Người anh hùng “lập lá chắn sống” cùng đồng đội canh giữ quần đảo Trường Sa
Chớm sang tuổi 70, thời gian đã khiến khuôn mặt không ít đồi mồi nhưng phong thái và hành động của ông vẫn nhanh nhẹn và dẻo dai như hình ảnh vị thuyền trưởng hải quân năm nào.
Chuyện đã qua hơn 20 năm nhưng với bản thân mình, ông thấy nó luôn hiển hiện như mới diễn ra ngày hôm qua. Ông là anh hùng, đại tá Vũ Huy Lễ, vị thuyền trưởng của tàu HQ 505 huyền thoại, người đã cùng đồng đội quyết “lập lá chắn sống” để giữ vững hòn đảo chủ quyền của Tổ quốc trong sự kiện Trung Quốc gây hấn tại quần đảo Trường Sa tháng 3/1988.
Cuộc đời biển đảo
Tôi có một may mắn, đó là được hạnh ngộ cùng ông trong chuyến công tác ra quần đảo Trường Sa vào tháng 3/2014 do Bộ Ngoại giao tổ chức. Với anh hùng, Đại tá Vũ Huy Lễ thì có lẽ đây là chuyến đi thật đặc biêt. Đầu tiên là dấu mốc thời gian, cũng là những ngày giữa tháng 3 đầy kỷ niệm.
Người anh hùng “lập lá chắn sống” cùng đồng đội canh giữ quần đảo Trường Sa. (Ảnh minh họa).
Và đặc biệt hơn, đã rất lâu rồi, hơn 20 năm có lẻ, ông mới có dịp trở lại những hòn đảo mà trong cuộc đời lính biển, máu của ông và đồng đội đã đổ xuống để giữ vững nhúm đất cha ông giữa lòng Biển Đông. Tôi cũng không ngờ, vị Đại tá ít nói và có khuôn mặt rất hiền ấy lại là người đã có những quyết định, sự quả cảm đến mức táo bạo có thể xua đuổi tàu giặc ra khỏi hòn đảo chủ quyền của Tổ quốc trong thời khắc hết sức bi hùng của những ngày giữa tháng 3 cách đây 26 năm.
Thủ thỉ chuyện đời trong những ngày được cùng ông lênh đênh trên tàu HQ 517, Vũ Huy Lễ bảo với tôi cuộc đời ông gắn liền với biển cả như một chữ duyên của định mệnh. Sinh ra trên vùng biển quê Hải Phòng, tháng 7/1965 người thanh niên Vũ Huy Lễ nhập ngũ theo lời kêu gọi yêu nước và được biên chế vào quân chủng Hải quân.
“Từ đó là những tháng ngày ăn ngủ cùng đại dương sóng nước trong giai đoạn kháng Mỹ ác liệt. Đất nước giải phóng, tôi được Nhà nước cho đi tu nghiệp ở nước ngoài tại Học viện Hải quân Liên Xô. Năm 1982 tôi về nước và cuộc đời gắn liền với tàu HQ505 như một người bạn cho đến sự kiện tháng 3 năm 1988″.
Đôi mắt người lính già nhìn ra nhìn ra biển cả bao la, Đại tá Lễ bảo mùa ngày nước lặng biển yên, đi tàu không bị say chứ vào dịp cuối năm, chưa hẳn ai cũng quen được với những lớp sóng cấp độ lớn.
Tháng 3/1988, cũng trong một ngày biển lặng như hôm nay, thuyền trưởng tàu HQ 505 Vũ Huy Lễ và đồng đội đang làm nhiệm vụ canh giữ đảo Đá Lớn thì nhận được chỉ thị từ cấp trên: “Khẩn trương đưa tàu HQ 505 đến chốt giữ đảo Cô Lin thuộc cụm đảo Sinh Tồn trước 18h cùng ngày, đi trong đội hình có tàu HQ 604 đến chốt giữ đảo Gạc Ma. Yêu cầu hành trình phải bí mật, bất ngờ, đúng thời gian, đúng vị trí, xử lý tình huống chính xác khi địch ngăn chặn, cản đường, không để mắc mưu đối phương”.
