Người 10 lần đến nhà tướng Giáp xin quân hàm
Sau không dưới 10 lần tới Văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thấy sự tha thiết và tình cảm chân thành của anh Việt, Đại tá Nguyễn Huyên – trợ lý cho tướng Giáp đã đồng ý giúp đỡ.
“Duyên ngầm” với huân, huy chương dòng cách mạng
Nhà sưu tập Trần Vương Việt nổi danh với hàng nghìn chiếc huân, huy chương, kỷ niệm chương Việt Nam dòng cách mạng. Anh cũng đang lưu giữ hơn 70 bộ quân hàm cầu vai cấp tướng Quân đội nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ (từ 1958 đến nay), trong đó giá trị nhất là bộ quân hàm và cầu vai kiểu cũ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây được xem là một trong những kỉ vật đặc biệt mà chỉ anh Việt có được.
Trong căn hộ ở khu tập thể bệnh viện Nhi Trung ương, anh Việt kể về cơ duyên đã đưa mình đến với thú sưu tập huân huy chương và hành trình để có được bộ quân hàm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Anh Việt trong căn phòng sưu tập huân, huy chương của mình.
Sinh ra trong gia đình có bố nguyên là sĩ quan quân đội làm công tác chính trị nên từ bé anh Việt đã đọc nhiều tài liệu về Quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1992, trong lần xem lại những huân, huy chương của bố, anh Việt đã nghĩ tới việc sưu tập những huân, huy chương, kỷ niệm chương của Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau 20 năm, số lượng huân, huy chương anh Việt sưu tập được đã lên tới gần 5.000 chiếc. Thêm vào đó, anh có đủ 25 loại phù hiệu gắn trên quân hàm và nhiều bộ quân hàm cầu vai của các cấp bậc học viên, binh nhì đến đại tướng của các quân chủng, binh chủng, ngành, lực lượng Quân đội nhân Việt Nam.
Anh Việt tâm sự, khi mới sưu tập anh chỉ nghĩ đến việc nâng cao số lượng, tìm kiếm thật nhiều huân, huy chương nhưng sau một thời gian anh Việt đã nghĩ đến chuyện phải “nâng chất” bộ sưu tập của mình bằng cách tìm kiếm những huân chương bậc cao, kỉ vật độc đáo của các vị tướng.
Bộ quân hàm và cầu vai của tướng Giáp
Tính đến nay, đã hơn 20 năm anh Việt gắn bó với những bộ sưu tập, trong quãng thời gian ấy, đáng chú ý hơn cả là hành trình anh mang về bộ quân hàm và cầu vai kiểu cũ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Anh Việt coi đó như một món “báu vật” mà mình có được.
Video đang HOT
Bộ quân hàm và cầu vai kiểu cũ đã được tướng Giáp sử dụng.
Để có được bộ quân hàm và cầu vai của tướng Giáp, anh Việt đã phải tốn rất nhiều công sức. “Tôi vẫn nhớ thời gian đó là giữa năm 2008, sau khi tìm được địa chỉ, tôi tìm đến tư dinh của Đại tướng với mục đích xin một bằng huân huy chương của ông để bổ sung vào bộ sưu tập nhưng khi đến đó mới thấy vô cùng khó khăn bởi những hiện vật đó đã được tặng cho bảo tàng hay được gia đình, bản thân Đại tướng lưu giữ”, anh Việt tâm sự.
Phù hiệu cấp bậc Đại tướng (Cầu vai Đại tướng).
Giấy chứng nhận của Văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng hiện vật cho anh Trần Vương Việt.
Không nản chí, anh Việt trình bày với các trợ lý của Đại tướng về mong muốn có được hiện vật gốc của Đại tướng để bổ sung vào bộ sưu tập nhưng ban đầu không nhận được sự đồng ý vì những hiện vật như thế rất quý hiếm.
Sau không dưới 10 lần anh tới Văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thấy sự tha thiết và tình cảm chân thành của anh Việt nên Đại tá Nguyễn Huyên – người gần 40 năm làm trợ lý cho tướng Giáp đã đồng ý giúp đỡ anh Việt. Không chỉ được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đồng ý tặng bộ quân hàm và cầu vai kiểu cũ, anh Việt còn được nhận kèm giấy chứng nhận để chứng minh.
Sau khi có được “báu vật”, bộ sưu tập của anh Việt như được nâng thêm giá trị văn hóa, lịch sử và là niềm tự hào mỗi khi anh đi giao lưu với bạn bè trong giới đam mê sưu tập huân, huy chương, đồ nhà binh. Anh Việt chia sẻ: “Bộ quân hàm và cầu vai kiểu cũ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có thể nói là vô giá vì không thể mua được bằng tiền. Đây là niềm động viên tinh thần to lớn đối với người sưu tập hiện vật liên quan đến Quân đội nhân dân Việt Nam như tôi. Tôi may mắn có được có lẽ cũng nhờ ở một chữ “duyên” mà thôi”.
Cùng với nhiều nhà sưu tập khác, những hiện vật tiêu biểu trong bộ sưu tập huân, huy chương dòng cách mạng và bộ quân hàm cầu vai của Đại tướng Võ Nguyên Giáp của nhà sưu tập Trần Vương Việt đã được trưng bày tại Nhà triển lãm Thành phố Hà Nội, 93 Đinh Tiên Hoàng nhân dịp kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Theo Tri thức
Gặp chàng "chủ nhân" Huy chương Bạc Olympic Tin học quốc tế
Bắt đầu yêu thích và theo đuổi môn Tin từ năm lớp 8, cậu bé Dương Thành Đạt đã gặt hái được không ít giải thưởng. Trong kì thi Olympic Tin học quốc tế vừa diễn ra tại Australia, em đã mang về chiếc Huy chương Bạc quý giá cho đoàn Việt Nam.
