Ngược dòng thời gian: Những chiếc điện thoại để lại dấu ấn sâu đậm trong nhiếp ảnh di động trước thời iPhone và Android thống trị
Ở thập kỷ trước, đã có các điện thoại để lại dấu ấn sâu đậm cho những chiếc smartphone Android và iPhone gây ấn tượng với khả năng chụp ảnh ngày hôm nay.
Ngày nay, việc chụp ảnh bằng smartphone đã trở nên cực kỳ bình thường. Nhanh, chất lượng tốt, đa dụng trong nhiều tình huống, đó là những gì đã gíup cho smartphone biến thành một trong những thiết bị chụp ảnh phổ biến nhất.
Sự cải thiện của thuật toán kết hợp với nhiều ống kính và yếu tố tiện lợi vốn có đã khiến smartphone trở thành lựa chọn mặc định cho hầu hết người dùng khi nói đến chụp ảnh. Chỉ sau vài năm, smartphone đã hoàn toàn đánh bại những máy ảnh point-and-shoot.
Tuy nhiên, không dễ dàng để một chiếc điện thoại có được vị trí cao trong nhiếp ảnh như ngày nay. Có rất nhiều thử nghiệm trong quá khứ, trải dài đến hơn một thập kỷ trước. Hãy cùng xem một số khoảnh khắc mang tính quyết định trong lịch sử camera trên điện thoại và cách chúng định hình camera trên smartphone hiện đại ngày nay nhé.
Những chiếc camera phone đầu tiên
Để có được camera trên smartphone như ngày hôm nay là một câu chuyện dài. Khi Sharp ra mắt J-SH04 năm 2002, sản phẩm này được xem là chiếc điện thoại có camera tích hợp đầu tiên. Ít ai biết rằng nó sẽ tạo tiền lệ cho ngành công nghiệp điện thoại thông minh.
J-SH04
Máy được trang bị camera độ phân giải sub-VGA, chất lượng hình ảnh tất nhiên là cực kỳ tệ hại so với những gì chúng ta biết ngày nay, nhưng đã thúc đẩy ý tưởng về sự tiện lợi khi di chuyển và khả năng ghi lại khoảnh khắc bất kể bạn ở đâu.
Ngành công nghiệp điện thoại nhanh chóng nắm bắt được xu hướng rằng máy ảnh sẽ trở thành một tính năng quan trọng trong tương lai.
Chỉ 1 năm sau J-SH04, Nokia giới thiệu điện thoại tập trung vào khả năng chụp ảnh. Nokia 7650 là điện thoại đầu tiên của Nokia tích hợp camera VGA vào thiết kế trượt phổ biến và là thiết bị đầu tiên của hãng Phần Lan được phát hành với khả năng nhắn tin MMS. Kết hợp lại, nó cho phép bất kỳ người dùng nào dễ dàng chụp và chia sẻ hình ảnh với bạn bè và gia đình ở bất cứ đâu trên thế giới.
Cơn sốt đưa camera lên điện thoại đã được mở ra và mang đến hàng loạt sự sáng tạo. Bạn nghĩ Asus Zenfone 6 với camera lật là độc nhất? LG đã làm điều đó đầu tiên với A7150 và tiếp theo là một loạt điện thoại có camera xoay có thể được di chuyển một cách khéo léo.
Thời đại hoàng kim của sáng tạo trên điện thoại
Khi Nokia giới thiệu dòng N-Series cao cấp, hãng đã thiết lập một chuẩn mực về chất lượng trong hình ảnh trên điện thoại. Tất cả bắt đầu với Nokia N90 với hình thức giống như máy quay phim, khiến nó trở thành điện thoại camera đầu tiên của Nokia tập trung vào khả năng quay video. Đây có lẽ là một trong những chiếc điện thoại để lại ấn tượng mạnh nhất của Nokia.
Nokia N90
Trong dòng N-series, Nokia đã ra mắt nhiều mẫu điện thoại có thiết kế độc đáo như N93 kết hợp cảm biến 3.15M telephoto với kính Carl Zeiss.
Được giới thiệu vào năm 2006, điện thoại này cho phép bạn lật nó sang dạng kiểu máy quay với khả năng zoom quang 3x. Thậm chí ngày nay, rất ít điện thoại như Asus Zenfone Zoom và Galaxy S4 Zoom đã tiếp tục kiểu điện thoại lai camera này.