Đại tá Lễ còn nhớ như in, khi nhận được lệnh cấp trên, ông và đồng đội họp và xuất phát lên đường nhận nhiệm vụ lúc 12h30 ngày 13/3/1988.
Những ký ức không thể nào quênVà như lời ông, trên đường từ Đảo Đá lớn sang Cô Lin làm nhiệm vụ giữ đảo, HQ 505 của ông và HQ 604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ luôn bị tàu giặc gây hấn, khiêu khích cản trở nhưng các ông, bằng sự thống nhất cao độ và ứng xử dứt khoát, vẫn hoàn thành được thủy trình khi buổi chiều đã tới được đảo Cô Lin.
“Tôi cho tàu neo ở phía Nam đảo Cô Lin khoảng 200m rồi thay phiên nhau ăn cơm chiều. Cô Lin lúc đó là một đảo chìm có diện tích gần một cây số vuông trên mặt nền những lớp đá san hô xâm xấp nước, có thể đi lại được. Đang ăn cơm thì tàu 502 của đối phương lại chạy đến xung quanh tàu chúng tôi một lúc rồi chạy sang đảo Gạc Ma.
Lúc này tàu HQ 604 của anh Vũ Phi Trừ cũng đã thả neo xong bên phía đảo Gạc Ma. Nhưng ngay sau đó chúng tôi cũng phát hiện hai tàu chiến và một xà lan từ hành đang chạy về hướng đảo Gạc Ma, nơi HQ 604 của chúng tôi đang thả neo.
Quan sát kỹ, tôi và anh em nhận định, đêm nay hoặc sáng mai, đối phương sẽ lên chiếm đảo của ta, tôi bàn với anh em, vậy chờ khi thủy triều xuống thấp nhất, ta hạ xuồng lên đảo dùng cuốc chim và xã beng đào lỗ cắm cờ tổ quốc trên bãi san hô ở vị trí cao nhất. Để làm việc này, tôi cử một tổ gồm 7 đồng chí thực hiện nhiệm vụ. Họp xong, tôi điện về báo cáo sở chỉ huy nhưng lúc này, địch đã gây nhiễu sóng, tôi không báo cáo được. Tình hình căng như dây đàn.”
Video đang HOT
Theo như ký ức của người lính hải quân Vũ Huy Lễ, khoảng một giờ đêm hôm đó Sở chỉ huy đã bắt liên lạc được với tàu HQ 505 của ông và hoàn toàn nhất trí với nhận định và phương án do ông đề xuất. Một lúc sau, tổ cắm cờ cũng đã hoàn thành nhiệm vụ và đang trở lại tàu. Tờ mờ sáng, tổ quan sát báo cáo, phái bên đảo Gạc Ma có nhiều mục tiêu đang tiến lên đảo. Không một chút chần chừ, ông hạ lệnh tất cả vào vị trí chiến đấu.
“Vừa vào vị trí chúng tôi vừa nhìn sang đảo Gạc Ma, sang tàu HQ 604 thì thấy nhiều xuồng và người đang lố nhố ở mép đảo, thấy 2 tàu chiến của đối phương phía sau tàu HQ 604. Và trong giây lát, tôi nghe thấy nhiều tiếng súng nổ, quan sát thấy lửa lóe sáng từ hai tàu chiến của đối phương, chúng tôi hiểu tàu HQ 604 đang chiến đấu.
Một lúc sau tàu HQ 604 chìm. Ở bên này chúng tôi cũng vừa nhổ neo xong, chuẩn bị cơ động chiến đấu thì hai tàu chiến của đối phương cơ động và nổ súng về phía chúng tôi, họ tập trung hỏa lực pháo 75 – 85 – 100 ly bắn sang. Buồng báo vụ bốc cháy, máy thông minh hỏng, đồng chí báo vụ bị thương, phòng thuyền trưởng trúng đạn phía dưới, đài chỉ huy trúng đạn, dưới mạch mớn nước hầm dầu trúng đạn tàu bốc cháy dữ dội toàn tàu mất điện, lái không điều khiển được.
