Người 42 năm không ngủ từ chối cả ngàn đô
Làm việc cả ngày lẫn đêm suốt 42 năm trời nhưng gia sản của ông Ngọc cũng chẳng khác những nông dân lam lũ vùng quê Trung Phước. Thế nhưng, có nhiều đài truyền hình nước ngoài đến ghi hình ông ngỏ ý trả cả ngàn đô tiền thù lao, ông lại thẳng thắn từ chối…
Không ngủ vừa là cái dở và cũng vừa là cái may của đời ông. Vì có sáu đứa con lại thêm bà vợ, để có lương thực cho con và cho vợ nên ông phải làm quần quật. Vì không ngủ được nên ông đã có có cơ hội… làm việc cả ban đêm, vì đêm không ngủ được ngồi không cũng chả giải quyết được gì.
Ông lão 42 năm mất ngủ!
Ngày ông làm đủ thứ, đêm đến, khi vợ con và xóm làng ngủ chỉ mỗi mình ông thức. Không có người trò chuyện, một mình, để đỡ buồn ông lại thắp đèn, thắp đuốc để làm việc.
Cuốc đất, dãy cỏ, bóc đậu, nấu rượu, thái cây chuối cho heo ăn… Vì mất ngủ, vì làm để đỡ buồn nên ngoài người được mệnh danh là ‘ông mất ngủ’, ông còn được mệnh danh là người bỏ ra nhiều sức lực để làm việc nhất.
Ông chỉ nghỉ việc khi nào nghe thấy tiếng vợ “ré” lên mới thôi. Một phần thương ông lao động nhiều do chứng mất ngủ, phần nữa sợ ông sẽ đoản thọ do lao động nhiều nên để ngăn cản bà vợ cứ phải “ré” lên để ông ngừng tay.
Nhưng theo ông Ngọc, vì nể vợ, biết vợ thương mình nên ông mới nghỉ thôi. Chứ có lụi cụi chui vào giường thì cũng có ngủ được.
Thời trẻ cũng thế, bây giờ già rồi cũng thế, ông chỉ vào giường khi nào vợ “ré” nhưng như lời ông nói thì bà ấy hay “ré” lắm.
Để cải thiện cho chứng mất ngủ của mình, ông cũng có “sáng kiến” tìm đến rượu. Nhưng cũng theo ông, uống rượu mong cho ngủ cũng không ngủ được nên rượu nó chuyển hóa thành “cái khoản kia”.
Có rượu, không ngủ, vào giường chỉ có biết… “mần” thôi chứ biết làm chi khác mô! Nhưng “mần” lắm lại cũng thương vợ. Vậy nên ông cũng chả biết thế nào nữa.
“Lại lấy lao động để giải khuây vào ban đêm do chứng mất ngủ và cũng chỉ vào giường khi vợ… “ré”. Chừ già rứa rồi mà bà ấy vẫn “ré” thường xuyên. Sợ bà ấy buồn, tôi cũng vào giường nhưng cố nằm xa xa, đụng chạm nhiều, bà ấy mất ngủ, tội!” – ông Ngọc hóm hỉnh kể với tôi như thế và quay sang “cười yêu” với vợ.
Vợ ông Ngọc tên là Nguyễn Thị Bảy, thua ông sáu tuổi. Nhìn hai ông bà cùng chụm đầu thổi lửa lò nấu rượu, tôi hiểu đây là cặp vợ chồng lúc nào cũng phơi phới tình xuân trong thung lũng đọng đầy gió trăng ở thượng nguồn dòng sông Thu đẹp như tranh vẽ.
Video đang HOT
Ngôi nhà của vợ chồng ông Ngọc nằm chênh vênh trên trái đồi lúc nào cũng ngun ngút gió dưới chân ngọn núi Rạ. Gió ở đây nhiều đến độ mọi thứ cây ăn trái trong trang trại của ông cứ quắt queo và ngả ràn rạt về một phía.
Gió đã vậy, nắng còn khủng khiếp hơn, cứ như rang chín mọi thứ trong đáy chảo gang. Nắng gió nghiệt ngã coi như “cướp không” một nửa thành quả lao động của người 42 năm không ngủ.