Gặp Đạt tại nhà riêng ở phố Hoàng Hoa Thám, tâm trạng em khá thoải mái cho dù vừa trải qua kì thi căng thẳng. Gương mặt sáng cùng nụ cười rạng rỡ, Đạt khoe: "Sau khi đi thi về, các thầy cô giáo và các bạn đến chia vui nên em không còn cảm giác mệt nữa mặc dù trước đó em đã phải ngồi máy bay đến 12 tiếng đồng hồ".
Đam mê Tin học từ năm lớp 8, Đạt đã "thu về" cho mình nhiều thành tích đáng nể.
Dứt lời, Đạt khoe tôi giấy chứng nhận và tấm Huy chương Bạc em vừa nhận trong kì thi Tin học quốc tế vừa diễn ra tại TP. Brisbane, Australia. Câu chuyện về cậu bé Dương Thành Đạt đạt thành tích cao trong kì thi lớn càng trở nên rôm rả khi liên tục có các cô, các bác hàng xóm sang chúc mừng. Mẹ của em, cô Nguyễn Thị Nhung chia sẻ: "Gia đình cô rất mừng vì thành tích của em. Trong thời gian em đi thi, cô chú ở nhà cũng rất nóng lòng và sốt ruột nhưng chỉ dám mong em giữ được sức khỏe tốt và an toàn còn thành tích như thế nào phụ thuộc vào trình độ cũng như sự hiểu biết của em so với bạn bè quốc tế".
Đạt chụp ảnh kỉ niệm trong kì thi Tin học quốc tế vừa qua được tổ chức tại Australia.
Bắt đầu làm quen với môn Tin học từ những phép tính đơn giản đầu tiên như: cho vận tốc, thời gian, tính quãng đường đi... như có một sức hút kì lạ, cậu bé Đạt mê mẩn và bắt đầu tìm hiểu kĩ hơn về các khái niệm của môn học này. Với Đạt: "Học Tin học như được đến một miền đất lạ, càng khám phá càng thấy thú vị".
Từ một học sinh học trường Chu Văn An, lên cấp 3, Đạt thi và theo học vào trường chuyên Khoa học tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Hà Nội để có điều kiện tiếp tục theo đuổi môn học yêu thích. Những thành tích em đạt được như: Giải Nhất Tin học lớp 9 toàn TP. Hà Nội (năm 2010), Giải Nhì Tin học trẻ toàn quốc (năm 2010), Giải Ba Tin học quốc gia (năm 2012), Giải Nhất Tin học quốc gia (năm 2013) và gần đây nhất là Huy Chương Bạc cuộc thi Olympic Tin học thế giới được tổ chức tại Australia.
Thoải mái sau kết quả đạt được từ cuộc thi Olympic Tin học quốc tế.
Kể chuyện về cuộc thi Tin học quốc tế vừa qua, Đạt vẫn nhớ cảm giác trong phòng thi: "Chúng em phải thi 3 vòng. Vòng 1 thi trong 2 ngày, mỗi ngày thi trong 3 tiếng làm 3 bài; Vòng 2 thi trong 2 ngày, mỗi ngày thi 5 tiếng làm 4 bài; Vòng 3 thi 2 ngày, mỗi ngày 5 tiếng làm 3 bài. Trong ngày thi đầu tiên thật sự cũng rất lo lắng nhưng cả đoàn đã động viên nhau phải thật bình tĩnh nên từ ngày thi thứ 2, tâm trạng đã khá hơn nhiều. Đặc biệt sau mỗi bài thi, đoàn Việt Nam của mình cùng trao đổi cách làm, kết quả với các bạn ở các nước khác nên tâm lí rất thoải mái".
Thành tích cậu bé Đạt đạt được trong kì thi Olympic Tin học quốc tế.
Khá thoải mái với kết quả đạt được, tuy nhiên với Đạt, còn có sự tiếc nuối: "Chủ quan em đánh giá, về trình độ đoàn Việt Nam mình không thua kém các bạn ở các đất nước khác, tuy nhiên còn thiếu một chút may mắn nữa để đạt Huy chương Vàng. Hi vọng trong kì thi lần sau, may mắn đó sẽ đến với đoàn Việt Nam để có Huy chương Vàng".
Chia sẻ về dự định sắp tới của mình, Đạt cho biết tháng 8, em sẽ đi du học tại đất nước Singapore để tiếp tục nghiên cứu về bộ môn Tin học. Em muốn tìm hiểu kĩ về các thuật Toán cũng như Cách xử lí ảnh. Sau khi tốt nghiệp em sẽ quay trở lại Việt Nam để làm việc bởi: "Với em không đâu bằng quê hương của mình nên chắc chắn em sẽ về Việt Nam để làm việc".
Theo Dantri
Bộ đèn cổ của nhà sưu tập yểu mệnh Qua đời khi ước mơ lập bảo tàng tư nhân trưng bày đèn cổ còn dang dở, gia đình nhà sưu tập trẻ Lê Công Anh Đức (TP HCM) đã tặng gần 500 hiện vật đèn cho huyện Điện Bàn (Quảng Nam) trưng bày trong dịp Festival di sản. Bộ sưu tập đèn cổ do gia đình anh Lê Công Anh Đức tặng...