Người bác sĩ miệt mài lan tỏa kiến thức phòng ngừa bệnh tật
Không chỉ tận tụy khám chữa bệnh tại phòng khám, bác sĩ Đinh Minh Trí còn miệt mài với vai trò là bác sĩ chia sẻ kiến thức phòng ngừa bệnh, chăm sóc sức khỏe đến cộng đồng.
Người bác sĩ có tâm luôn hết mình vì bệnh nhân
Bác sĩ Đinh Minh Trí khi khám chữa bệnh cho người bệnh.
Bác sĩ Trí tên đầy đủ là Đinh Minh Trí, tốt nghiệp bác sĩ Trường Đại học Y dược TP.HCM. Anh là người đồng sáng lập Phòng khám thứ 7 – chuyên hỗ trợ khám miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Bác sĩ Trí đã có 10 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh chuyên khoa tim mạch, liên tục tham gia các khóa đào tạo nâng cao chuyên môn và tham dự các chương trình hội thảo cập nhật kiến thức điều trị bệnh tim mạch trong nước và trên thế giới.
Bác sĩ Đinh Minh Trí thường xuyên khám bệnh miễn phí cho người nghèo
Bác sĩ là nghề mơ ước từ nhỏ với mong muốn được khám chữa bệnh cho mọi người. Khi ước mơ thành hiện thực, anh miệt mài, tận tụy trên hành trình khám chữa bệnh.
Không chỉ khám chữa bệnh tại bệnh viện, anh cùng bạn bè mở phòng khám thiện nguyện để giúp đỡ những người nghèo không có điều kiện sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh.
Video đang HOT
Những món quà quê người bệnh dành tặng bác sĩ Trí sau mỗi lần khám chữa bệnh miễn phí
Bác sĩ Trí chia sẻ: ” Tôi may mắn được bố mẹ cho ăn học đầy đủ để trở thành bác sĩ. Nhưng ngoài kia còn rất nhiều người không may mắn, không có điều kiện để khám chữa bệnh. Vì vậy, tôi mong muốn dùng kiến thức chuyên môn của mình để giúp đỡ mọi người. Mỗi lần khám chữa bệnh miễn phí, thù lao dành cho tôi là những món quà quê như cân bơ, trái dừa… Chỉ vậy thôi tôi cũng thấy hạnh phúc vì giúp đỡ được mọi người.”
Trở thành bác sĩ lan tỏa kiến thức chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh rộng rãi hơn qua kênh online
Bác sĩ Trí mong muốn lan tỏa kiến thức chăm sóc sức khỏe đến cộng đồng nhiều hơn qua kênh online
Qua thời gian dài khám chữa bệnh cho bệnh nhân, Bác sĩ Trí nhận thấy nhiều người không được trang bị kiến thức cơ bản về sức khỏe. Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cũng vô tội vạ theo những lời quảng cáo thần thánh hóa. Bên cạnh đó, lối sống không khoa học, các thói xấu cộng với tác động của môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn đến nhiều bệnh tật. Khi có bệnh, việc chủ quan không thăm khám sớm dẫn đến khó khăn trong việc điều trị và gánh nặng chi phí tăng cao. Vậy nên bác sĩ Trí luôn đau đáu làm gì đó để có thể lan tỏa kiến thức chăm sóc sức khỏe đến mọi người. Và ý tưởng chia sẻ kiến thức qua kênh online được ra đời.
Ngày nay, các mạng xã hội phát triển mạnh mẽ. Đây là kênh để truyền thông tin, kiến thức dễ dàng lan tỏa nhất đến mọi người. Vì vậy, bác sĩ Trí quyết tâm lập các kênh mạng xã hội Facebook, Tik Tok cùng với đó là Youtube, Website để truyền tải những kiến thức chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh.
Các kiến thức y khoa chính thống được truyền đạt một cách dễ hiểu trong các video đăng tải trên các kênh mạng xã hội thu hút được lượng người xem đông đảo. Mỗi video được lan tỏa, đọc các bình luận, tương tác của người xem, bác sĩ Trí cảm thấy hạnh phúc khi mọi người đã dần ý thức được việc chăm sóc sức khỏe. Đây cũng là động lực để bác sĩ Trí tiếp tục chia sẻ kiến thức trên các kênh online không thù lao.
Chăm sóc sức khỏe là cả một hành trình dài. Nó hội tụ rất nhiều yếu tố từ lối sống, thói quen, chế độ ăn uống, tập luyện. Cùng với đó, mọi người cần có kiến thức để nhận biết các dấu hiệu, thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm tạo thuận tiện cho công tác điều trị. Vì vậy, nội dung chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh cần truyền tải rất nhiều. Tuy nhiên, bác sĩ Trí không ngần ngại vẫn tiếp tục theo đuổi sứ mệnh của người bác sĩ chia sẻ kiến thức đến cộng đồng, miệt mài xây dựng các nội dung, truyền tải các kiến thức chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh hữu ích với mong muốn cùng góp sức cho một cộng đồng khỏe mạnh.
