Người 10 năm bị oan yêu cầu xin lỗi
Gần 10 năm mang án oan, ông Mít chính thức được TAND tỉnh Cà Mau tuyên vô tội tại phiên xử phúc thẩm lần thứ hai.
Ngày 9/3, ông Trương Ly Mít (34 tuổi, ngụ huyện Đầm Dơi, Cà Mau) đã có đơn gửi VKSND huyện Đầm Dơi yêu cầu cơ quan này tổ chức xin lỗi công khai vì đã làm oan ông.
Theo hồ sơ, tháng 8/2010, cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Đầm Dơi ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố ông Mít về tội trộm cắp tài sản. Cáo trạng của VKSND huyện Đầm Dơi sau đó thể hiện tối 14/8/2010, trong lúc ngồi nhậu, ông Mít đã rủ em trai và bạn nhậu đi cắt trộm dây cáp viễn thông.
Sau đó, cả ba người đi đến xã Nguyễn Huân (huyện Đầm Dơi) cắt trộm 270 m dây cáp điện thoại mang ra chợ bán để lấy tiền chia nhau.
Ông Trương Ly Mít.
Sau khi gây án, ông Mít và em ruột trốn khỏi địa phương nên bị công an phát lệnh truy nã. Đến giữa năm 2013, ông Mít bị công an tạm giữ theo lệnh truy nã, tuy nhiên thời điểm đó ông được gia đình bảo lãnh tại ngoại.
Trong suốt quá trình điều tra, truy tố và xét xử, ông Mít luôn cho rằng mình bị oan vì không liên quan đến vụ trộm cắp này. Tuy nhiên, cơ quan tố tụng vẫn hoàn tất hồ sơ và vụ án vẫn được chuyển sang tòa để đưa ra xét xử.
Tại các phiên tòa xét xử công khai, ông Mít một mực khẳng định không tham gia vào vụ trộm cắp, vì vậy ông không thể là bị cáo trong vụ án. Ông đưa ra chứng cứ ngoại phạm là thời gian từ năm 2009 ông và vợ đang mua bán trái cây tại TP Cần Thơ, không có mặt ở Cà Mau.
Video đang HOT
Vì thế, trong năm lần xét xử sơ thẩm thì bốn lần HĐXX tuyên trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Thế nhưng cuối cùng ông Mít vẫn bị tòa tuyên 6 tháng tù tội Trộm cắp tài sản.
Không đồng tình với quyết định của tòa sơ thẩm, ông Mít đã làm đơn kháng cáo kêu oan. Sau đó, tại phiên xử phúc thẩm, TAND tỉnh Cà Mau đã tuyên hủy toàn bộ bản án này, trả hồ sơ để điều tra, xét xử lại từ đầu.
Tháng 9/2019, TAND huyện Đầm Dơi đưa vụ án ra xét xử lại, cuối cùng HĐXX đã tuyên ông Mít không phạm tội trộm cắp tài sản như cáo trạng của VKSND cùng cấp. Bản án này bị VKS kháng nghị.
Đầu năm 2020, xử phúc thẩm lần hai, TAND tỉnh Cà Mau đã bác kháng nghị, y án sơ thẩm, tuyên ông Mít không phạm tội.
HĐXX phúc thẩm nhận định: “Ngoài các lời khai, cơ quan điều tra không có chứng cứ nào quy kết ông Mít phạm tội. Cáo trạng chỉ căn cứ vào lời khai của các bị cáo trong vụ án để truy tố ông Mít trộm cắp tài sản là không có căn cứ”.
Việc bồi thường sẽ yêu cầu sau
Sau gần 10 năm mang án oan, sau khi được tuyên vô tội, ông Mít đã có đơn gửi VKSND huyện Đầm Dơi yêu cầu được công khai cải chính, xin lỗi tại nơi ông cư trú là trụ sở ban nhân dân ấp Tân Hiệp, xã Tân Tiến. Trong đơn đề nghị, ông Mít yêu cầu cơ quan tố tụng sớm thực hiện việc xin lỗi công khai đối với ông trong tháng 3/2020. Việc yêu cầu bồi thường tổn thất về vật chất và tinh thần ông sẽ có đơn yêu cầu cụ thể sau khi được công khai xin lỗi.
Theo Châu Anh/ Pháp Luật TP.HCM
Xin lỗi 7 người bị oan suốt 40 năm
Cụ Thương (94 tuổi) cho biết sau 40 năm, gia đình cụ đã có thể ngẩng cao đầu mỗi khi đi ra đường.
Ngày 31/10, VKSND tỉnh Tây Ninh tổ chức buổi xin lỗi công khai 7 nạn nhân trong một gia đình bị oan sai suốt 40 năm. Buổi xin lỗi được tổ chức tại UBND xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, nơi vụ án xảy ra.
40 năm và nỗi đau không thể bù đắp
Những người bị oan được xin lỗi gồm: ông Nguyễn Thành Nghị (đã mất), bà Võ Thị Thương (94 tuổi), ông Hồ Long Chánh, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, ông Nguyễn Văn Chiến, bà Nguyễn Thị Lan và ông Nguyễn Văn Dũng (Dũng "nhỏ").
