Người Anh mặc cờ EU cho chó rồi dẫn đi biểu tình chống Brexit
Hàng chục nghìn người ủng hộ việc ở lại với EU đã ra đường tuần hành phản đối chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson, kêu gọi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý lần hai về vấn đề Brexit.
Ngày 19/10 là lần đầu tiên quốc hội Anh làm việc vào ngày thứ 7 kể từ cuộc chiến Falklands năm 1982. Hàng chục nghìn người đã tập trung bên ngoài điện Westminster để tuần hành phản đối Brexit, yêu cầu chính phủ mở cuộc trưng cầu dân ý lần 2 về vấn đề này. Ảnh: Guardian.
Trong khi các nghị sĩ đang thảo luận căng thẳng về thỏa thuận Brexit mà chính phủ của ông Johnson đạt được với EU, nhiều người vẫn phản đối kế hoạch này và cho rằng dù cho bản thỏa thuận của ông Johnson có được thông qua, tiến trình Brexit trên thực tế vẫn phải còn rất lâu mới hoàn thành, và tốt nhất là không nên để điều đó diễn ra. Ảnh: AFP.
Cuộc tuần hành hôm thứ bảy được cho là cuộc biểu tình chống Brexit lớn nhất kể từ khi cuộc trưng cầu dân ý lần đầu tiên diễn ra vào năm 2016, và nước Anh đang bị chia cắt hơn bao giờ hết với cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài đã hơn 3 năm. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Những con chó cũng được chủ nhân cho mặc áo ủng hộ EU để đi tuần hành. Có khoảng 250.000 con chó và mèo ở Anh được chủ đưa sang bên kia eo biển Anh để đi du lịch cùng gia đình theo chương trình Hộ chiếu Vật nuôi của EU, Brexit diễn ra sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các gia đình Anh có nuôi chó mèo. Ảnh: AP.
Một người ủng hộ EU với trang phục dựa trên 2 màu chủ đạo là xanh dương và vàng – đại diện cho những màu sắc trên lá cờ Liên minh châu Âu. Ảnh: AP.
Đối với những người ủng hộ việc ở lại với EU, họ coi chiến dịch Bỏ phiếu Rời đi hồi năm 2016 là dựa trên những lời dối trá. Thêm vào đó, nhiều người lo ngại việc nước Anh rời khỏi EU sẽ khiến cho nguồn lao động chất lượng cao từ các nước EU tới Anh bị thu hẹp, đặc biệt là với Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS). Ảnh: AP.
Người biểu tình còn mang theo cả hình nộm Thủ tướng Boris Johnson và cố vấn hàng đầu của ông là Dominic Cummings. Ông Dominic Cummings chính là người đứng đầu điều hành chiến dịch Bỏ phiếu Rời đi trong cuộc trưng cầu dân ý hồi năm 2016. Ảnh: AFP.
Những người biểu tình trẻ tuổi cũng tỏ ra hăng hái trong việc kêu gọi mọi người ở lại với EU. Các gia đình là công dân EU làm việc tại Anh và những gia đình bao gồm công dân Anh kết hôn với công dân các nước EU khác đều phản đối Brexit. Ảnh: PA.
Thị trưởng London Sadiq Khan và diễn viên Patrick Stewart cũng xuống đường kêu gọi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý lần 2. Vùng Greater London xung quanh thủ đô nước Anh là nơi hiếm hoi mà phần lớn người dân bỏ phiếu ở lại trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016. Ảnh: PA.
C ảnh sát đứng giữa một cuộc tranh luận giữa 2 phụ nữ, một bên ủng hộ và bên kia phản đối Brexit. Ảnh: Reuters.
Những người ủng hộ ở lại ăn mừng khi nghe tin quốc hội hoãn thông qua kế hoạch rời khỏi EU của chính phủ, yêu cầu Thủ tướng Johnson viết thư xin gia hạn lịch rời đi thêm 3 tháng. Ảnh: AP.