Vừa đúng lúc gió đông bắc thổi đẩy tàu ra xa đảo, tàu quay ngang với đảo trong khi đối phương vẫn bắn xối xả. Tôi với tư cách thuyền trưởng đã nghĩ rằng, mình phải là người có trách nhiệm nhất, lúc này càng phải bình tĩnh. Và cùng với anh em, chúng tôi tổ chức cứu hỏa dập lửa, cứu thương cho những người bị thương. Ở tình hình hiện tại, điều quan trọng là phải chuyển được từ lái điện sang lái cơ. Đang suy nghĩ như vậy thì một quả đạn pháo 85 ly bắn trúng hầm lái, làm trục lái bị kẹt không điều khiển được”.
Theo như Đại tá Lễm HQ 505 của Hải quân Việt Nam lúc đó là một con tàu có chiều dài tới 100m, rộng gần 30 nhưng là tàu chở hàng và vật liệu, hơn nữa lại cũ, nhiều thiết bị khi hỏng rất khó sửa chữa. Việc cần làm ở thời điểm đó, có lẽ cần nhất là sự quyết đoán của người chỉ huy. Như lời ông kể, lúc đó ai cũng bình tĩnh làm nhiệm vụ và bản thân ông, là người chịu trách nhiệm cao nhất nghĩ rằng, nếu tàu chìm ở vị trí này, với độ sâu trên 1000m, ta sẽ mất tàu, mất đảo và gần 50 cán bộ chiến sĩ trên tàu sẽ hy sinh. Cách duy nhất là phải đưa tàu lên đảo thì mới giữ được đảo, giữ được tàu. Khi tàu lên bãi cạn, ta sẽ dùng súng bộ binh đánh quân đổ bộ lên đảo, không cho chúng chiếm đảo.
Hạnh phúc của người lính là được bảo vệ Tổ quốcGiờ nhớ lại thì lâu nhưng lúc đó, như hồi ức của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, ông quyết nhanh và mọi người tán thành suy nghĩ đó. Cũng may mắn, dù nước đang tràn dần vào khoang nhưng buồng máy đã sửa xong. Máy đã xong nhưng buồng lái kẹt không thể lái, những thủy thủ của tàu 505 đã sử dụng một máy tiến, một máy lùi thay lái rồi dùng hết công suất tăng tốc lên bãi san hô. Hai phần ba thân tàu được nằm trên bãi cạn, tất cả sẵn sàng vào vị trí chiến đấu.
Thấy tình hình thay đổi không theo dự liệu, tàu đối phương bắn một lượt rồi lùi xa. Vừa lo cho những đồng đội bị thương, Vũ Huy Lễ và những anh em trên Cô Lin nhanh chóng chuẩn bị xuồng quay lại tìm kiếm và cứu các đồng đội trên đảo Gạc Ma. Hơn 40 chiến sĩ đã được cứu vớt khi đang trôi dạt trên biển, trong đó có cả những tử sĩ và thương binh. Đến hơn 11h trưa, tàu HQ 671 ra đến nơi, kịp thời đưa anh em bị thương về điều trị tại đảo Sinh Tồn.
Rưng rưng nhớ lại thời khắc quyết định lao tàu HQ 505 lên đảo, Đại tá Vũ Huy Lễ đúc kết: “Khi đó trong hoàn cảnh thông tin liên lạc trên tàu đã hỏng nên không thể báo cáo tình hình với cấp trên. Quyết định lao tàu lên đảo được tôi đưa ra với tâm thế của một người có trách nhiệm lớn nhất trong hoàn cảnh trực tiếp và ở thế ngàn cân treo sợi tóc. Đó là quyết định lớn nhất trong cuộc đời binh nghiệp của mình.”