Làm việc cả ngày lẫn đêm suốt 42 năm trời để tạo ra một trang trại có đủ ruộng, vườn, ao cá nhưng gia sản của ông Ngọc cũng chẳng khác gì mấy so với những nông dân lam lũ vùng quê Trung Phước. Đất đai toàn đá và bạc màu nên 5 sào ruộng của ông mỗi năm chỉ thu hoạch được trên 100 ang lúa.
“Nuôi gà chỉ đủ chia cho chồn, nuôi heo chỉ đủ xẻ thịt làm đám giỗ” – ông Ngọc bảo vậy. Chuyện chi tiêu chợ búa của gia đình ông trông cậy vào cái lò nấu rượu, mỗi ngày 5 lít, bán được 25.000 đồng.
Ông Ngọc nheo mắt nhìn tôi rồi thật thà: Tui nghèo lắm nhưng không tham tiền mô. Rồi ông kể, nghe ông mất ngủ lâu năm, mà mất ngủ đến cả vài chục năm rồi nên nhiều người không tin lắm.
Không chỉ người Quảng Nam, người Việt mà thậm chí cả người nước ngoài cũng không tin chuyện này. Vài hãng truyền hình nước ngoài đã tìm đến ông đặt vấn đề. Sau khi căng lều, căng lán ở lại để xác minh họ đã khẳng định ông là người mất ngủ kéo dài duy nhất mà họ có được từ trước đến nay.
Và không nề hà, nhiều hãng truyền hình còn sởi lởi đặt vấn đề là ông có quyền đưa ra thù lao để cho họ ghi hình. Có hãng truyền hình còn chủ động đưa ra vài nghìn “đô” để mong rằng có sự hợp tác từ ông và được ông cho ghi hình độc quyền nhưng ông đều khước từ.
Vì theo ông, ông không thích mình trở thành người nổi tiếng.
Sự từ chối này của ông đã bị nhiều người cho là khùng, là dại. Nhưng ông chỉ cười xòa và quả quyết rằng mình phải sống theo ý và quan điểm của mình. Không muốn nổi tiếng và không bao giờ bị đồng tiền sai khiến đó là quan điểm của ông.
Gần đây nhất, cả Quế Sơn (Quảng Nam) xôn xao khi có một đoàn làm phim của Thái Lan tìm đến. Ngoài đặt vấn đề ghi âm, ghi hình thì họ còn đưa ra một ý định sẽ bảo lãnh để đưa ông sang Thái Lan chữa bệnh.
Ông Ngọc lại từ chối, vì theo ông, nếu ham tiền thì ông đã nhận lời của mấy hãng truyền hình trước đó chứ làm gì cần đến đoàn làm phim Thái Lan. Và theo ông thì ông có bệnh tật gì đâu mà sang bên đó.
“Không ngủ được thì có ảnh hưởng “chi mô mà chữa” ông Ngọc lại nheo mắt rồi cười. Từ hồi trai trẻ đến giờ, ông Ngọc cũng chưa một lần nào đến bệnh viện để hỏi bác sỹ xem “làm răng tui không ngủ được”.
Thấy tôi chìa máy ghi âm ra, ông Ngọc cười nheo mắt bảo: “Tui chỉ ước làm răng có vài triệu mua cái máy bơm về tưới cho nó đã!”.
Chuyện hàng chục năm trời không ngủ của ông Ngọc được Bác sỹ Nguyễn Gia Thiều – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Quảng Nam – kết luận là rất hy hữu nhưng hoàn toàn không có gì nguy hiểm.
Theo BS Thiều thì hiện tượng không ngủ kéo dài trong nhiều năm phần lớn là do hệ thống thần kinh trong não bị xáo trộn, hoàn toàn không có chuyện chấn động, ức chế tâm sinh lý hay tác động của môi trường xã hội nào tạo nên…
Đúng là 42 năm trời không ngủ chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống bình dị của người đàn ông này. Ở tuổi gần 73, ông Ngọc vẫn nhẹ nhàng gánh ngày hai gánh củi nặng trăm cân từ rừng về đốt lò nấu rượu.
Ông Thái Ngọc sinh năm 1940 và tính đến mùa xuân năm 2012 này, ông đã có tròn 42 năm không hề chợp mắt.