Nokia N93
Video đang HOT
Tuy nhiên, huyền thoại thực sự phải kể đến Nokia N95 với khả năng trượt kép. Được trang bị camera 5MP và ống kính Carl Zeiss, Nokia N95 mang đến chất lượng chụp ảnh cực kỳ ấn tượng. Hệ thống camera này đã sinh ra một vài biến thể như N95 8GB, nhưng quan trọng hơn là Nokia N82.
Chạy hệ điều hành Symbian, Nokia nổi tiếng là một trong những chiếc điện thoại thành công nhất của Nokia với khả năng chụp ảnh đáng nể. Ngày nay, hình ảnh trên được chụp từ N82 trông không có gì đặc biệt, nhưng lúc bấy giờ, chất lượng hình ảnh đó trên một điện thoại di động đủ để khiến chúng ta tin tưởng thực sự vào tiềm năng hình của chụp ảnh trên điện thoại tương lai.
Sony Ericsson cũng đã đi sâu vào máy ảnh trên các điện thoại của họ và đẩy mạnh phần cứng chất lượng bằng dòng điện thoại K-series. K850i nổi bật như một điểm nhấn đặc biệt.
K850i
Từ Carl-Zeiss đến Schneider-Kreuznach và Cybershot, quãng thời gian giữa những năm 2000 đã chứng kiến các nhà sản xuất điện thoại gắn liền với các thương hiệu nhiếp ảnh kỳ cựu.
K850i lấy cảm hứng từ dòng máy ảnh compact T-series và bao gồm các yếu tố cần thiết như camera 5MP chất lượng và đèn flash xenon, và còn tập trung vào video với ba đèn LED. K850i cũng có khả năng chụp ảnh chế độ chụp liên tiếp lên đến 9 hình ảnh. Trong khi đó, nắp ống kính tự động là một tính năng nổi bật.
Đây thực sự là một máy ảnh cầm tay chất lượng được đưa vào bên trong điện thoại. Trên thực tế, chiếc Sony Ericsson này thậm chí có thể chụp ảnh macro, một tính năng mà hiện tại chỉ bắt đầu phổ biến trên các điện thoại đời mới.
Đến bây giờ, thông điệp đã rõ ràng: hình ảnh chất lượng cao chính là chìa khoá quan trọng dẫn đến thành công trên thị trường di động.
KU990 Viewty
LG đã đi theo với KU990 Viewty. Để đối đầu với Nokia, hãng đã liên kết với gã khổng lồ trong ngành ống kính nước Đức – Schneider Kreuznach, để giúp thêm sự tinh tế rất cần thiết vào ống kính. Viewty có đèn flash strobe, đèn video và thậm chí là chùm sáng hỗ trợ lấy nét để lấy nét tốt hơn trong điều kiện ánh sáng yếu.
Mọi thứ trở nên “điên rồ” hơn ở phía trên với công tắc trượt để chuyển đổi giữa các chế độ máy ảnh, nút chụp chuyên dụng và công tắc bật tắt ổn định hình ảnh. Là một điện thoại hỗ trợ cảm ứng đầy đủ, nó thậm chí còn có khả năng chỉnh sửa hình ảnh, dù có hơi vụng về. Và nó còn có thể quay video ở độ phân giải VGA, rất ấn tượng vào thời điểm 2007.
Với bộ xử lý thiếu sức mạnh và thiếu thuật toán chụp ảnh thông minh, các nhà sản xuất lúc bấy giờ đã phải dùng đến các giải pháp sáng tạo và truyền thống hơn cho các vấn đề phổ biến.
Ví dụ: bạn có thể chụp ảnh HDR cực kỳ đơn giản ngày nay, nhưng vào giữa những năm 2000, sức mạnh xử lý của điện thoại không đủ để chụp ảnh dải động cao thời gian thực. Motorola là người đầu tiên đưa ra một cách tiếp cận sáng tạo để giải quyết các tình huống độ sáng cao.
Motorola Zine ZN5
Motorola Zine ZN5 đã giới thiệu một cơ chế camera thay đổi khẩu độ, có thể chuyển đổi giữa f / 2.8 cho ánh sáng yếu và chuyển sang f / 5.6 để chụp ảnh ánh sáng ban ngày sắc nét. Nó thậm chí còn có đèn flash xenon với cảm biến 5MP.
