi gắng sức. Bệnh COPD thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm, vì vậy, nếu người nào thuộc nhóm có nguy cơ cao và có các triệu chứng ban đầu nên đến gặp ngay bác sỹ để được khám, chẩn đoán và kiểm tra chức năng hô hấp. Hiện nay, chưa thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh COPD nhưng có thể làm giảm triệu chứng, làm chậm quá trình tổn thương ở phổi, cải thiện chất lượng cuộc sống khi kịp thời đến các cơ sở y tế khám, hướng dẫn dùng thuốc điều trị bệnh phù hợp”.
Hướng dẫn, tư vấn người bệnh phòng, tránh bệnh COPD.
Làm thế nào để biết được trẻ mắc bệnh hen suyễn?
Hen suyễn là bệnh hô hấp mạn tính thường gặp ở trẻ. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh hen cao gấp đôi người lớn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc chẩn đoán hen ở trẻ thường muộn, nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi, dẫn đến tình trạng hạn chế hiệu quả điều trị, nhiều trẻ thường xuyên bị lên cơn hen phải nhập viện, thậm chí có thể tử vong.
Hen suyễn là một bệnh viêm mạn tính của đường thở. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó là do cơ địa của chính người bệnh. Bệnh có yếu tố di truyền, cơ địa dị ứng. Ngoài ra, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen như béo phì, suy dinh dưỡng, sinh non...
Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến tình trạng hen suyễn ở trẻ là do yếu tố môi trường. Các dị nguyên (chất gây dị ứng) trong nhà (bụi nhà, mạt, lông thú, gián, nấm mốc...), dị nguyên ngoài nhà (bụi, phấn hoa, nấm mốc, hóa chất...), nhiễm trùng, khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường không khí... sẽ dẫn đến tình trạng hen suyễn ở trẻ.
Như vậy, để hạn chế nguy cơ hen suyễn, cần tránh xa và loại bỏ các yếu tố nguy cơ trong môi trường kể trên.
Dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc hen suyễn
Khi trẻ có các biểu hiện như:
- Trẻ ho tái đi tái lại nhiều lần, nhất là khi chỉ xuất hiện hay trở nặng hơn về ban đêm.
- Trẻ khò khè, cơn khó thở tái phát.
- Tình trạng khò khè, khó thở xuất hiện hay nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố nào đó (còn gọi là yếu tố khởi phát) như thay đổi thời tiết, thức ăn...
Cha mẹ khi nghi ngờ trẻ mắc hen suyễn thì cần cho trẻ tới cơ sở y tế để khám. Thông thường sẽ dễ chẩn đoán khi trẻ đang trong cơn suyễn. Còn khi ngoài cơn, có thể đo hô hấp ký để chẩn đoán khi trẻ từ 6 tuổi trở lên.
Khi trẻ mắc hen suyễn nếu không được điều trị đúng mức có thể sẽ dẫn đến nhiều hậu quả xấu:
- Trẻ thường xuyên lên cơn suyễn và mỗi khi trẻ lên cơn thì có thể sẽ đối diện với nguy cơ tử vong.
- Suy hô hấp mạn và suy tim mạn nếu diễn tiến quá nhiều năm mà không được điều trị.
- Ảnh hưởng đến phát triển thể chất: Suy dinh dưỡng, biến dạng lồng ngực.
- Ảnh hưởng đến phát triển tinh thần: Tâm lý mặc cảm, học kém do trẻ phải nghỉ học thường xuyên.
- Tốn kém thời gian, tiền bạc, ảnh hưởng đến công ăn việc làm của cha mẹ.
Hen suyễn là bệnh hô hấp mạn tính thường gặp ở trẻ. Ảnh minh họa.
Cách phát hiện khi trẻ bắt đầu có biểu hiện lên cơn hen suyễn
Trẻ có biểu hiện báo trước khi xuất hiện cơn hen như: Hắt hơi, nhảy mũi, ngứa mắt mũi, nổi mề đay...
Khi lên cơn hen trẻ có biểu hiện: Ho, khò khè, khó thở ở nhiều mức độ khác nhau (thở ra khó khăn, kéo dài, thở nhanh hay co lõm lồng ngực).
Đối với trẻ đã từng được khám và chẩn đoán hen suyễn, cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay xông). Cần tránh cho trẻ uống thuốc cắt cơn, vì các loại thuốc uống có tác dụng yếu và chậm hơn nhiều. Nếu không có điều kiện dùng thuốc cắt cơn, nên nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được cắt cơn kịp thời.
- Cha mẹ cần lưu ý cần cho trẻ đi cấp cứu ngay khi trẻ có 1 trong những dấu hiệu sau:
- Khi dùng thuốc cắt cơn mà trẻ vẫn không bớt khó thở hay chỉ giảm tạm thời.
- Trẻ nói năng khó nhọc: Không thể nói thành câu liên tục.
- Trẻ khó thở nhiều, phải ngồi thở, co kéo vùng quanh xương sườn và vùng cổ.
- Cánh mũi phập phồng.
- Tím tái (đây là dấu hiệu rất nguy kịch).
Khi trẻ bị hen suyễn, cha mẹ cần chú ý đến các yếu tố có thể làm khởi phát cơn hen như:
- Không để thú vật (chó, mèo...) trong nhà, nên diệt gián thường xuyên.
- Không hút thuốc lá trong nhà và ở nơi gần trẻ.
- Không để những chất nặng mùi trong nhà.
- Tránh dùng các loại thuốc xịt như nước hoa xịt phòng , thuốc xịt muỗi, côn trùng .
- Tránh nhang khói.
Nơi ngủ của trẻ cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, không nên trải thảm. Thường xuyên giặt khăn trải giường và chăn màn bằng nước nóng, phơi khô ngoài nắng. Không nên cho trẻ chơi thú nhồi bông, cũng như không cho thú vật vào nơi trẻ ngủ.
Dùng cửa sổ (đóng hay mở) để duy trì không khí sạch và trong lành.
Tuy hen là một bệnh không thể trị dứt điểm, nhưng có thể kiểm soát tốt được. Phòng ngừa hen sẽ giúp cho trẻ giảm hoặc không còn lên cơn hen, trẻ có thể sinh hoạt, học tập, vui chơi bình thường.
Cần làm gì để phòng ngừa hen suyễn ở trẻ?
- Tránh xa những nguyên nhân khởi phát cơn hen.
- Sử dụng thuốc phòng ngừa lâu dài.
Thuốc phòng ngừa hiệu quả nhất hiện nay là những thuốc kháng viêm dùng dưới dạng hít, cũng rất an toàn và không hề gây nghiện. Thời gian dùng thuốc phải đủ dài (thường nhiều tháng) để có đủ khả năng cải thiện được tình trạng viêm đường thở.
Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng và cần phải cho trẻ tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc, tái khám đúng hẹn và không bao giờ được tự ý ngưng thuốc, ngay cả khi trẻ có vẻ đã tốt hơn.
Những việc nên làm và cần tránh khi trời rét Vào những ngày rét, bạn phải thay đổi thói quen để không bị ốm, cần đặc biệt lưu ý những việc cần tránh và những việc nên làm. Để tiết trời lạnh không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, mọi người cần lưu ý đến các thói quen sinh hoạt, tránh những hành vi có thể dẫn đến...