Ngước nhìn profile xịn sò của những nữ CEO nổi bật nhất làng công nghệ Việt
Những nữ CEO và doanh nhân tài ba đã góp phần làm rạng danh thành tựu của làng công nghệ Việt thời gian qua.
Công nghệ đã từng là “mảnh đất khô cằn” và thiếu vắng những bóng hồng. Nhưng điều đó đã thay đổi trong những năm gần đây, khi ngày càng nhiều những tên tuổi lớn trong làng công nghệ là phái nữ. Điều đó chứng tỏ rằng, phái đẹp đang ngày càng chứng tỏ được tài năng và nhiệt huyết của họ không thua gì đàn ông – những người đã thống trị thế giới công nghệ suốt thời gian dài.
Bên cạnh những Sheryl Sandberg hay Susan Wojcicki của những đại gia công nghệ thế giới, những “nữ tướng” công nghệ Việt cũng chẳng tỏ ra kém cạnh gì. Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, cùng điểm qua những tài nữ tiêu biểu nhất nhé.
Văn Đinh Hồng Vũ – nhà sáng lập và CEO Elsa Speak
Văn Đinh Hồng Vũ sinh năm 1983 và từng là trợ lý Tổng giám đốc của Maersk – tập đoàn vận tải và năng lượng đa quốc gia của Đan Mạch; trưởng dự án cấp cao cho Booz & Company (1 trong 4 tập đoàn tư vấn hàng đầu nước Mỹ).
Đó là trước khi cô gái 8X cùng hợp tác với Tiến sĩ người Bồ Đào Nha Xavier Anguera – chuyên gia về AI và nhận diện giọng nói – để đồng sáng lập Elsa Speak. Ứng dụng học nói tiếng Anh này ra đời năm 2015 và đã gọi vốn thành công từ nhiều quỹ đầu tư danh tiếng – bao gồm cả Gradient Ventures – quỹ đầu tư chuyên dành cho các dự án AI của Google. Đến nay, Elsa đã có hàng triệu người dùng từ hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.
Cảm hứng khiến Văn Vũ từ bỏ những công việc “triệu người mơ” để theo đuổi đam mê và lập nghiệp đến từ chính khó khăn mà cô đã trải qua với việc học ngoại ngữ. Dù đọc và viết tốt, cô vẫn gặp khó khăn trong giao tiếp trong những ngày đầu đến Mỹ.
“Tôi đến Mỹ để học Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh và Thạc sĩ về Giáo dục tại Stanford. Năm đầu tiên của tôi tại Stanford rất khó khăn vì khả năng nói tiếng Anh hạn chế. Rất nhiều thời gian, mọi người hiểu lầm tôi” – cô chia sẻ.
“Ước mơ của Vũ là có ELSA trong tay cho mọi người ở Việt Nam, từ sinh viên đến những người đi làm, hay thậm chí bố mẹ lớn tuổi về hưu, những người thực sự muốn khai thác tiềm năng ngôn ngữ của họ”.
Phạm Khánh Linh – nhà sáng lập và CEO Logivan
Video đang HOT
Linh Phạm là 1 trong những nữ CEO công nghệ trẻ tuổi thành công nhất ở Việt Nam. Sinh năm 1993, sở hữu thành tích khủng khi tốt nghiệp đại học Cambridge danh giá hàng đầu nước Anh và từng làm việc cho Goldman Sachs, Linh Phạ còn là người sáng lập ra Logivan – ứng dụng “Uber xe tải”.
Theo đó, Logivan là nền tảng chuyên cung cấp dịch vụ vận tải cho các chủ hàng có nhu cầu vận chuyển liên tỉnh, giúp tiết kiệm 20% đến 30% chi phí so với cách truyền thống nhờ tận dụng những xe hàng rỗng chiều về. Không chỉ vậy, theo Linh, Logivan còn giúp giảm thiểu lượng xe tải rỗng lưu thông, giảm ùn tắc cũng như ô nhiễm, khói bụi.
CEO 9X cũng vừa được Forbes Việt Nam vinh danh trong danh sách Top 30 Under 30 năm 2020 lĩnh vực khởi nghiệp.
Lê Diệp Kiều Trang – cựu CEO Facebook Việt Nam, Go-Viet và đồng sáng lập Misfit
Lê Diệp Kiều Trang (sinh năm 1980) – có thể nói là một trong những nữ doanh nhân thành công và nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Không chỉ xuất thân từ gia thế “khủng”, cô còn có thành tích học tập vô cùng đáng ngưỡng mộ với 2 tấm bằng Ưu chuyên ngành Kinh tế ở cả bậc Cử nhân và Thạc sĩ của đại học Oxford, là thủ khoa chương trình MBA tại MIT.