Sau hành động quyết đoán ấy, tàu HQ 505 và thuyền trường Vũ Huy Lễ được Sở chỉ huy tiền phương Chiến dịch CQ 88 tuyên dương. Dù có thể rút về đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa để nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe nhưng ông vẫn không nỡ xa rời Cô Lin.
“Rất nhiều người đã ngã xuống mới giữ được đảo. Lúc ấy chưa ai biết đảo có còn bị tàu địch tấn công nữa hay không. Vì thế, tôi tiếp tục xin được ở lại cùng chiến sĩ, trên chính con tàu HQ 505.” Sau trận hải chiến 14/3/1988, hầu như ngày nào địch cũng cho tàu chiến ra khiêu khích. Có ngày, chúng quấy nhiễu tới 3, 4 lần và dùng loa réo cả tên ông: “Vũ Huy Lễ, hãy đầu hàng!”. Thế nhưng điều đó càng thôi thúc ông và đồng đội quyết tâm bám trụ.
Tình cảnh khi đó rất khó khăn, máy bay trực thăng của ta phải ra tiếp tế từng cái khăn mặt, từng bánh xà phòng nhưng ông và các đồng đội vẫn luôn vững vàng. Quãng thời gian sau đó, Vũ Huy Lễ bảo, ông ở lại tàu HQ 505 đến tháng 6 năm 1988, khi các hành động khiêu khích của Trung Quốc đã giảm và chủ quyền trên đảo Cô Lin được giữ vững.
Vĩ thanh
Với tấm lòng xả thân giữ đảo giữ biển của cá nhân Vũ Huy Lễ cũng như các thành viên của HQ 505, ngày 06/01/1989, ông và tập thể tàu đã được nhà nước phong tặng danh hiệu: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Với cá nhân Vũ Huy Lễ, ông bảo đó là công lao và cũng là sự vinh danh dành cho tất cả những con người trong trận chiến đó. Ông chỉ khiêm tốn nhận mình như một thành viên.
Và ai ở vị trí của ông lúc đó đều hành xử như vậy cả thôi. Gần 30 năm trở lại chốn xưa, nước mắt người thuyền trưởng năm xưa đã chảy. Trường Sa của ngày hôm nay đã khác trước rất nhiều. Đã phát triển và trưởng thành như một đất liền thu nhỏ. Nhìn các cháu bi bô tới trường, nụ cười tươi rói của các chiến sĩ trẻ trên Sinh Tồn, Song Tử, Cô Lin… với ông, nó như một niềm hạnh phúc.
Theo Tri Thức Trẻ
Báo chí Trung Quốc dối trá người dân ra sao?
Truyền thông Trung Quốc nhiều năm qua không ngừng đầu độc người dân của chính nước này rằng Việt Nam đã gây sự và buộc Bắc Kinh phải phản kích tự vệ trên biển.
Trên trang mạng tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc là baidu, chỉ cần gõ dòng lệnh đơn giản: hải chiến 1988 hoặc Trung Việt hải chiến 88 sẽ cho ra hàng triệu kết quả.
Những bài viết trên báo chính thống nước này, và hiếu chiến hơn cả là các trang tin đều na ná nội dung: Trung Quốc đã thắng lợi trong cuộc chiến bảo vệ biển đảo năm 1988 khi đối đầu Việt Nam.
Bằng giọng văn xuyên tạc sự thật, bịp bợm, sặc mùi &'nước lớn', những bài viết nói trên vu vạ cho Việt Nam là nước đã chủ động nổ súng trước trong sự kiện ngày 14/3/1988.
Trang video lưu trữ lớn nhất Trung Quốc Youku đăng tải hàng chục video khoe khoang chiến tích được gọi bằng cái tên: Cuộc chiến tự vệ phản kích Việt Nam trên biển.
Việc các chiến sĩ hải quân Việt Nam nắm tay nhau thành vòng tròn bảo vệ cờ Tổ quốc trên đảo, bị xuyên tạc thành: Việt Nam đã cử lính vũ trang chiếm đảo, thách thức Trung Quốc.
