Người bán dâm hoàn lương được Nhà nước cho vay vốn làm ăn
Từ 1/3, Quyết định số 02 của Thủ tướng quy định sẽ tiếp tục thực hiện thí điểm hỗ trợ vay vốn cho người bán dâm hoàn lương.
Theo báo Tổ Quốc, quy định về việc hỗ trợ vốn cho người bán dâm hoàn lương, người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy… đã được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 02 của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định này sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/3/2020.
Theo đó, thí điểm hỗ trợ vay vốn cho người bán dâm hoàn lương, người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy… tại 15 tỉnh, thành phố sẽ tiếp tục được thực hiện đến hết 31/12/2020.
Từ năm 2021 trở đi, thông qua đánh giá kết quả đạt được sẽ xem xét quyết định việc mở rộng trên phạm vi cả nước.
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ.
Theo báo Tuổi Trẻ, với quy định này, người bán dâm hoàn lương, người nhiễm HIV/AIDS, người sau cai nghiện ma túy… được hỗ trợ vay 20 triệu đồng trong thời hạn 36 tháng, với lãi suất bằng lãi suất cho vay hộ nghèo để mua sắm các loại vật tư, đầu tư làm các nghề thủ công, góp vốn kinh doanh với cá nhân, tổ chức khác…
Để được vay vốn, các đối tượng phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Trong đó, người bán dâm phải được xác nhận về việc không còn bán dâm; Có phương án sản xuất kinh doanh và có khả năng trả nợ; Sống một mình hoặc sống cùng con chưa đến tuổi lao động hoặc bố, mẹ, vợ, chồng, con, ông, bà, anh, chị, em ruột không còn khả năng lao động.
Theo VOV, nguồn vốn cho vay do ngân sách Nhà nước cấp 50% trên tổng số kế hoạch nguồn vốn hàng năm, Ngân hàng Chính sách xã hội huy động 50% còn lại, ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý theo quy định.
Việc thực hiện cho vay vốn với lãi suất ưu đãi nhằm giúp nhóm người nghiện ma túy, người bán dâm, người nhiễm HIV tự tạo việc làm, tăng thu nhập cá nhân và gia đình, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ tái nghiện, tái phạm.
Theo danviet.vn
Phát hiện đường dây chuyên làm sổ đỏ giả để vay vốn trả nợ tại Bình Định
Lãnh đạo tỉnh Bình Định vừa yêu cầu công an vào cuộc điều tra, triệt phá đường dây chuyên làm giả sổ đỏ tinh vi trên địa bàn.
Tri thức trực tuyến đưa tin, ngày 16/1, ông Trần Châu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết địa phương đã yêu cầu lực lượng công an vào cuộc điều tra, triệt phá các đường dây làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là sổ đỏ) trên địa bàn.
Công an điều tra loạt vụ sổ đỏ giả xuất hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định - Ảnh minh họa.
Theo ông Châu, thời gian gần đây, cơ quan chức năng gửi văn bản báo cáo về tình trạng sổ đỏ giả xuất hiện ở huyện Hoài Nhơn và thị xã An Nhơn. Để kịp thời ngăn chặn và xử lý vấn đề này, UBND tỉnh Bình Định giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức điều tra, triệt phá các đường dây làm giả sổ đỏ; báo cáo kết quả thực hiện cho trước ngày 31/3.
Theo Vietnamnet, một lãnh đạo chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thị xã An Nhơn xác nhận: Năm 2018, có 1 trường hợp tại xã Nhơn Tân do nợ nần đã sử dụng sổ đỏ giả để thực hiện giao dịch vay vốn để trả nợ.
Năm 2019, có thêm 4 trường hợp khác ở xã Nhơn Hạnh, Nhơn Tân, phường Nhơn Hưng và phường Đập Đá cũng sử dụng sổ đỏ được làm giả rất tinh vi để thực hiện các mục đích giao dịch thế chấp dân sự. Hầu hết các trường hợp này sử dụng sổ đỏ giả để thế chấp chủ yếu do nợ nần.
Ông Lê Văn Tùng, Giám đốc Sở TN&MT Bình Định cho biết, tình trạng làm giả sổ đỏ để thế chấp hoặc thực hiện các giao dịch rất nguy hiểm cho xã hội, gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người nhận thế chấp.
"Để tránh những thiệt hại không đáng có, chúng tôi đã có văn bản tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo công an tỉnh vào cuộc điều tra, làm rõ", ông Tùng nhấn mạnh.
Minh Khôi (T/h)
Theo doisongphapluat.com
Người nghiện ma túy trên địa bàn TPHCM đang tăng Số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý trên địa bàn TPHCM tăng. Số người nghiện ma túy đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng tăng, cho thấy tình hình tệ nạn ma túy đang diễn biến phức tạp. Ngày 27-12, ông Trần Ngọc Du, Chi cục Trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TPHCM, cho biết,...