Nhiều người biết đến Kiều Trang với vai trò là cựu CEO Facebook Việt Nam, nhưng những gì mà cô đạt được còn ấn tượng hơn thế nhiều. Sau khi thành công với thương vụ bán Misfit (mà cô và chồng là đồng sáng lập) cho Fossil Group với giá 260 triệu USD vào năm 2015, cô lần lượt đảm nhận vị trí CEO Fossil Việt Nam, Giám đốc Facebook Việt Nam rồi Tổng giám đốc Go-Viet.
Tuy nhiên, đam mê với khởi nghiệp và công nghệ cao đã đưa cô trở lại với con đường startup. Hiện, Kiều Trang là đồng sáng lập quỹ Alabaster – quỹ đầu tư chuyên rót tiền vào các dự án công nghệ cao với mục tiêu “góp phần mang ảnh hưởng tích cực cho thế giới”.
Ngoài ra, cô cũng là Chủ tịch Harrison.ai – startup công nghệ tại Úc chuyên cung cấp giải pháp AI cho ngành y tế và là Giám đốc tài chính tại Arevo – startup chuyên về công nghệ in 3D.
Nguyễn Thị Thu Hà – đồng sáng lập và CEO MindX Edu
Nguyễn Thị Thu Hà – hay Hà San, cùng nằm trong Top 30 Under 30 của Forbes Việt Nam năm 2020. Cô là một trong những nữ doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu nhất của ngành giáo dục công nghệ cao tại Việt Nam.
Sinh năm 1994, Hà San khởi nghiệp ngay từ khi còn là sinh viên năm 2 của đại học Ngoại Thương. Khi đó, cô cùng một số người bạn của mình đã có ý tưởng thành lập một trung tâm tư vấn du học. Sau này, hướng đi chuyển sang đào tạo công nghệ – và đó chính là tiền thân của TechKids, rồi MindX Edu.
Với mục tiêu xây dựng hệ sinh thái giáo dục công nghệ theo mô hình “Little Silicon Valley” và kết hợp mô hình không gian làm việc co-working space, đến nay, MindX đã sở hữu 5.000m2 mặt sàn tại 5 trung tâm của 2 thành phố lớn và nơi làm việc của hơn 200 startup. MindX cũng mong muốn ươm mầm những tài năng trẻ cho Việt Nam trong thời đại 4.0 và hiện đã có 8.500 học viên từ 8-25 tuổi theo học.
Kiểm duyệt nội dung - cuộc chơi mạo hiểm của Facebook
Facebook đứng trước áp lực phải loại bỏ nội dung không phù hợp khỏi nền tảng nhưng cũng phải tạo điều kiện cho tự do ngôn luận để thu hút người dùng.
Mô hình kinh doanh của Facebook không có gì bí mật. Nếu bài đăng hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của càng nhiều người, Facebook càng có nhiều dữ liệu về người dùng để sử dụng. Thứ những nhà quảng cáo thèm muốn từ Facebook là lượng người dùng khổng lồ. Chỉ riêng công thức kiếm tiền này đã giúp mang Facebook thu về 5,2 tỷ USD lợi nhuận trong quý II/2020. Tuy nhiên, gần đây họ đang trở thành tâm điểm chỉ trích bởi cách tiếp cận lỏng lẻo trong việc kiểm soát nội dung trên nền tảng.
Các phát ngôn gây hấn xuất hiện nhan nhản trên Facebook thường được ví như "cỏ mèo" giúp thu hút một lượng lớn người dùng tương tác trên mạng xã hội này. Bản thân Facebook cũng nhận thức được rằng lợi nhuận dài hạn của mình phụ thuộc vào "cỏ mèo" nhưng cũng phải đảm bảo không lợi dụng lòng tin của người dùng.
Sheryl Sandberg, COO của Facebook, chia sẻ trên Wall Street Journal: "Bạn biết đấy, quan điểm cá nhân của một người có thể trở thành phát ngôn gây thù ghét với một người khác". Bà cũng tin tưởng vào tiêu chuẩn cộng đồng mà mạng xã hội này đang áp dụng với các bài đăng. Tuy nhiên, theo Sandberg, với một số người, quy chuẩn gắt gao đến mấy cũng không làm họ hài lòng.
Sheryl Sandberg, Giám đốc điều hành của Facebook.
Vậy làm thế nào Facebook có thể chứng minh mình tôn trọng ranh giới giữa dự do ngôn luận và phát ngôn thù hận mà không làm 3 tỷ người dùng phật ý? Đây chính là thách thức mà nền tảng này phải đối mặt.
