Người bên trong trụ sở Công ty Việt Á tại TP.HCM: “Không hay biết gì”
Tại trụ sở của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á trên đường Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận, TP.HCM, người bên trong ngôi nhà này cho biết chỉ là nơi công ty đặt nhờ biển hiệu và người này “không hay biết chuyện gì đang xảy ra”.
Địa chỉ 134/3D đường Đào Duy Anh, phường 9, quận Phú Nhuận, nơi được cho là trụ sở chính của Công ty Việt Á. Ảnh: Chinh Hoàng
Địa chỉ 134/3D đường Đào Duy Anh, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM, là nơi đăng ký trụ sở chính của của Công ty Việt Á. Tuy nhiên, khi phóng viên Dân Việt đến, nơi đây đóng kín cổng, bấm chuông thì có 1 người phụ nữ bên trong ra tiếp chuyện. Song, người này nói “không hay biết chuyện gì đang xảy ra” và cho rằng bảng hiệu tên công ty chỉ đặt nhờ.
Được biết, Công ty Việt Á được thành lập từ năm 2007, người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc là ông Phan Quốc Việt (SN 1980). Công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực sinh học phân tử.
Người trong căn nhà nói biển tên công ty chỉ là đặt nhờ. Ảnh: Chinh Hoàng
Trước đó, như Dân Việt đã thông tin, tối 18/12, Bộ Công an cho biết: Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án vi phạm quy định về đấu thầu, nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19 xảy ra tại Công ty Việt Á, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương và các đơn vị, địa phương liên quan.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố 7 bị can, trong đó có Phan Quốc Việt – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á và Phạm Duy Tuyến – Giám đốc CDC Hải Dương.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an tổ chức đấu tranh chuyên án với đường dây vi phạm pháp luật trong việc sản xuất, kinh doanh bộ trang thiết bị y tế chẩn đoán In Vitro xét nghiệm SARS-CoV-2 (gọi tắt là kit xét nghiệm Covid-19) xảy ra tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) và các đơn vị, địa phương có liên quan.
Công ty Việt Á đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại số 372A/8 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Tuy nhiên, khi PV đi xác minh thì chủ nhà này nói Việt Á chỉ mượn chỗ để đặt cái bảng hiệu gần 10 năm. Ảnh: Chinh Hoàng
Video đang HOT
Ngày 10/12/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành khám xét khẩn cấp 16 địa điểm tại 8 địa phương (Hà Nội, TP.HCM, Hải Dương, Thừa Thiên-Huế, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Nghệ An) và triệu tập ghi lời khai trên 30 đối tượng có liên quan. Kết quả điều tra và đấu tranh với các đối tượng xác định: Công ty Việt Á do Phan Quốc Việt thành lập, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật.
Tháng 4/2020, Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit xét nghiệm Covid-19. Đến nay, Công ty Việt Á đã cung ứng kit xét nghiệm Covid-19 cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước với doanh thu khoảng gần 4.000 tỷ đồng.
Kết quả điều tra bước đầu, Phan Quốc Việt và các đối tượng là lãnh đạo chủ chốt Công ty Việt Á khai nhận: Quá trình kinh doanh và tiêu thụ kit xét nghiệm Covid-19 do Công ty Việt Á sản xuất, lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu test Covid-19 của các địa phương trên cả nước, sản phẩm kit test Covid-19 thuộc danh mục được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn nên Phan Quốc Việt đã chủ động cung ứng thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế trước cho các bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố sử dụng. Sau đó, thông đồng với lãnh đạo các đơn vị này hợp thức hồ sơ chỉ định thầu bằng cách Công ty Việt Á sử dụng các pháp nhân trong hệ thống (công ty liên danh, công ty con) lập hồ sơ chào hàng sản phẩm, xác nhận khống các báo giá… để hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng, thanh quyết toán cho Công ty Việt Á theo giá do Công ty Việt Á đưa ra, cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất.
