Người 25 lần chinh phục đỉnh Everest
Hướng dẫn viên người Nepal Rita chinh phục đỉnh Everest lần thứ 25, phá vỡ kỷ lục thế giới do chính ông lập năm ngoái.
Mira Acharya, quan chức Bộ du lịch Nepal, cho biết Kami Rita cùng 11 hướng dẫn viên người Sherpa khác tới đỉnh Everest vào khoảng 18h ngày 7/5. Đây là nhóm đầu tiên leo Everest năm nay và bố trí dây thừng trên tuyến đường băng giá để hàng trăm nhà leo núi khác leo lên vào cuối tháng 5.
Các tuyến đường lên đỉnh Everest ở phía nam, thuộc Nepal, và phía bắc, trong lãnh thổ Trung Quốc, bị đóng cửa năm ngoái do đại dịch Covid-19.
Nepal đã cấp phép leo đỉnh Everest cho 408 nhà leo núi trong năm nay, bất chấp quốc gia này đang đối phó đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng. Trung Quốc mở cửa tuyến đường phía bắc cho vài chục người, yêu cầu xét nghiệm nCoV và giữ khoảng cách khi chinh phục đỉnh Everest.
Video đang HOT
Maki Rita tại khu trại dưới chân núi Everest ngày 2/5. Ảnh: AFP .
Rita, 51 tuổi, leo lên đỉnh Everest lần đầu năm 1994 và từ đó gần như năm nào cũng chinh phục nóc nhà thế giới. Rita được đánh giá là một trong những hướng dẫn viên người Sherpa có chuyên môn và kỹ năng rất quan trọng, góp phần bảo đảm an toàn và thành công của hàng trăm người chinh phục đỉnh Everest cao 8.849 m theo ngả Nepal.
Cha của Rita là một trong những hướng dẫn viên người Sherpa đầu tiên. Ngoài 25 lần leo lên đỉnh Everest, Rita còn chinh phục những đỉnh núi thuộc hàng cao nhất thế giới khác gồm K-2, Cho-Oyu, Manaslu và Lhotse.
Rita từng ở tại khu trại dưới chân Everest năm 2015 và chứng kiến trận lở tuyết khiến 19 người chết. Sau thảm kịch đó, Rita bị gia đình ép phải bỏ leo núi, song ông quyết định chống lại điều này.
43 đội leo núi được phép lên Everest vào mùa xuân năm nay, dưới sự hỗ trợ của khoảng 400 hướng dẫn viên người Nepal. Thời tiết tốt chỉ xuất hiện trên đỉnh Everest vài ngày trong tháng 5, cho phép những người leo núi chinh phục nóc nhà thế giới.
Đỉnh Everest cao nhất thế giới cũng đã có người mắc COVID-19
Ít nhất một người cắm trại khi leo đỉnh Everest được cho là dương tính với COVID-19, mạng tin DW (Đức) ngày 22/4 đưa tin.
Đỉnh Everest có thể không còn miễn nhiễm với COVID-19. Ảnh: DW
Ngay cả đỉnh núi cao nhất trên thế giới giờ cũng không còn miễn nhiễm với virus SARS-CoV-2. Đã có ít nhất một trường hợp được xác định mắc COVID-19 khi dừng ở trại chính (base camp) ở rìa nam đỉnh Everest thuộc lãnh thổ Nepal.
Sau khi mắc hội chứng phù não độ cao lớn (HAPE), người này được trực thăng đưa về một bệnh viện ở thủ đô Kathmandu, làm xét nghiệm và được chẩn đoán dương tính với virus SARS-CoV-2. Những người trong đoàn ngay sau đó đã phải thực hiện cách ly.
Người leo núi mắc COVID-19 được xác định là một công dân Na Uy. Anh này cho biết có thể đã nhiễm virus trong quãng đường leo từ chân núi đến trại chính nói trên. Có thông tin cho rằng ít nhất ba người trong đoàn leo núi đã nhiễm SARS-CoV-2.
Về phần mình, Bộ Du lịch Nepal có ý phủ nhận điều này, nói rằng vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra và thông tin về trường hợp lây nhiễm chỉ là tin đồn. Tính đến ngày 21/4, Nepal đã cấp giấy phép cho 377 cá nhân muốn leo núi, chinh phục đỉnh Everest trong năm 2021, chỉ kém chút ít so với con số kỉ lục của năm 2019.
Với 30 triệu dân, Nepal ghi nhận khoảng 285.000 ca nhiễm và 3.000 ca tử vong do COVID-19 tính từ thời điểm đại dịch bùng phát. Cuối tháng 3, chính phủ nước này nới lỏng hạn chế với khách du lịch. Để được nhập cảnh, du khách quốc tế chỉ cần xuất trình giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 hoặc xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ trước nhập cảnh. Nếu có thêm một xét nghiệm âm tính được thực hiện ở sân bay thủ đô, du khách có quyền tự do đi lại ở Nepal.
Trung Quốc, Nepal công bố độ cao mới của 'nóc nhà thế giới' Everest Ngày 8/12, Trung Quốc và Nepal đã cùng công bố độ cao chính thức mới của đỉnh Everest là 8.848,86 mét. Sự kiện này đã đặt dấu mốc kết thúc cho cuộc tranh luận kéo dài nhiều thập kỷ về độ cao chính xác của "nóc nhà thế giới". Ngọn núi cao nhất thế giới có độ cao chính thức mới là 8.848,86...