Nokia đã làm điều tương tự với N86. Đây là điện thoại đầu tiên của công ty với cảm biến 8MP, có các khẩu độ thay đổi và màn trập cơ học, tất cả đều hoạt động song song để mang lại hình ảnh tốt hơn trong điều kiện đầy thách thức.
Nokia N86
Motorola và Nokia đã thực hiện điều này vào năm 2008 và 2009, một thập kỷ trước khi Samsung đưa vào Galaxy S9.
Có thể thấy nhiều hãng đã đi theo xu hướng mang chất lượng chụp ảnh cao cấp vào điện thoại. Tuy nhiên, với sự độc đáo trong thiết kế và hệ điều hành Symbian, Nokia là người chiến thắng.
Cuộc chiến “số chấm”
Với 5 megapixel được thiết lập thành tiêu chuẩn cơ bản, chúng ta đã thấy sự khởi đầu của các cuộc chiến megapixel.
Samsung i8510
Samsung đã giới thiệu camera di động 8MP đầu tiên trên i8510 và bắt đầu một cuộc cạnh tranh khốc liệt. Một năm sau, năm 2009, Samsung lại tạo nên một kỷ lục mới.
Samsung W880
Samsung W880 không chỉ là điện thoại camera 12MP đầu tiên trên thế giới, nó cũng lần đầu tiên giới thiệu khả năng quay video 30fps. Phải thừa nhận rằng điều này vẫn bị giới hạn ở độ phân giải 720p, nhưng đây là một bước nữa để thúc đẩy khả năng quay video trên điện thoại.
Ngoài ra, nó còn tích hợp một kho các tính năng bao gồm khẩu độ thay đổi, đèn flash xenon và thậm chí cả vòng chọn chế độ chuyên dụng. Thiết kế gợi nhớ những máy ảnh point-and-shoot. Thật không may, việc thiếu tính năng thông minh trên điện thoại đã khiến W880 không thể phổ biến với người dùng.
Năm 2010 chứng kiến sự ra mắt của Nokia N8, một chiếc điện thoại đặt tầm quan trọng của kích thước cảm biến hơn so với việc nhồi nhét nhiều pixel. Một cảm biến lớn hơn, về bản chất, thu được nhiều ánh sáng hơn và khả năng bắt sáng cảu cảm biến tỷ lệ thuận với chất lượng hình ảnh.
Nokia N8
Có thể cho rằng Nokia N8 là một trong những điện thoại quan trọng nhất trong việc nhiếp ảnh từng được tạo ra, Nokia N8 đã tích hợp một cảm biến lớn 1/1.83 inch vào vỏ nhôm cực kỳ đẹp mắt theo tiêu chuẩn năm 2010.
Nokia N8 có khả năng chụp những bức ảnh đáng kinh ngạc và bạn có thể tin tưởng vào điện thoại để ghi lại khoảnh khắc bất kể môi trường ánh sáng.
Cảm biến khổng lồ đó không chỉ cho phép chụp ảnh chất lượng cao vào ban ngày mà còn cho phép khả năng thu thập ánh sáng đủ để chụp ảnh ánh sáng yếu. Thêm vào đèn flash xenon và bạn đã có một “sát thủ” nhiếp ảnh di động.
Nokia 808 PureView – Một thời “độc cô cầu bại” trong cuộc đua số chấm
Ngày nay, chúng ta rất ngạc nhiên bởi các smartphone có camera độ phân giải cao lên tới 108MP cho các bức ảnh chất lượng cao được ghép lại. Bạn có biết rằng công nghệ này ban đầu đã ra mắt trên Nokia 808 vào năm 2012?
Nokia 808 đã đánh bại cảm biến của N8 với cảm biến 41MP khổng lồ 1/1,2 inch, một kỷ lục vẫn bất bại cho đến năm 2019, khi Honor View 20 xuất xưởng với cảm biến 48MP.
Nokia 808 PureView
Nokia đã sử dụng lại cảm biến 808 trong Lumia 1020 chạy Windows Phone, nhưng kết quả không được tốt cho lắm do những hạn chế do hệ điều hành áp đặt.