Trong đoạn clip ghi lại cảnh Trung Quốc nã pháo cỡ lớn, đại liên bắn chìm tàu HQ - 604, bắn cháy tàu HQ - 505 được mô tả rằng: "Chúng ta (Trung Quốc) không bao giờ là người nổ phát súng đầu tiên, nhưng cũng không bao giờ cho phép họ (Việt Nam) ngông cuồng gây chiến".
Đây là sự bịp bợm, dối trá của truyền thông Trung Quốc trước việc nhiều sử gia, hãng thông tấn uy tín đều cho biết chiến hạm Trung Quốc đã tàn bạo xả súng vào các chiến sĩ hải quân Việt Nam trên đảo Gạc Ma - khi mà họ chỉ có cuốc xẻng cùng lá cờ Tổ quốc trên tay đang khẳng định chủ quyền một cách hòa bình.
Gạc Ma - Nỗi đau không bao giờ quên
Nhiều trang tin quân sự Trung Quốc như Thiết Huyết (tiexue) hay Chinamil v.v. huyênh hoang: Sau cuộc chiến năm 1979 vào biên giới phía Bắc Việt Nam, quân đội Trung Quốc đã có cuộc chiến oanh liệt, chiến thắng hải quân Việt Nam ở Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam).
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng thực ra Trung Quốc đã không thực sự đạt được ý đồ khi huy động lực lượng hải quân với vũ khí hạng nặng nhưng chỉ chiếm được duy nhất đảo Gạc Ma, còn lại Cô Lin và Len Đao vẫn do các chiến sĩ Việt Nam giữ vững từ đó đến nay.
Lý giải việc vì sao hải quân Trung Quốc buộc phải rút lui sau nhiều ngày liên tục khiêu khích ở cụm đảo Gạc Ma, chuyên gia quân sự Đài Loan Nguyên Lạc Nghĩa, thừa nhận: "Hải quân Trung Quốc sau đó buộc phải rút lui bởi chúng ta không thể điều không quân tới. Năng lực phòng không của Việt Nam là rất mạnh, vì thế đưa không quân phối hợp hải quân đánh lâu dài ở Trường Sa là không thể được vào thời điểm đó".
Trong khi đó, giáo sư lịch sử nổi tiếng Trung Quốc Trác Cường, nói: "Ngay sau năm 1979, Việt Nam đã không ngừng phát triển kinh tế, quốc phòng. Người Việt Nam cũng có tâm lý đề phòng Trung Quốc từ xa xưa. Cho nên, việc chiếm giữ các đảo ở Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) là điều không hề dễ dàng chút nào".
Thâm hiểm, kích động
Trung Quốc khi mới thành lập, thoát họa xâm lăng năm 1949 từng tuyên truyền: "Trung Quốc sẽ không bao giờ là cường quốc bởi cường quốc chính là bá quyền, là bắt nạt các nước khác có tiềm lực yếu hơn".
Thế nhưng ngày nay, truyền thông Trung Quốc ra rả luận điệu: Trung Quốc là người anh lớn, Việt Nam là người em nhỏ. Thậm chí, nhan nhản trên các mạng xã hội, trang tin tổng hợp của nước này là câu nói: biển Nam Trung Hoa sẽ sớm là biển quốc nội của Trung Quốc.
Thâm hiểm hơn, trang tin Bắc Kinh buổi sáng còn có bài viết nhận định: Trung Quốc sẽ sớm hạ thủy &'quái vật biển', cắt đứt hy vọng của Việt Nam ở Biển Đông.
&'Quái vật biển' ở đây được cho là thành phố nổi mang tên &'Hy vọng - 7', thực chất là hòn đảo nổi di động có sức chứa 490 người.
Theo đó, vẻ ngoài của &'Hy vọng - 7' khá giống giàn khoan Hải Dương 981 từng xâm phạm chủ quyền Việt Nam hồi tháng 5 năm ngoái ở Biển Đông. Nhưng hòn đảo nổi này còn bộc lộ dã tâm lớn hơn: Sức chứa nhiều người, đủ sức biến thành căn cứ quân sự được đặt ở bất cứ nơi nào tại quần đảo Trường Sa.
