Người bán vé số nghèo 35 lần hiến máu tình nguyện
Vì mưu sinh nên hằng ngày anh Nguyễn Anh Tuấn, nay gần 50 tuổi rong ruổi đạp xe khắp các nẻo đường của thị xã Đồng Xoài để bán vé số. Cuộc sống khó khăn nhưng tinh thần của anh trong việc hiến máu cứu người rất đáng biểu dương với thành tích 35 lần hiến máu
Anh Tuấn tham gia hiến máu từ năm 2003, đến nay đã 14 năm nhưng sự nhiệt tình của anh không hề vơi. Bà Nguyễn Thị Thơm, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường Tân Đồng (Đồng Xoài) cho biết, cứ mỗi đợt hiến máu Hội Chữ thập đỏ phường đều thông báo để anh Tuấn sắp xếp công việc tham gia. Rất ít khi anh vắng mặt, chỉ những lúc sức khỏe không cho phép. Những lần tham gia anh đều đến rất sớm ngồi chờ đến lượt. Hiến máu xong, buổi chiều anh tiếp tục bán vé số.
Anh Nguyễn Anh Tuấn khám sức khỏe trước khi hiến máu tình nguyện tại thị xã Đồng Xoài.
Anh Tuấn chia sẻ: “Cuộc sống của tôi đã có nhiều chuyện không vui nhưng không vì thế mà bi quan. Tham gia hiến máu cứu người giúp tôi lấy lại tinh thần, thấy cuộc sống ý nghĩa hơn vì mình đã làm một việc có ích cho xã hội”. Anh Tuấn đang sống neo đơn trong một phòng trọ ở thị xã Đồng Xoài. 10 năm trước, 2 con gái anh lần lượt mất do tai nạn đuối nước. Vợ anh buồn rầu rồi bỏ đi biệt xứ.
Video đang HOT
Với 35 lần tham gia hiến máu, anh Nguyễn Anh Tuấn đã nhiều lần được các cấp hội chữ thập đỏ tôn vinh, khen thưởng. Đặc biệt, năm 2016 anh được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tặng bằng khen vì có thành tích hiến máu tình nguyện nhiều lần.
Theo Nhã Trâm (Báo Bình Phước)
Hiến máu bắt buộc chỉ là giả định!
Chia sẻ với báo chí trước thông tin Bộ Y tế đề xuất hiến máu bắt buộc mỗi năm một lần, ông Nguyễn Huy Quang khẳng định trong dự thảo Bộ Y tế chưa đề cập gì đến đề xuất công dân bắt buộc hiến máu năm 1 lần. Đây chỉ là giả định để cho thấy hiến máu tình nguyện là tối ưu.
Trong cuộc gặp gỡ báo chí chiều 9/1, dù phủ nhận việc Bộ Y tế đề xuất hiến máu bắt buộc mỗi năm một lần, nhưng ông Quang thừa nhận: "Cách viết của chúng tôi cũng làm cho người đọc hiểu nhầm, đáng lẽ phương án 2 phải chuyển lên phương án 1, chứng minh giả định ở phương án 2 và từ đó lập luận để thấy phương án 1 là khả thi nhất", ông Quang nói.
Cũng theo ông Vũ Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, để xây dựng Luật về máu và tế bào gốc phải dựa trên bằng chứng khoa học.
Ông Vũ Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế).
"Bộ Y tế lựa chọn phương án hiến máu tình nguyện nhưng làm thế nào để chứng minh hiến máu tình nguyện là tối ưu thì phải đưa ra giả định. Trường hợp này giả định là hiến máu bắt buộc", ông Quang nói.
Ông Quang lý giải thêm, không thể bắt buộc hiến máu vì nó liên quan đến quyền con người. Hơn nữa, nếu quy định bắt buộc thì với 90 triệu dân sẽ có 46 triệu người phải hiến máu bắt buộc. "Như thế chúng ta sẽ có nguồn máu đầy đủ và ổn định, nhưng dư thừa khá lớn, quá lãng phí. Bộ Y tế không theo đuổi mục tiêu này", Vụ trưởng Vụ Pháp chế khẳng định.
Ngoài ra, nếu hiến máu bắt buộc thì một năm tiêu tốn 4.180 tỷ, trong khi hiến máu tình nguyện như hiện nay với 18,2 triệu người hiến máu thì chỉ tiêu tốn 2.000 tỷ.
Bộ Y tế cũng tham khảo luật pháp quốc tế thì không có nước nào quy định hiến máu bắt buộc.
"Việc hiến máu tình nguyện hiện trong 2-3 năm gần đây đáp ứng tốt nhu cầu điều trị của người bệnh, lại tiết kiệm được nhiều chi phí. Năm 2016 toàn quốc vận động, tiếp nhận gần 1,4 triệu đơn vị máu; đạt 1,52% dân số hiến máu.
Nếu chiếu theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi quốc gia chỉ cần 2% dân số hiến máu tình nguyện thì lượng máu đủ nhu cầu điều trị. Hiện tại, Việt Nam còn thiếu tỉ lệ 0,48% dân số hiến máu. Trong khi đó, phong trào hiến máu tình nguyện đang lan rộng trong thanh thiếu niên, nhiều tầng lớp người dân. Nếu đẩy mạnh thêm kinh phí cho tuyên truyền, thúc đẩy hiến máu tình nguyện, khi nào đạt tỷ lệ chiếm 2% dân số hiến máu thì phong trào hiến máu đạt ngưỡng thỏa mãn nhu cầu điều trị của người dân", ông Quang cho biết.
Theo ông Quang, sau khi xem xét về khía cạnh quyền con trong Hiến pháp, tham khảo luật pháp quốc tế, nguồn và nhu cầu về máu, kinh tế và xét về hình thức đang thực hiện thành công trên thực tiễn, so sánh với giả định hiến máu bắt buộc tốn kém và nhiều bất cập, Bộ Y tế lựa chọn phương án khả thi và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, hệ thống pháp luật, hội nhập quốc tế là duy trì hiến máu tình nguyện hiến máu tình nguyện.
Hiện nay, để thúc đẩy phong trào hiến máu tình nguyện, Bộ Y tế và Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo, Hội chữ thập đỏ Việt Nam đã có kế hoạch phê duyệt và triển khai kế hoạch đến năm 2020, bằng các thể chế, cơ chế chính sách, thúc đẩy hiến máu tình nguyện. Mục tiêu đặt ra sẽ đạt được 2% dân số tham gia hiến máu thì sẽ đáp ứng nhu cầu điều trị cho những bệnh nhân cần máu.
Hồng Hải
Theo Dantri
Thống nhất hợp tác trong tam giác phát triển Việt Nam - Campuchia - Lào Sau nhiều ngày diễn ra các hoạt động liên quan, các bên đã thống nhất nhiều nội dung quan trọng tạo điều kiện để thúc đẩy hợp tác, phát triển trong khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV). Chiều 19.12, tại tỉnh Bình Phước đã diễn ra Hội nghị Ủy ban điều phối chung lần thứ 11...