Điều kỳ diệu thực sự là cách điện thoại giới thiệu khái niệm chụp ảnh thuật toán vào ngành công nghiệp di động. Ảnh ra mặc định từ cảm biến 41MP được đặt thành 5MP cho chế độ ghép 7 pixel thành 1 pixel.
Điều này không chỉ giảm nhiễu mà còn tăng độ nhạy của cảm biến để chụp ảnh thiếu sáng tốt hơn. Nokia 808 cho phép lossless zoom. Khi bạn lướt qua dải tiêu cự, Nokia 808 tự động điều chỉnh để đảm bảo chất lượng hình ảnh tối ưu. Mặc dù nó vẫn không thể bằng một ống kính tele thực sự, nhưng kết quả thật đáng kinh ngạc với các tiêu chuẩn năm 2012.
Cuối cùng, việc ghép hình sẽ cải thiện chất lượng khi ánh sáng yếu, kết hợp với cảm biến lớn và đèn flash xenon cho phép bạn chụp được những bức ảnh với độ nhiễu ít. Nokia 808 PureView vẫn là một tượng đài cho nỗ lực thúc đẩy khả năng chụp ảnh trên điện thoại di động.
Lịch sử camera trên điện thoại đã tuyệt vời trước cả khi có Android và iPhone
Sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ camera di động và chu kỳ ra mắt smartphone ngày càng rút ngắn làm cho bạn dễ dàng quên đi những thiết bị cũ. Tuy nhiên, chính những sản phẩm cũ đó đã gây áp lực để cải thiện chất lượng camera cho người dùng.
Rất nhiều công nghệ điện thoại thông minh ra mắt ngày nay chỉ đơn giản là một phiên bản cải tiến đáng kể và được đại tu các khái niệm đã có trong quá khứ. Và trong những thập kỷ tới, chắc chắn sẽ còn nhiều bất ngờ xảy đến trong thế giới camera trên smartphone.
Chiếc iPhone này giá chỉ dưới 6 triệu đồng, nhưng vẫn "xưng bá" hiện nay
iPhone 8 đã được ra mắt từ cách đây gần 3 năm, nghe có vẻ là khá lâu nhưng với mức giá chỉ còn dưới 6 triệu đồng, chắc chắn nó rất đáng xem ở thời điểm hiện tại.
Với mức giá rẻ hơn gấp 3 lần so với ngày đầu ra mắt, iPhone 8 vẫn là một chiếc điện thoại đẹp, cấu hình rất tốt để có thể chinh chiến thêm nhiều năm mà không như những điện thoại Android có cùng mức giá trở nên ì ạch chỉ sau khoảng hơn 1 năm sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu xem liệu iPhone 8 có giá trị để mua lúc này hay không.
Rất gọn gàng và sang chảnh
iPhone 8 có một thiết kế gọn gàng nhờ thừa hưởng "gen" từ iPhone 6 ra mắt năm 2014, tuy nhiên điều làm cho nó trở nên hấp dẫn hơn hết chính là mặt lưng bằng kính, từ đó mang lại khả năng sạc không dây. Cần nhớ rằng đó là iPhone đầu tiên có hỗ trợ chức năng sạc không dây.
Chưa hết, tuy rẻ nhưng iPhone 8 vẫn có khả năng chống nước IP67 để cho phép bạn lặn sâu dưới 1 mét nước (không phải là nước biển) trong 30 phút mà không lo lắng gì.
Mặc dù chỉ sử dụng màn hình LCD độ phân giải HD (1334 x 750 pixel) nhưng các nội dung hiển thị trên kích thước 4,7 inch là rất sắc nét và chi tiết. Đó là chưa kể công nghệ True Tone như các iPhone hiện nay để điện thoại có khả năng tự động điều chỉnh cài đặt màn hình dựa trên ánh sáng xung quanh để mang lại trải nghiệm xem tối ưu.
Phần cứng đủ sức chiến game nặng
iPhone 8 đi kèm chip A11 Bionic giống như trên iPhone X cao cấp với 6 lõi giúp quá trình xử lý đa nhiệm êm ru. Không chỉ tốt cho đa nhiệm, chip còn chiến tốt các nội dung như game nặng và thậm chí là thực tế ảo tăng cường (AR). Tuy chỉ là quy trình 10nm không như các chip 7nm đời mới hơn nhưng nó vẫn đủ để giúp thời lượng pin iPhone 8 duy trì trạng thái sử dụng khá tốt.
