Người bán mũ bảo hiểm giả phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 87/2016 quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7.
Theo đó, doanh nghiệp, hộ kinh doanh bán mũ bảo hiểm phải có trách nhiệm bán mũ bảo hiểm đúng chuẩn, không được bán mũ bảo hiểm giả.
Kể từ ngày bán mũ bảo hiểm, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hộ gia đình phải thông báo bằng văn bản về tên, địa chỉ cửa hàng bán lẻ và người chịu trách nhiệm trước pháp luật cho UBND xã nơi kinh doanh trong thời hạn bảy ngày.
Nghị định nêu rõ mũ bảo hiểm phải đáp ứng các quy định kỹ thuật và quy định quản lý chất lượng trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Mũ giả mũ bảo hiểm gồm: mũ có hình dáng bên ngoài giống mũ bảo hiểm nhưng không có giá trị sử dụng, công dụng của mũ bảo hiểm theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành; mũ giả mạo về sở hữu trí tuệ; mũ có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên doanh nghiệp, địa chỉ của doanh nghiệp khác; mũ giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; mũ có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất hàng hóa; mũ giả mạo hoặc sử dụng trái phép dấu chứng nhận hợp quy về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp phải có hệ thống quản lý chất lượng được xây dựng, áp dụng đáp ứng các yêu cầu quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001; có trang thiết bị của dây chuyền sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để sản xuất mũ bảo hiểm có chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng; có hoặc thuê phòng thử nghiệm (Phòng thử nghiệm phải có năng lực đáp ứng yêu cầu quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025)…
Video đang HOT
Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày nghị định này có hiệu lực thi hành (ngày 1-7), các doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động sản xuất mũ bảo hiểm phải rà soát các điều kiện và hoàn thành thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm theo quy định tại nghị định này.
Trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày nghị định này có hiệu lực thi hành, các doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động nhập khẩu mũ bảo hiểm; doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hộ gia đình đang thực hiện hoạt động phân phối mũ bảo hiểm phải rà soát các điều kiện để thực hiện theo quy định tại nghị định này.
L.THANH
Theo PLO
Trẻ em sểnh ra là bị xâm hại
Mỗi năm cả nước có 1.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em, đây là con số đáng báo động.
Ngày 14-6, VKSND TP.HCM tổ chức hội nghị chuyên đề phòng, chống các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn TP.HCM. Các đại biểu mổ xẻ nguyên nhân, điều kiện của thực trạng đáng báo động và ngày càng có xu hướng gia tăng này.
Tại hội nghị, bà Vũ Thị Xuân Nhuệ, Phó phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự VKSND TP, đã đưa ra những ví dụ về các vụ án xâm hại trẻ em khiến người nghe không khỏi giật mình. Có rất nhiều vụ án xâm hại xảy ra ngay chính trong gia đình - thành trì bất khả xâm phạm của trẻ.
Điển hình là vụ cha ruột xâm hại con. Bà Nhuệ kể: Rạng sáng 21-11-2011, ông NVT (37 tuổi, thợ hồ) lợi dụng lúc vợ vắng nhà đã dùng vũ lực khống chế hiếp dâm con gái ruột 15 tuổi. Ngay khi mẹ về, cháu đã nói với mẹ biết để trình báo công an. Ông T. bị TAND TP.HCM xử phạt 14 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em.
Một vụ xâm hại tình dục trẻ em mà TAND tỉnh An Giang vừa xét xử hôm qua, 14-6.Trong ảnh: Bị cáo Lê Văn Nghĩa lãnh án bảy năm tù về tội hiếp dâm trẻ em. Ảnh: DUY BÌNH
Một vụ "khó đỡ" khác mà kẻ xâm hại là cha dượng của trẻ. DVB (39 tuổi) đã có gia đình nhưng vẫn thuê nhà trọ sống chung như vợ chồng với bà NTTT tại quận 9. Tháng 6-2011, bà T. đưa con gái riêng hơn 10 tuổi về ở chung. Được 10 ngày sau, lợi dụng lúc bà T. ngủ say, B. nhiều lần xâm hại tình dục cháu bé. Cháu không dám nói cho mẹ biết. Đến tháng 5-2012, cháu có thai, B. yêu cầu cháu phá thai; cháu không đồng ý mà bỏ trốn về nhà bà nội. Sau đó cô ruột của cháu báo công an. B. đã bị xử phạt 12 năm tù.
