Người Bắc Giang không được đi Hà Nội, Sài Gòn
UBND tỉnh Bắc Giang ban hành văn hỏa tốc nhằm tăng cường các biện pháp quản lý nguồn lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Bắc Giang nhận định tình hình diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng, nhất là từ Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh yêu cầu đối với những người từ BV Bạch Mai (đi khám bệnh, chữa bệnh, đi thăm thân, giao dịch, học tập, công tác lái xe chở bệnh nhân đi khám, chở người đi thăm bệnh nhân,…) trở về kéo dài thời gian cách ly từ 14 ngày lên 28 ngày kể từ ngày trở về địa phương.
Tổ chức xét nghiệm đối với với các thành viên BCĐ phòng chống dịch Covid-19 các cấp, các lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống dịch
BCĐ cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm cử cán bộ y tế giám sát y tế, kiểm tra thân nhiệt 2 lần/ngày (có hồ sơ quản lý từng người).
Từ ngày 9/4, yêu cầu tất cả công dân Bắc Giang không được đến các tỉnh, thành phố có dịch (Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh có ca nhiễm Covid-19). Trường hợp đặc biệt phải báo cáo BCĐ cấp huyện, TP trước khi đi, khi về phải cách ly tập trung 14 ngày, sau đó tiếp tục cách ly tại nhà 14 ngày.
Những người từ các địa phương có dịch về Bắc Giang ở sẽ phải cách ly tại nhà 28 ngày (nếu có hộ khẩu thường trú ở Bắc Giang), cách ly tập trung 14 ngày (nếu không có hộ khẩu thường trú).
Những người từ Hà Nội đến công tác tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp của tỉnh phải thực hiện khai báo y tế, lịch sử di chuyển 14 ngày trước khi về Bắc Giang với BQL các khu công nghiệp tỉnh và lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.
Video đang HOT
Nếu âm tính sẽ được BQL các khu công nghiệp cấp giấy xác nhận cho phép di chuyển từ nơi tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại (chỉ được di chuyển ở 2 địa điểm đó). Sau đó từ 7-10 ngày tiếp theo phải làm xét nghiệm Covid -19 lần 2 (kinh phí xét nghiệm do cá nhân hoặc doanh nghiệp tự chi trả).
Những người từ Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh khác có ca nhiễm Covid-19 đến tỉnh Bắc Giang thực hiện các nhiệm vụ công vụ hoặc công việc cần thiết phải liên hệ, thông báo trước cho BCĐ phòng, chống dịch của tỉnh (số máy đường dây nóng của Sở Y tế: 0967 721 919) để được sự chấp thuận và hướng dẫn các biện pháp phòng dịch theo quy định để bảo đảm không lây nhiễm dịch Covid-19 trên địa bàn.
Nhóm các đối tượng nêu trên gồm: Phóng viên báo, đài; lái xe chở hàng hóa thiết yếu, chở công nhân; chuyên gia, lắp đặt trang thiết bị y tế, chuyển giao kỹ thuật thuộc lĩnh vực y tế…
Tỉnh Bắc Giang cho biết việc áp dụng các biện pháp trên chắc chắn sẽ gây ra một số khó khăn, bất tiện cho người dân và doanh nghiệp nhưng là việc rất cần thiết để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong thời điểm có tính chất quyết định hiện nay.
Vì vậy, BCĐ phòng, chống dịch các cấp, các ngành cần đẩy mạnh tuyên truyền để nhân dân, doanh nghiệp đồng thuận thực hiện nghiêm túc.
Đồng thời cần tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm, đảm bảo những biện pháp trên được thực hiện nghiêm túc, triệt để.
Thành Nam – Ảnh: Cổng TTĐT Bắc Giang
Số ca nghi nhiễm giảm hơn 550
Tính đến 20h ngày 6/4, cả nước có 2.601 người nghi nhiễm đang được cách ly tại bệnh viện, giảm 553 ca so với hôm qua.
Trong đó 158 người mới cách ly trong ngày, 2.443 người cũ từ những ngày trước tiếp tục theo dõi. Số liệu do Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp Sự kiện Y tế Công cộng Việt Nam tổng hợp từ tất cả tỉnh thành. Người trong diện nghi nhiễm là người có tiếp xúc gần với bệnh nhân hoặc đi từ vùng dịch, có biểu hiện triệu chứng như ho, sốt, khó thở.