Đi bộ - giải pháp hiệu quả giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường type 2
Một chiến lược phòng ngừa đơn giản nhưng hiệu quả bệnh đái tháo đường type 2 là đi bộ và đặc biệt là đi bộ nhanh.
Đây có thể là yếu tố chính làm giảm nguy cơ phát triển tình trạng bệnh lý này.
Bệnh đái tháo đường type 2 khởi phát ở người trưởng thành. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em và thanh thiếu niên đang gia tăng. Theo Harvard Health, không giống như bệnh đái tháo đường type 1, do sản xuất không đủ insulin, bệnh đái tháo đường type 2 bắt nguồn từ việc các tế bào của cơ thể chống lại tác dụng của insulin, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao và các biến chứng tiềm ẩn.
1. Phát hiện cho thấy đi bộ nhanh giảm nguy cơ mắc đái tháo đường
Những phát hiện gần đây được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao Anh đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tốc độ đi bộ và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, việc duy trì tốc độ đi bộ nhanh, đặc biệt là trên 4 km/h, có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh này. Hơn nữa, cứ tăng thêm mỗi km/giờ, nguy cơ sẽ giảm 9%.
Đi bộ có thể là yếu tố chính làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Một phân tích toàn diện về các nghiên cứu dài hạn, bao gồm hơn nửa triệu người trưởng thành trên khắp Hoa Kỳ, Nhật Bản và Vương quốc Anh, đã cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề này. Nghiên cứu cũng cho thấy, so với việc đi dạo nhàn nhã, đi bộ với tốc độ trung bình 3 - 5 km/h có thể giảm 15% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Hơn nữa, đi bộ nhanh ở tốc độ vượt quá 5 km/giờ có tương quan với việc giảm đáng kể 39% nguy cơ, làm nổi bật mối quan hệ giữa tốc độ đi bộ và phòng ngừa bệnh đái tháo đường.
Dựa trên những phát hiện này, việc khuyến khích mọi người đi bộ nhanh thành thói quen hàng ngày như một chiến lược thiết thực để phòng ngừa bệnh đái tháo đường.
Mặc dù việc tăng tổng thời gian đi bộ vẫn có lợi nhưng các nhà nghiên cứu nhấn mạnh tốc độ đi bộ nhanh hơn có thể nâng cao hơn nữa lợi ích sức khỏe. Bằng cách cố gắng đi bộ nhanh con người không chỉ có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 mà còn cải thiện sức khỏe và tinh thần tổng thể.
Đi bộ nhanh có thể giảm nguy cơ phát triển tình trạng đái tháo đường type 2
2. Lợi ích của việc đi bộ khi bạn mắc bệnh đái tháo đường
Khi bạn mắc bệnh đái tháo đường, việc di chuyển nhiều hơn sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong việc kiểm soát tình trạng bệnh của mình. Vì vậy, cho dù bạn mắc bệnh đái tháo đường type nào, đi bộ là một cách tốt để vận động cơ thể và tạo thói quen vận động hàng ngày. Bạn có thể đi bộ mọi lúc, mọi nơi và hoàn toàn miễn phí.
Đi bộ nhanh có thể giúp bạn tăng cường sức chịu đựng, đốt cháy lượng calo dư thừa và giúp tim khỏe mạnh hơn, làm cho cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, giúp thư giãn, giảm mức độ căng thẳng và các triệu chứng của trầm cảm và lo lắng, cải thiện giấc ngủ...
Cho dù bạn là người mới tập đi bộ hay đang tìm cách tăng cường mức độ hoạt động hiện tại của mình thì việc đặt cho mình những mục tiêu thực tế là tốt nhất để bắt đầu.
3. Những lưu ý khi đi bộ ở người bệnh đái tháo đường
Đi bộ được coi là an toàn cho hầu hết mọi người, bao gồm mọi lứa tuổi và trình độ thể chất. Nhưng điều quan trọng là phải cẩn thận và chăm sóc đôi chân của mình. Điều này là do bạn có nguy cơ cao bị biến chứng ở bàn chân hoặc bệnh thần kinh do đái tháo đường hơn.
Để giúp ngăn ngừa mọi vấn đề với bàn chân, bạn nên kiểm tra chân hàng ngày, để phát hiện bất kỳ tổn thương nào, chẳng hạn như vết phồng rộp hoặc vết cắt.
Nếu bạn đang gặp phải các biến chứng ở bàn chân, nên nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu đi bộ. Điều quan trọng nữa là phải mang tất không cọ xát và giày vừa vặn, hỗ trợ và thích hợp cho việc đi bộ.
Đôi khi khó có thể tìm được động lực để ra ngoài và vận động, nhưng việc tham gia một nhóm đi bộ thực sự có thể hữu ích. Cùng nhau, bạn sẽ có thêm động lực và tận hưởng những lợi ích của việc đi bộ với sức khỏe.
Cách dùng thực phẩm như 'thuốc' trong mùa cúm Khi dịch cúm đang gia tăng, việc duy trì hệ thống miễn dịch mạnh mẽ là rất quan trọng để tránh khỏi bệnh tật. Thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Mỗi miếng chúng ta ăn đều có thể thúc đẩy hoặc làm xấu đi tình trạng sức khỏe, khiến...