Quốc Thăng
(Ảnh: Reuters, AP, AFP, PA)
Theo Zing.bn
EU và Anh nỗ lực để hoàn tất thoả thuận Brexit vào phút chót
EU và Anh đang nỗ lực đàm phán những phút cuối nhằm đạt được một thoả thuận trước khi hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra vào ngày 17/10 tại Brussels.
Trong sáng 16/10, các nhà đàm phán Anh và EU đã nối lại các cuộc đàm phán sau khi hai bên đã tiến hành thương lượng trong 11 tiếng đồng hồ, đến tận 1h30 sáng ngày 16/10. Thông tin phát đi từ cả hai phía cho biết, các đàm phán đã có tiến triển nhưng hai bên vẫn chưa thể đột phá.
Theo dự kiến, vào 14h chiều 16/10 theo giờ Brussels, Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU, Michel Barnier sẽ phải thông báo cho Đại sứ các nước EU biết liệu hai bên có đạt được một thoả thuận Brexit để kịp trình lên cho nguyên thủ các nước EU xem xét tại Thượng đỉnh EU vào ngày mai, 17/10 hay không. Nhiều nguồn tin ngoại giao tại Brussels cho biết hai bên đã tiến rất gần đến một thoả thuận nhưng vẫn chưa thể hoàn tất 100%.
Trong khi đó, báo chí Anh cũng phát đi thông tin cho biết, trong tối ngày 15/10, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã chấp nhận nhượng bộ quan trọng liên quan đến biên giới Bắc Ireland, theo đó sẽ có một biên giới hải quan trên biển Ireland ngăn cách giữa đảo Ireland, bao gồm cả vùng đất Bắc Ireland thuộc Anh, với Vương quốc Anh.
Tuy nhiên, nhiệm vụ quan trọng của ông Boris Johnson là sẽ phải thuyết phục được đảng Dân chủ hợp nhất Bắc Ireland (DUP), đảng liên minh với đảng Bảo thủ cầm quyền, chấp nhận phương án chia cắt này. Thông tin cho các nghị sĩ Anh trong sáng 16/10, Bộ trưởng phụ trách Brexit của Anh, Steve Barclays tuyên bố chính phủ Anh sẽ không chấp nhận việc gia hạn Brexit, dù chỉ là về mặt kỹ thuật trong một thời gian ngắn.
Về phía EU, phát biểu trước báo giới sáng 16/10, Thủ tướng CH Ireland, Leo Varadkar nhận định EU nhiều khả năng phải tổ chức một cuộc thượng đỉnh khác từ nay cho đến trước ngày 31/10 do còn quá nhiều điểm cần phải thảo luận kỹ. Phía EU vẫn yêu cầu Anh đưa ra các đảm bảo cụ thể và chặt chẽ hơn về việc chống gian lận hàng hoá qua biên giới Bắc Ireland.
Ngoài ra, EU cũng muốn chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson cam kết trong tương lai không thực thi các chính sách về xã hội và môi trường dưới tiêu chuẩn so với EU nhằm cạnh tranh với khối này. Nhiều nước EU thậm chí lo ngại Anh có thể biến thành một thiên đường thuế ngay cửa ngõ châu Âu. Tuy nhiên, điều này vốn bị nhiều thành viên theo quan điểm cứng rắn trong đảng Bảo thủ Anh phản đối bởi cho rằng việc cam kết này sẽ cản trở Vương quốc Anh tự do thực thi chính sách kinh tế và thương mại của mình./.
Theo Quang Dũng/VOV-Paris
5 Bộ trưởng Anh dọa từ chức nếu Brexit không thỏa thuận The Times đưa tin, ít nhất 5 Bộ trưởng trong nội các sẽ từ chức nếu Anh rời EU vào ngày 31/10 tới đây mà không có thỏa thuận. Theo The Times, khi hạn chót nước Anh rời EU cận kề, Thủ tướng Boris Johnson đang đối mặt với một cuộc "nổi loạn" mới từ các thành viên trong nội các của Chính...