Công ty Việt Á là đơn vị trúng thầu cung cấp kit test Covid-19 cho nhiều địa phương trên cả nước. Ảnh: Chinh Hoàng
Để được giao cung ứng trước thiết bị, vật tư y tế, tiêu thụ với số lượng lớn, tăng doanh thu lợi nhuận và được tạo điều kiện trong việc hoàn thiện hồ sơ, thanh quyết toán theo giá do Công ty Việt Á đề nghị, Phan Quốc Việt còn thỏa thuận, thống nhất, chi cho cán bộ, lãnh đạo các đơn vị mua hàng với số tiền rất lớn.
Để thu lợi nhuận bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, Phan Quốc Việt và các đối tượng của Công ty Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là 470.000 đồng/kit; thỏa thuận và chi tiền phần trăm hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phổ trong quá trình cung cấp sản phẩm.
Bước đầu Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã làm rõ sai phạm trong việc Công ty Việt Á bán kit xét nghiệm Covid-19 cho CDC Hải Dương thông qua 5 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỷ đồng, Phan Quốc Việt đã chi tiền phần trăm ngoài hợp đồng cho Phạm Duy Tuyến – Giám đốc CDC Hải Dương số tiền gần 30 tỷ đồng.
Trong vụ án này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã phong tỏa, ngăn chặn, kê biên nhiều tài khoản, sổ tiết kiệm của Phan Quốc Việt và các đối tượng thuộc Công ty Việt Á trị giá trên 320 tỷ đồng, 100.000 USD, 20 bất động sản trên địa bàn TP.HCM, Hà Nội và các địa phương khác; 8 bất động sản của Phạm Duy Tuyến…
Chân dung Chủ tịch Công ty Việt Á trong vụ nâng giá kit xét nghiệm
Phan Quốc Việt bị cáo buộc thông đồng với lãnh đạo các cơ sở y tế để hợp thức hồ sơ chỉ định thầu, chi phần trăm ngoài hợp đồng với số tiền rất lớn để tiêu thụ kit xét nghiệm.
Trong vụ nâng khống giá bán kit xét nghiệm SARS-CoV-2 xảy ra tại Công ty CP Công nghệ Việt Á và các đơn vị liên quan, cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Phan Quốc Việt (41 tuổi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty này).
Ông Phạm Duy Tuyến (Giám đốc CDC tỉnh Hải Dương) và 5 người khác bị cáo buộc đồng phạm với ông Việt về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Tuyến và 4 bị can bị bắt giam, bị can còn lại được tại ngoại.
Thu 4.000 tỷ nhờ cung ứng kit xét nghiệm
Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á được coi là "ông lớn" trong ngành dược tại Việt Nam, được thành lập năm 2007 với vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp 80 triệu đồng và đặt trụ sở ở TP.HCM. Năm 2017, vốn điều lệ của doanh nghiệp này tăng từ 200 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng.
Ông Phan Quốc Việt là người thành lập, giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc và là người đại diện pháp lý của công ty.
Công ty đặt chi nhánh ở hàng chục địa phương trên cả nước và được quảng cáo là doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực sinh học phân tử, có đội ngũ cán bộ chuyên môn với kinh nghiệm hơn 10 năm về lĩnh vực này.
Bị can Phan Quốc Việt. Ảnh: Bộ Công an.
Theo Bộ Công an, đầu năm 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ có quyết định phê duyệt đề tài "Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm realtime RT-PCR và RT-PCR phát hiện virus Corona chủng mới nCol" do Học viện Quân y chủ trì thực hiện.
Tháng 4/2020, Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành số 2000001 KLH/BYT-TB-CT cho sản phẩm test Covid-19 của Công ty Việt Á. Đây là bộ kit do Học viện Quân y phối hợp với công ty này thực hiện. Sau khi bộ kit được công bố và đưa vào sản xuất đại trà, hơn 10 nước đặt vấn đề nhập khẩu sản phẩm này.
