Người Ấn quay lại sông Hằng hành hương khi giãn cách xã hội được nới lỏng
Sau một thời gian thực hiện các lệnh giới nghiêm chống lây lan COVID-19, người dân Ấn Độ đang dần quay trở lại hành hương bên dòng sông Hằng huyền thoại, vượt qua nỗi lo lắng dịch bệnh vẫn đang bủa vây.
Mặc dù không như thời gian trước cách ly nhưng không khí bên bờ sông Hằng đã bớt phần hiu quạnh – Ảnh: AFP
Cuộc sống đang dần trở lại bình thường giữa những ngôi đền thần thánh của Haridwar, một trong những nơi linh thiêng nhất của Ấn Độ giáo bên bờ sông Hằng.
Sự xuất hiện của người dân thập phương đang đưa dòng sông huyền thoại này trở lại không khí linh thiêng bao trùm vốn có.
Những người dân ngồi chờ đợi bên bờ sông Hằng – Ảnh: AFP
Haridwar là một thành phố du lịch tâm linh nổi tiếng của Ấn Độ, thường có hàng chục ngàn du khách đổ về khắp đất nước để ngâm mình trong dòng nước thánh của sông Hằng và thực hiện các nghi lễ cầu nguyện ven sông vào lúc hoàng hôn.
Ấn Độ hiện vẫn đang trong giai đoạn giãn cách xã hội ngăn sự lây lan của COVID-19 – Ảnh: AFP
Đại dịch đã cướp đi hơn 15.000 sinh mạng và lây nhiễm cho hơn nửa triệu người dân Ấn Độ. Lần đầu tiên trong lịch sử nước này, người dân không được phép đến sông Hằng hay bất kỳ ngôi đền thánh nào để hành hương.
Tất cả người dân đều phải ở trong nhà tránh dịch.
Video đang HOT
Những người dân ngoan đạo đã bắt đầu quay trở lại sông Hằng – Ảnh: AFP
Người dân Ấn Độ chia sẻ rằng cách đây 100 năm, khi đại dịch cúm Tây Ban Nha làm chao đảo Ấn Độ và thế giới, các nghi lễ cầu khấn và hỏa táng trên bờ sông linh thiêng vẫn được diễn ra.
Sau vài tháng thực hiện phong tỏa cách ly, cách đây vài tuần chính phủ Ấn Độ đã nới lỏng các quy tắc, ngay cả khi số trường hợp tử vong vẫn tăng lên. Những người dân ngoan đạo đã bắt đầu quay trở lại sông.
Tuy vậy, thay vì phát các bài tụng kinh, loa phóng thanh của Haridwar thông báo cho mọi người quy tắc an toàn trong đại dịch, như đeo khẩu trang và dùng nước rửa tay.
Người dân được yêu cầu giữ khoảng cách khi hành lễ – Ảnh: AFP
Các đền thờ xung quanh sông Hằng cũng đặt quy tắc yêu cầu các tín đồ giữ khoảng cách an toàn với nhau và không chạm tay vào tượng các vị thần mà họ thường chạm vào trước đó.
Không khí khá lặng lẽ, không bằng một phần nhỏ thời gian trước khi có đại dịch nhưng cũng bớt đi cảm giác cô tịch như khi còn cách ly.
Một người dân cầm trên tay bản ghi chép “gia phải 11 đời” của một gia đình đến đây hành lễ – Ảnh: AFP
Sông Hằng dài 2.510km bắt nguồn từ dãy Hymalaya của Bắc Trung Bộ Ấn Độ, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal.
Đối với người dân Ấn Độ, dòng sông này không chỉ là một nguồn nước của hàng triệu người sống dọc theo nó và phụ thuộc vào nó hàng ngày mà còn là minh chứng lịch sử của nhiều triều đại, là nơi gửi gắm niềm tin, linh hồn của người dân.
Người dân từ mọi miền xa xôi của Ấn Độ đều tìm về sông Hằng để dâng hương – Ảnh: AFP
Thành phố Haridwar thường tắc nghẽn quanh năm vì lượng người dân về hành hương đông đúc. Chạy dọc hai bên bờ sông là các ngôi đền thánh, cửa hàng bán sách tôn giáo, đồ tạo tác, quần áo, đồ chơi và đồ cúng.
“Đại dịch khiến chúng tôi lo lắng nhưng dù vậy vẫn cần làm điều gì đó cầu phúc cho cả gia đình”, một người dân chia sẻ với AFP.
Một gia đình đang thực hiện nghi lễ cầu khấn bên sông Hằng – Ảnh: AFP
Người dân đến sông Hằng để hành lễ, dâng hương, hoa, gạo lên các ngôi đền hai bên bờ, để hỏa táng người thân, ghi danh một ai đó mới sinh hoặc mới mất vào cuốn sách gia phả gia tộc, để ngâm mình trong dòng chảy huyền thoại, hoặc đơn giản là đến để đắm mình trong không gian linh thiêng nơi đây.
Người dân sau khi thực hiện nghi lễ tôn giáo thường cắt tóc hoặc tắm trên sông Hằng – Ảnh: AFP
Mặc dù sông Hằng luôn nằm trong danh sách những dòng sông ô nhiễm nặng nhất thế giới nhưng không khiến người dân bận tâm.
Việc thực hiện giãn cách xã hội dường như cũng góp phần làm dòng sông trông có vẻ “sạch” hơn.