Cả nước có hơn 85.000 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe. Trong đó hơn 46.000 người cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú. Họ là người có yếu tố dịch tễ nhưng không ho, sốt, khó thở, chưa xác định mắc bệnh
Hà Nội đến nay ghi nhận 111 trường hợp dương tính với nCoV, chia làm ba nhóm. Nhóm thứ nhất phát hiện qua sàng lọc rà soát ở sân bay, được đưa đi cách ly ngay nên ít có khả năng lây lan cộng đồng. Nhóm thứ hai là các ca nhiễm chéo trong bệnh viện và cộng đồng. Nhóm cuối là ca nhiễm trong Bệnh viện Bạch Mai. Trong đó, 38 người khỏi bệnh xuất viện.
Gần 600 trường hợp tiếp xúc gần cần giám sát y tế; gần 20.000 người phải cách ly, theo dõi trong cộng đồng. Gần 4.000 người được theo dõi tại 16 khu cách ly tập trung.
TP HCM ghi nhận 53 ca nhiễm, trong đó 22 người đã khỏi bệnh. Hơn 5.000 trường hợp đang cách ly tập trung; hơn 1.400 trường hợp được theo dõi, cách ly tại nhà. Trong đó, "bệnh nhân 91", 43 tuổi bị suy hô hấp nặng đang phải can thiệp ECMO.
Đây là bệnh nhân nCoV thứ hai tại Việt Nam phải can thiệp ECMO. Người đầu tiên là bác gái của "bệnh nhân 17", 64 tuổi, có bệnh lý nền rối loạn tiền đình, suy hô hấp nặng, phải can thiệp hơn 2 tuần.
Thành phố tiếp tục tăng cường rà soát, xác minh các trường hợp tiếp xúc hoặc có liên quan đến các trường hợp mắc bệnh mới để cách ly theo dõi. Tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai các cơ sở cách ly kiểm dịch cộng đồng; giám sát việc tổ chức cách ly tại nhà; triển khai các hoạt động truyền thông nguy cơ và giám sát ở cộng đồng, bến xe để kiểm soát nguy cơ lây nhiễm từ các vùng dịch, ổ dịch trong nước
Hải Phòng cách ly 358 trường hợp tại các khu cách ly tập trung. Nhiều nhất là Trung tâm Giáo dục quốc phòng an ninh thuộc Trường Đại học Hải Phòng cách ly 105 người; Trường Quân sự thành phố Hải Phòng 178 người...
Cần Thơ hiện còn cách ly tập trung 21 người. Trong ngày 6/4, có 16 trường hợp đã hoàn thành cách ly tập trung 14 ngày, nâng tổng số người hoàn thành cách ly lên 1.022. Số trường hợp cách ly tại nhà và cơ sở lưu trú trên địa bàn là 191 người.
Đà Nẵng ghi nhận 6 trường hợp nhiễm bệnh. Hôm nay, "bệnh nhân 122" xuất viện sau ba lần xét nghiệm âm tính. Thành phố đang cách ly tập trung hơn 2.000 người; hơn 600 người theo dõi sức khỏe tại cơ sở y tế quận, huyện.
Một số tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Quảng Nam... lập chốt kiểm soát, hạn chế người ra vào tỉnh, giảm nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
Điểm lấy mẫu xét nghiệm nhanh tại Hà Nội. Ảnh: Giang Huy
18h ngày 6/4, Bộ Y tế ghi nhận thêm 4 ca nCoV, nâng tổng số ca nhiễm lên 245. Trong đó, 95 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
150 bệnh nhân đang được điều trị trong 21 cơ sở y tế; 58 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính 1lần trở lên, 24 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 2 lần trở lên.
Sông Cầu "giãy chết", Sở tài nguyên báo cáo "nóng" Chủ tịch tỉnh Bắc Giang Sau nhiều kỳ báo phản ánh của Dân trí về sự việc sông Cầu đang "giãy chết", Sở TNMT Bắc Giang đã khảo sát thực tế và vừa có văn bản báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tại công văn số 382/UBND-MT ngày 06/02/2020 về việc kiểm tra,...