Theo giới thiệu trên website của công ty, Việt Á là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công và đưa vào thương mại từ rất sớm các kit sử dụng kỹ thuật realtime PCR và lai phân tử.
Công ty đã có hơn 3.000 khách hàng, thực hiện hơn 1.500 dự án và trúng nhiều gói thầu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Da liễu Trung ương hay Bệnh viện Bạch Mai.
Doanh nghiệp này còn hỗ trợ máy real-time PCR thế hệ mới nhất cho Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Cần Thơ; cung ứng kit xét nghiệm cho CDC và nhiều cơ sở y tế của 62 tỉnh, thành phố khác trên cả nước với doanh thu gần 4.000 tỷ đồng.
Chi "lại quả" số tiền rất lớn
Theo Bộ Công an, bị can Phan Quốc Việt quê ở tỉnh Quảng Nam và cư trú ở phường 1, quận 4, TP.HCM trước khi bị bắt giam.
Sau khi được cấp phép sản xuất, lưu hành kit xét nghiệm SARS-CoV-2, ông Việt lợi dụng việc sản phẩm này thuộc danh mục được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn, đã chủ động cung ứng thiết bị trước cho các bệnh viện, CDC nhiều địa phương sử dụng.
Bị can Phạm Duy Tuyến (trái) và cựu Kế toán trưởng CDC Hải Dương Nguyễn Mạnh Cường. Ảnh: Bộ Công an.
Tiếp đó, bị can này thông đồng với lãnh đạo các cơ sở y tế và đơn vị liên quan nhằm hợp thức hồ sơ chỉ định thầu.
Thủ đoạn được các bị can sử dụng là Công ty Việt Á lấy pháp nhân trong hệ thống như công ty liên danh, công ty con lập hồ sơ chào hàng, xác nhận khống báo giá để hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng và thanh quyết toán theo giá do Việt Á đưa ra, cao hơn nhiều so với giá sản xuất.
Đồng thời, Bộ Công an cho rằng để được cung ứng số lượng lớn kit xét nghiệm và thiết bị khác nhằm tăng doanh thu, tạo điều kiện hoàn thiện hồ sơ thầu, Phan Quốc Việt còn thỏa thuận chi "hoa hồng" với số tiền rất lớn cho lãnh đạo, cán bộ các đơn vị mua hàng của Việt Á.
"Để thu lời bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, Phan Quốc Việt và nhóm thuộc Công ty Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào để cơ cấu giá ở mức 470.000 đồng/kit", kết quả ghi rõ.
Trụ sở CDC Hải Dương, nơi ông Tuyến công tác trước khi bị bắt giam. Ảnh: Nguyễn Dương.
Tại CDC Hải Dương, cơ quan điều tra làm rõ ông Việt ký 5 hợp đồng cung ứng kit xét nghiệm với tổng trị giá 151 tỷ đồng. Theo cáo buộc, Chủ tịch Công ty Việt Á đã chi "lại quả" ngoài hợp đồng cho ông Phạm Duy Tuyến với số tiền gần 30 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra đánh giá hành vi của ông Phan Quốc Việt và các bị can vi phạm nguyên tắc công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài Hải Dương, cơ quan điều tra đã khám xét khẩn cấp 16 địa điểm liên quan vụ án tại Hà Nội, TP.HCM, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Bình Dương, Long An và Cần Thơ. Qua đó, công an triệu tập trên 30 người liên quan để ghi lời khai, phục vụ điều tra mở rộng.
CDC Ninh Bình phủ nhận dùng kit xét nghiệm Covid-19 từ Công ty Việt Á Giám đốc Công ty Việt Á cùng 6 đối tượng khác bị khởi tố vì liên quan tới việc nâng khống giá khi cung ứng kit xét nghiệm Covid-19 cho trung tâm kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố. CDC Ninh Bình nói không dùng kit xét nghiệm Covid-19 từ Công ty Việt Á....