Nhiều hãng truyền hình nổi tiếng, đã tìm đến trang trại của vợ chồng ông Ngọc trong thung lũng Nà Trăng heo hút (vùng Trung Phước, Quế Sơn, Quảng Nam) để kiếm tìm sự hợp tác không được.
Để có căn cứ khẳng định điều bất thường nhưng có thật với con người này, nhiều cá nhân và tổ chức nghiên cứu con người đã tìm đến với ông.
Họ đem đến rất nhiều máy móc tối tân, bẫy, đặt và giăng khắp nơi, từ giường nằm, nhà ở, nương rẫy đến chỗ đi vệ sinh xem ông có tầm phào, lừa người về khả năng không ngủ của mình hay không nhưng đều… thất bại.
Tất cả các máy quay phim hay chụp ảnh tự động cứ vài ngày lại “đứng bánh” vì hết pin trong khi mắt ông Ngọc lúc nào cũng mở to, thao thức…
Theo Dantri
2013 sẽ áp dụng tăng lương theo vùng
Theo Nghị định của Chính phủ, bắt đầu từ 1/1/2013 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng vùng với 4 mức khác nhau.
Theo Nghị định 103 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng (LTT vùng) năm 2013, bắt đầu từ ngày 1/1/2013 sẽ áp dụng mức LTT vùng, tăng từ 250.000 đồng - 350.000 đồng.
Gồm 4 mức: 2.350.000 đồng/tháng/người với địa bàn vùng I 2.100.000 đồng với địa bàn vùng II 1.800.000 đồng với vùng III và 1.650.000 đồng với vùng IV.
Đối với người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp (DN) tự dạy nghề), LTT phải cao hơn ít nhất 7% so với mức LTT vùng. Nhà nước khuyến khích các DN thực hiện mức LTT cao hơn so với quy định của Chính phủ.
Nghị định nêu rõ, khi áp dụng các quy định về mức LTT vùng, DN không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định. Các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do DN quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của DN theo quy định.
Theo đó, Sở LĐ-TB&XH, Tổng Liên đoàn Lao động, chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ở các tỉnh, thành phố, Ban Quản lý Khu công nghiệp- chế xuấttổ chức triển khai, hướng dẫn trực tiếp đến người sử dụng lao động và người lao động về Nghị định Chính phủ, nhất là ở địa bàn tập trung nhiều DN, DN trong Khu công nghiệp, chế xuất, DN sử dụng nhiều lao động...
Vùng I: các quận thuộc TP.Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Vùng II: các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai và thị xã Sơn Tây thuộc TP Hà Nội
Các huyện thuộc TPHCM các quận, huyện thuộc TP Đà Nẵng, các quận thuộc TP Cần Thơ các quận, huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão thuộc TP Hải Phòng TP Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh
TP Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương TP Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Vùng III: các thành phố trực thuộc tỉnh (trừ các thành phố thuộc tỉnh được nêu tại vùng II) các huyện còn lại thuộc TP Hà Nội thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh
Các huyện Việt Yên, Yên Dũng thuộc tỉnh Bắc Giang huyện Hoành Bồ thuộc tỉnh Quảng Ninh thị xã Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Chí Linh, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương
Thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc các huyện còn lại thuộc TP Hải Phòng các thị xã Uông Bí, Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh các huyện Điện Bàn, Đại Lộc thuộc tỉnh Quảng Nam thị xã Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng
Thị xã Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa huyện Tràng Bảng thuộc tỉnh Tây Ninh thị xã Đồng Xoài và các huyện Chơn Thành, Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương, Đồng Nai
Thị xã Tân An và các huyên Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An các huyện thuộc TP Cần Thơ các huyện Châu Đức, Long Điền, Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Vùng IV: các địa bàn còn lại.
Theo Dantri
Chạy ngược lầu tư Trong phim Hà Nội - Điện Biên Phủ có cảnh B.52 bổ nhào xuống làng hoa Ngọc Hà đêm 27.12, sáng rực một góc trời đêm Hà Nội. Đây là cảnh quay "đắt" nhất trong hàng loạt những thước phim quay B.52 rơi trong chiến dịch 12 ngày đêm Hà Nội. Người thực hiện cảnh quay đó là đạo diễn - NSƯT Phạm...