Hay như cháu N. (12 tuổi) cũng bị cha dượng là NVR (36 tuổi, hành nghề xe ôm) xâm hại. Trên đường đưa cháu N. đi học, R. chở cháu đến bãi đất trống tại quận 12 để thực hiện hành vi đồi bại. Cháu N. đã méc mẹ ngay sau khi về nhà. Qua điều tra, được biết trước đó R. đã nhiều lần có hành vi dâm ô đối với N. Tổng hợp hình phạt hai tội danh, R. bị xử phạt 18 năm tù.
Trong rất nhiều trường hợp, chính sự thiếu trách nhiệm của gia đình cùng sự bàng quan, vô cảm của cộng đồng cũng đã khiến các bé gái trở thành nạn nhân của nạn xâm hại. Vụ án dưới đây là một ví dụ đau lòng.
Theo hồ sơ, qua mạng Internet, cháu QN (15 tuổi) quen với Th. (19 tuổi) và T. (20 tuổi). Cả ba rủ nhau đến một căn chòi lá tại quận 9 để uống rượu. N. say rượu nằm ngủ, Th. và T. bỏ đi chơi. Khoảng 17 giờ chiều, N. tỉnh dậy đến căn chòi lá của bà V. gần đó xin cho nằm nghỉ để chờ mẹ đến đón. Nhưng QN đã không được bà V. giúp đỡ mà lại đuổi cháu đi. Trên đường đi, QN gặp Th. và T. quay lại. Cả hai chở QN về căn chòi cũ nơi đã nhậu trước đó để thay nhau xâm hại...
* * *
Theo VKSND TP, mỗi năm trên cả nước xảy ra khoảng 1.000 vụ hiếp dâm trẻ em nhưng số vụ phát hiện, xử lý chỉ chiếm khoảng 40%, bởi nhiều vụ xâm hại không được trình báo vì nhiều lý do khác nhau.
Thật khó để có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nạn xâm hại trẻ em. Vì vậy, mỗi phụ huynh, gia đình cần quan tâm hơn nữa đến con em mình, tránh để chúng rời khỏi vòng tay mình khi chúng còn chưa biết cách tự vệ và bảo vệ.
Trẻ yêu qua mạng và bị xâm hại Ngày 14-6, TAND tỉnh An Giang xử sơ thẩm đã tuyên phạt Lê Văn Nghĩa (sinh năm 1998, ngụ xã Tân Trung, huyện Phú Tân, An Giang) bảy năm tù về tội hiếp dâm trẻ em. Theo hồ sơ, Nghĩa và cháu PTKC (sinh ngày 21-7-2002) có quan hệ tình cảm với nhau qua mạng xã hội. Trong một lần đi chơi, Nghĩa đã chở cháu C. về nhà mình và thực hiện hành vi giao cấu. Một tháng sau, Nghĩa lại tiếp tục chở C. đến nhà trọ thuê phòng ngủ qua đêm và lại "ngựa quen đường cũ". Đến ngày 27-4-2015, mẹ của C. đến công an trình báo sự việc. DUY BÌNH Hạ tuổi chịu trách nhiệm hình sự người xâm hại trẻ em Điều 12 BLHS 1999 quy định "Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm". Tuy nhiên, điều 115 và 116 lại quy định người đã thành niên phạm vào hai tội hiếp dâm trẻ em và dâm ô trẻ em thì mới bị xử lý hình sự. Nếu người chưa thành niên mà giao cấu với trẻ em từ 13 đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định giữa phần chung và phần các tội phạm đã có sự mâu thuẫn. Vấn đề này đã được khắc phục trong quy định tại Điều 12 BLHS 2015: "Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm", tức bao gồm cả tội giao cấu với trẻ em.
LỆ TRINH
Theo_PLO
Vợ cặp bồ, chồng bị đánh nhừ tử: Hành xử của người dân là trái luật "Việc ngăn chặn hậu quả xấu xảy ra của người dân là việc làm đáng hoan nghênh nhưng đánh người đến thương tích nặng phải nhập viện thì cần có biện pháp răn đe và có thể phải chịu trách nhiệm hình sự". Đó là khẳng định của luật sư Lê Thị Kim Soa, trưởng Văn phòng Luật sư Lê Trần, Đoàn Luật...