Người dùng cũng có không gian lưu trữ khá tốt nhờ các lựa chọn 64 GB hoặc 256 GB đủ đáp ứng yêu cầu lưu trữ tùy thuộc vào mục đích của cá nhân. RAM 2 GB tuy hơi nhỏ so với các điện thoại Android hiện đại nhưng đó không phải là vấn đề vì iOS được tối ưu hóa để trải nghiệm chạy mướt rượt đó nhé.
Có một điều mà nhiều người dùng có thể ít để ý đó là iPhone 8 có hỗ trợ sạc nhanh 18W, miễn là người dùng chuẩn bị cho mình một bộ sạc hỗ trợ tốc độ để rút ngắn thời gian sạc pin.
Việc chơi game và giải trí cũng khá thú vị, không chỉ hiệu suất làm việc cao hơn mà loa trên iPhone 8 cũng có âm lượng to để trải nghiệm tuyệt vời hơn.
Máy ảnh đơn liệu có kém cỏi
Tuy chỉ có camera đơn duy nhất với độ phân giải 12 MP ở mặt sau nhưng ảnh chụp bằng iPhone 8 trông thật tuyệt mà nhiều máy Android vẫn chưa thể sánh kịp, như màu sắc đẹp, chi tiết tốt, độ bão hòa cao và độ nét giữa các màu cũng không thể chê. Kết quả là những bức hình chụp trông tự nhiên hơn, trong đó bộ xử lý tín hiệu hình ảnh cũng góp phần không hề nhỏ. Chế độ HDR Auto cũng tồn tại nên sự cân bằng tốt hơn nhiều.
Mặc dù hệ thống camera đơn của iPhone 8 không thể hấp dẫn như các smartphone có nhiều camera hiện đại, và trong điều kiện thiếu sáng khả năng lấy nét chậm đáng kể và độ nhiễu phổ biến, nhưng đó chỉ là so với các điện thoại cao cấp mà thôi, còn tầm giá như iPhone 8 lúc này, camera thực sự không thua kém quá nhiều,
Khả năng quay video trên iPhone 8 về cơ bản vẫn mượt mà, đặc biệt khi quay những cảnh chuyển độ nhờ chức năng chống rung quang học trên nó khi quay ở tốc độ 24 khung hình/giây.
Ở mặt trước, camera 8 MP nhìn chung vẫn thỏa sức chụp tự sướng hoặc chat video với bạn bè, nơi nội dung cho tông màu da tự nhiên và nhiều chi tiết. Nhưng nhược điểm lớn nhất của nó là trường nhìn hẹp của ống kính khiến người dùng phải cầm điện thoại ra xa hơn để đặt nhiều khuôn mặt vào đó.
Có nên mua hay không?
Sau khi xem xét các điểm nhấn chính trên iPhone 8, câu hỏi đặt ra là liệu cuối cùng người dùng có nên mua nó hay không, đặc biệt trong bối cảnh iPhone SE 2020 đã được ra mắt. iPhone SE rõ ràng là một sản phẩm rất giá trị để mua lúc này, nhưng ngân sách hạn hẹp và nếu là người chỉ cần sản phẩm đáp ứng các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, iPhone 8 thực sự giá trị, cho phép người dùng tiết kiệm đến khoảng gần 5 triệu đồng.
Đây cũng là lựa chọn tốt khi người dùng chỉ muốn mua tạm một chiếc iPhone để sử dụng và chờ ngày iPhone 12 ra mắt sau đây vài tháng, bởi mua một chiếc iPhone mới không phải là quyết định sáng suốt trong trường hợp này.
9 tính năng iOS 14 của Apple đã 'ăn trộm' từ Android iOS 14 có không ít tính năng đã xuất hiện trên điện thoại Android trong nhiều năm. Tại sự kiện WWDC 2020, Apple đã chính thức công bố iOS 14. Năm nay, hệ điều hành của iPhone cũng có thêm rất nhiều tính năng mới và không ít trong số đó tương tự với các tính năng đã có trên Androdi từ lâu....