Điều đó càng thúc đẩy những người dân xuống ngâm mình trong dòng sông hơn.
Trung Quốc - Ấn Độ: Từ căng thẳng biên giới đến tẩy chay hàng hóa
Ấn Độ vừa triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không phản ứng nhanh tiên tiến Akash đến khu vực tranh chấp với Trung Quốc ở Ladakh.
Ngay sau khi Trung Quốc tăng cường hoạt động của các máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng dọc theo Đường Kiểm soát thực tế (LAC) - đường phân định khu vực tranh chấp giữa Ấn Độ với Trung Quốc ở Jammu và Kashmir. Chỉ trước đó vài ngày, hai bên đã tham gia các vòng thảo luận giảm căng thẳng.
Người dân Ấn Độ cầm biểu ngữ "Nói không với hàng Trung Quốc" tại chợ Thủ đô New Delhi
Từ căng thẳng biên giới...
Truyền thông Ấn Độ còn đưa tin rằng việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không hiện đại phản ứng nhanh tại khu vực Đông Ladakh chỉ là một phần của quá trình tăng cường lực lượng đang diễn ra trong khu vực này. Đây là một trong những nỗ lực nhằm ngăn chặn bất kỳ hành vi liều lĩnh nào của các máy bay chiến đấu hay trực thăng của không quân Trung Quốc.
Một số nguồn tin cho biết thêm, Ấn Độ sẽ sớm nhận được một hệ thống phòng không uy lực từ một quốc gia thân thiện, có thể triển khai để ngăn chặn bất kỳ máy bay nào của kẻ thù, giúp bảo vệ toàn bộ khu vực. Theo phỏng đoán của các chuyên gia quân sự, hệ thống này có thể là S-400 mà Ấn Độ đang thúc Nga đẩy nhanh việc chuyển giao.
Trong khi đó, vài tuần qua, các lực lượng Trung Quốc đã triển khai các máy bay chiến đấu hạng nặng như Sukhoi-30 và các máy bay ném bom chiến lược đến các căn cứ ở hậu tuyến. Các máy bay này được phát hiện bay gần lãnh thổ Ấn Độ, cách biên giới khoảng hơn 10km. Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin rằng khoảng 20 võ sư sẽ tham gia huấn luyện võ thuật cho binh sĩ hoạt động tại biên giới Trung - Ấn, nơi không được sử dụng súng và thuốc nổ theo thỏa thuận đã được 2 bên ký kết từ năm 1996.
Trong bối cảnh trên, Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc Vikram Misri phát biểu rằng các hành động của Trung Quốc trên thực địa đã làm tổn hại đáng kể đến lòng tin trong mối quan hệ song phương và trách nhiệm hoàn toàn thuộc về phía Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh dừng các hoạt động ở khu vực Đông Ladakh. Còn Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm khẳng định: "Quân đội tiền tuyến Ấn Độ đã công khai vi phạm thỏa thuận mà nước này đã cam kết khi vượt qua đường biên giới thực tế và khiêu khích phía Trung Quốc. Trong tình huống nguy hiểm và bất ngờ bị phía Ấn Độ tấn công, một cuộc đụng độ gây thương vong đã xảy ra".
Đến tẩy chay hàng hóa
Hiện một làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc đã bùng phát tại Ấn Độ. Tại thành phố Ahmedabad, người dân ném tivi do Trung Quốc sản xuất khỏi ban công, trong khi các thương nhân tại Thủ đô New Delhi đốt hàng hóa Trung Quốc trên đường phố. Thậm chí, nhiều người dân Ấn Độ tại New Dehli đã xuống đường tuần hành, phản đối Trung Quốc, kêu gọi tẩy chay hàng hóa do Trung Quốc sản xuất, đồng thời đốt các áp phích quảng cáo các sản phẩm Trung Quốc.
Dù Chính phủ Ấn Độ chưa lên tiếng về làn sóng tẩy chay, song truyền thông Trung Quốc đưa tin, hiện hàng nghìn tấn hàng hóa từ Trung Quốc mắc kẹt ở biên giới Ấn - Trung. Giới phân tích cho rằng, với việc tẩy chay hàng hóa từ Trung Quốc, nền kinh tế quốc gia Nam Á có thể hứng chịu nhiều thiệt hại. Bởi trên thực tế nền kinh tế Ấn Độ phụ thuộc đáng kể vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và nước này đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của Ấn Độ, chỉ sau Mỹ.
Hiện một số lĩnh vực phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc tại Ấn Độ bắt đầu có nguy cơ bị ảnh hưởng và thiệt hại. "Có thể tẩy chay hàng hóa Trung Quốc nhưng hãy vào thời điểm tự sản xuất được. Tôi không thấy Ấn Độ đã sẵn sàng cho việc này trong thời gian gần đến trung hạn" - ông Ravi Sundar Muthukrishnan, Giám đốc Viện nghiên cứu An ninh kinh tế Elara, Ấn Độ, nhận định.
"Thoát Trung tuyệt đối"- Con đường nào cho Ấn Độ ? Người Ấn đang tìm mọi mục tiêu để có thể khiến Trung Quốc phải trả giá sau những xung đột gần đây ở khu vực biên giới giữa hai nước. Căng thẳng biên giới đang nhấn chìm quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc. Bất cứ chủ đề nào liên quan tới Trung Quốc giờ đây đều có thể khuếch đại sự giận...