Phát biểu xin lỗi với những người bị oan, ông Nguyễn Văn Dựa, Phó viện trưởng VKSND tỉnh, nói: "Để xảy ra vụ oan sai có phần lỗi của VKSND tỉnh Tây Ninh và VKSND huyện Trảng Bàng. Trong quá trình điều tra, những người có liên quan không thực thi đúng pháp luật, thu thập chứng cứ và để xảy ra oan sai".
Theo ông Dựa, thời gian giam giữ gần 4 năm là quá dài, để lại nỗi đau dai dẳng cho các nạn nhân. Vụ án xảy ra đến nay đã gần 40 năm, trong số các nạn nhân được xin lỗi có người đã mất. Đây là nỗi đau không gì có thể bù đắp được.
"Với trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, hôm nay, trước mặt các nạn nhân và người dân, đoàn thể, thay mặt lãnh đạo VKS tỉnh Tây Ninh và cơ quan tố tụng trước đây, tôi gửi lời xin lỗi chân thật nhất của ngành kiểm sát Tây Ninh đến với nạn nhân và người dân" - ông Dựa nói.
Các nạn nhân trong cùng một gia đình tại buổi xin lỗi.
Thức trắng đêm chờ giây phút này!
Ông Nguyễn Công Trung, đại diện ủy quyền cho 7 nạn nhân, chấp nhận lời xin lỗi muộn của VKSND tỉnh Tây Ninh. Ông Trung cho rằng nếu buổi xin lỗi này có mặt ông Nghị (đã mất) thì sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều. Ngoài ra, ông cũng mong VKS tỉnh sẽ xúc tiến nhanh việc tạm ứng bồi thường oan sai cho các nạn nhân.
Có mặt tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Cảm (em ruột ông Dũng, bà Lan) chia sẻ niềm vui: "Suốt đêm tôi không thể nào ngủ được, chỉ mong đến sáng để đến dự buổi xin lỗi. Tôi là người từng chứng kiến anh mình bị bắt, bị còng lên xe giải đi. Khi đi lấy chồng, tôi bị nhà chồng coi khinh, cho là em kẻ cướp" - bà Cảm nói.
Sau buổi xin lỗi, cụ Thương, nạn nhân lớn tuổi nhất, cho biết khi nhận được quyết định xin lỗi thì sức khỏe của cụ đã khá hẳn lên. Cụ và gia đình từ nay đã có thể ngẩng cao đầu mỗi khi đi ra đường.
"Đêm qua tôi cùng các con cháu không thể ngủ được. Gia đình tôi quá vui mừng, chỉ mong trời nhanh sáng để đến buổi xin lỗi. Sau bao ngày chờ đợi, sống chui sống lủi, không dám nhìn đời, nhìn người, cuối cùng chúng tôi cũng lấy lại được danh dự cho mình. Trước khi đi tôi cũng thắp nén nhang thông báo với ông ấy (ông Nghị - PV) là hôm nay người ta xin lỗi" - cụ Thương tâm sự.
Cụ Thương rưng rưng nói rằng sẽ tha thứ tất cả bởi gia đình đã chịu đựng nỗi đau quá lớn không gì có thể bù đắp được. Cụ mong sẽ không có thêm một gia đình nào phải rơi vào vòng lao lý như những gì gia đình mình đã trải qua.
Yêu cầu VKS bồi thường oan 60 tỷ đồng
Tối 26/7/1979, một vụ cướp xảy ra tại xã Đôn Thuận. Công an nhanh chóng bắt được một người đàn ông tình nghi. Rồi từ lời khai của người này, lần lượt 8 người trong gia đình cụ Thương bị bắt đưa về công an huyện điều tra.
Hơn 4 năm bị tạm giam nhưng cơ quan điều tra tỉnh Tây Ninh không chứng minh được hành vi phạm tội nên quyết định trả tự do cho những người này. Tuy vậy, những quyết định đình chỉ vụ án vẫn không được trao cho họ. Riêng ông Nguyễn Văn Dũng (Dũng "lớn") là người duy nhất nhận được quyết định đình chỉ, đã được VKSND tỉnh Tây Ninh công khai xin lỗi và bồi thường 615 triệu đồng.
Tới ngày 4/4, VKSND tỉnh Tây Ninh mới trao quyết định đình chỉ điều tra cho 7 người còn lại. Các nạn nhân yêu cầu VKS bồi thường tổng cộng 60 tỷ đồng tổn thất tinh thần và tổn thất thực tế. Hiện hai bên vẫn chưa thống nhất được số tiền bồi thường.
Theo Hoàng Yến/Pháp Luật TP.HCM
Sao không chủ động xin lỗi người bị oan? Theo quy định mới thì cơ quan làm oan phải chủ động phục hồi danh dự cho người bị oan nhưng thực tế thì ngược lại. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) 2017 quy định cơ quan làm oan phải chủ động trong việc phục hồi danh dự cho người bị oan. Đây là quy định được đánh giá là...