Trong bài phát biểu tại Viện Chính trị và Dịch vụ công thuộc Đại học Georgetown năm ngoái, CEO Mark Zuckerberg tuyên bố Facebook ủng hộ tự do ngôn luận. "Việc trao cơ hội lên tiếng cho những người ít có tiếng nói trong xã hội sẽ dần dần nâng cao chất lượng cuộc sống của họ", Zuckerberg nói.
Một số chuyên gia nhận định, cách tiếp cận mạo hiểm của Facebook có thể phản tác dụng khiến thông tin thiếu chính xác phát tán nhanh hơn. Tuy nhiên Sandberg phản đối và cho rằng chỉ riêng nền tảng Facebook đã xác định và gỡ xuống 95% bài đăng có dấu hiệu thù ghét, so với chỉ 24% vài năm trước. Ngày nay, nhờ AI, hãng có thể gỡ hàng triệu nội dung một cách nhanh chóng.
Xây dựng một doanh nghiệp như Facebook không khác gì phải đi thăng bằng trên dây. Nếu nghiêng về phía người dùng, ngăn chặn triệt để hiện tượng phát ngôn sai lệch trên nền tảng, hãng cũng đang chính tay làm chết "con gà đẻ trứng vàng" của mình bởi phát ngôn gây tranh cãi chính là chìa khóa cho thành công của Facebook.
Vị thế độc tôn mà Facebook đạt được không chỉ dựa vào số lượng người dùng mà còn nhờ vào cạnh tranh liên tục với các đối thủ khác. Hãng này mỗi năm bỏ ra hàng tỷ USD và hàng nghìn nhân lực để "vượt mặt" TikTok,Twitter,Snapchat và YouTube. Cổ đông sẽ phản ứng thế nào nếu COO Sandberg huy động tất cả nhân viên vào cuộc chiến chống phát ngôn thù ghét? Mỗi một đồng, một phút đầu tư cho an ninh an toàn của người dùng sẽ là từng ấy tài nguyên bị cắt giảm cho các kế hoạch khác của doanh nghiệp. "Đây thực ra là một sự đánh đổi rất lớn. Tôi có một nhân viên, tôi có thể giao cho cậu ấy chương trình để xây dựng và bán được nhiều quảng cáo hơn hay tôi giao cho cậu ta nhiệm vụ ngồi xác minh bài đăng?", Sandberg lập luận.
Tháng trước, một điều tra độc lập được Facebook thuê thực hiện đã chỉ trích công ty này "quá chậm trễ và manh mún" trong việc đối phó với các nội dung gây chia rẽ.
Facebook và Twitter có quan điểm khác nhau về tổng thống Trump trên nền tảng của mình.
Trong báo cáo dài 89 trang, nổi bật lên việc liên quan đến tổng thống Trump, cụ thể là hướng giải quyết từ Facebook đối với các bài đăng mang tính phân biệt chủng tộc và gây hiểu nhầm của Tổng thống. COO Sandberg, tham gia chỉ đạo cuộc điều tra độc lập, cho biết, Facebook, dù không có lợi ích hay khuyến khích các nội dụng gây hấn, đã chần chừ xóa các nội dung này.
Nếu các bài đăng của ông Trump vi phạm nguyên tắc cộng đồng, nội dung đó sẽ bị xóa khỏi Facebook. Nhưng việc đưa ra hình phạt đối với một người có khả năng gây chia rẽ cực mạnh như Trump không phải dễ. Cuộc bầu cử tổng thống năm nay là cơ hội để Facebook chứng minh bản thân. Sandberg tuyên bố Facebook sẽ dồn lực để "đảm bảo cung cấp thông tin chính xác nhất trong cuộc bầu cử này".
"Công việc của chúng tôi là ngăn bất kỳ thông tin độc hại nào trên nền tảng, tuy nhiên, kẻ xấu luôn tìm ra cách để vượt mặt", Sandberg nói. Nhiệm vụ của Facebook là thuyết phục người dùng rằng đây trên thực tế là người tốt, bởi chỉ có vậy hãng này mới có thể lôi kéo được thêm người dùng.
Mark Zuckerberg có thể bị phế ngôi Nếu bị phát hiện khai man, Mark Zuckerberg có thể bị phế truất chức vụ CEO tại Facebook. Theo nguồn tin Thời báo Phố Wall, Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ (FTC) cân nhắc lấy lời tuyên thệ của CEO Facebook Mark Zuckerberg và COO Sheryl Sandberg. Đây là một phần trong cuộc điều tra Facebook có vi phạm luật chống độc...