Bắc Kinh buổi sáng loan tin, Trung Quốc đã thử nghiệm &'Hy vọng - 7' từ tháng 11 năm ngoái và &'sẽ sớm hạ thủy hòn đảo di động này trong năm 2015'.
Một mặt, Trung Quốc đang tích cực chuẩn bị cho những bước đi khiêu khích, hiện thực hóa đường lưỡi bò đòi chủ quyền với diện tích hơn 80% ở Biển Đông - điều bị cả thế giới lên án.
Nhân chứng kể lại giây phút căm phẫn trong trận Hải chiến Gạc Ma 1988
Mặt khác, một bài bình luận trên mạng China.com còn không giấu diếm mưu đồ nham hiểm: Hãy khiến cho Việt Nam phản ứng trước, khi đó chúng ta (Trung Quốc) sẽ có cái cớ hoàn hảo thực hiện chiến tranh trên biển để chiếm các đảo tại Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam).
Các trang mạng xã hội Trung Quốc cũng xuất hiện những ý kiến tương tự như trên, tất cả đều chung mục đích kích động các chiến sĩ hải quân Việt Nam ở Trường Sa nổ súng trước để Trung Quốc lại một lần nữa lu loa chiêu bài &'phản kích tự vệ' hòng dùng vũ lực chiếm những hòn đảo mà Việt Nam đang có đầy đủ bằng chứng chủ quyền.
Còn nhớ, một số hành động quá khích đã xảy ra năm 2014 trong vụ Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép sâu trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Khi ấy, một vài kẻ hung hăng đã đập phá, hành hung công nhân Trung Quốc tại khu công nghiệp Bình Dương và tại Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Sự việc đã gây ảnh hưởng xấu đến quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển Việt Nam.
Trong khi thế giới đang ủng hộ Việt Nam, những kẻ quá khích đội lốt &'yêu nước' đã bôi nhọ hình ảnh đất nước trên trường quốc tế.
Trận chiến Gạc Ma và chiến công của tàu HQ505
Trở lại sự kiện 14/3/1988, khi mà chính truyền thông Trung Quốc cũng thừa nhận sự thất bại trước tinh thần quả cảm, anh dũng, mưu trí của hải quân Việt Nam, vẫn có vài kẻ không ngừng tìm cách kích động hận thù dân tộc.
Thế nhưng, một số người dù vô tình hay hữu ý đã chỉ chăm chú vào việc kích động chiến tranh, hằn thù dân tộc mà quên hẳn đi những người lính đã hy sinh xương máu, tính mạng để giữ vững Cô Lin, Len Đao và nhiều đảo khác.
Ngay cả Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam - thuyền trưởng tàu HQ - 505 tham gia sự kiện ở Trường Sa năm 1988 cũng từng nói: "Nhắc đến ngày 14/3/1988, chúng ta không chỉ nhắc đến những liệt sĩ bất khuất trên đảo Gạc Ma, mà còn là một chuỗi sự kiện sau đó và cho đến tận ngày nay, khi các chiến sĩ Hải quân Việt Nam vẫn đang chắc tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc".
Rõ ràng, một số thế lực diều hâu ở Trung Quốc đang mong chờ, và đang kích động những kẻ bán nước đội lốt &'tưởng nhớ liệt sĩ Gạc Ma' gây ra những hành động để nước này có cái cớ gây sự, tái hiện cái gọi là &'chiến tranh phản kích tự vệ'.
Theo PetroTimes
Trung Quốc không dễ biến đảo nhân tạo thành 'pháo đài quân sự'? "Tác động quân sự (của đảo nhân tạo) có thể là thì tương lai, nhưng tác động tâm lý của nó thì ảnh hưởng ngay hiện tại... Đòn tâm lý này sẽ có những kết quả nhất định, nhưng là hiệu quả hay là hậu quả thì vẫn còn quá sớm để có câu trả lời." LTS: Bồi đắp các bãi ngầm hay...