Ngược dòng thế giới, tiề.n lớn kéo VN-Index vượt đỉnh
Bất chấp chứng khoán quốc tế đỏ rực ngày hôm nay, thị trường trong nước vẫn xuất hiện một phiên bùng nổ thành công, đưa VN-Index lên 907,94 điểm.
Trừ chứng khoán Nhật và Philippines tăng không đáng kể, tất cả các thị trường châu Á khác đều đỏ. Thậm chí thị trường tương lai của Mỹ còn đồng loạt giảm trên 1%. Những tác động đó đã không cản được xu thế tăng của VN-Index khi chỉ số này được một vài mã lớn đẩy lên kịch liệt.
VIC và VNM là hai trụ cực mạnh trong khi phần lớn các mã lớn khác yếu. VIC đóng cửa tăng 2,13% trong khi VNM tăng 2,93%. Đặc biệt là VNM xác lập phiên tăng mạnh kỷ lục kể từ đầu tháng 6. Cổ phiếu này đã chính thức vượt mọi đỉnh cao kể từ đầu năm 2020 và đang tiến tới đỉnh cao cuối tháng 10 năm ngoái. VNM nhận được lực mua rất tốt từ khối ngoại khi lượng mua vào chiếm hơn 36% tổng lượng giao dịch.
Ngoài hai cổ phiếu lớn nói trên, khá tiếc là các mã khác không hòa nhịp để kéo chỉ số nhiều hơn: SAB tăng nhẹ 0,64%, VCB tăng 0,12%, GAS tăng 0,41%, VHM tăng 0,26%. BID còn giảm 0,49%, CTG giảm 0,19%. VN-Index đi ngược dòng mạnh nhất là khoảng 1h30, đạt đỉnh 909,78 điểm tăng 0,98% so với tham chiếu. Đến cuối phiên chỉ số này rơi nhẹ xuống 907,94 điểm, còn tăng 0,78%.
VN30-Index mạnh hơn, ngoài VIC và VNM còn được HDB tăng 3,19%, MBB tăng 1,6%, MWG tăng 4,13%, SBT tăng 1,75%, SSI tăng 1,23%, TCB tăng 2,29%, VRE tăng 1,58% đẩy lên. Những cổ phiếu này không thuộc Top 10 vốn hóa của VN-Index nên tác động tới chỉ số chính hạn chế.
Video đang HOT
Mặc dù không có sự hợp sức của những mã lớn còn lại nhưng VN-Index vẫn làm được điều mà nhiều nhà đầu tư chờ đợi: Tăng vượt đỉnh cao nhất hồi tháng 6 và tháng 9. Tuy nhiên giao dịch lại khá thận trọng đối với cổ phiếu khi sàn HSX cứ mỗi mã giảm chỉ có 1,2 mã tăng dù mức tăng của VN-Index tương đương với phiên cuối tuần trước. Chỉ số Midcap đóng cửa cũng chỉ tăng 0,11% và Smallcap còn giảm 0,21%.
Cổ phiếu đầu cơ vẫn giao dịch không kém, chỉ là không sôi động như thường thấy trong một ngày bùng nổ. Cả sàn HSX chỉ có 9 mã kịch trần, trong đó TTA, VRC, TDG, C47, TTF, CKG là thanh khoản tốt. Phần lớn các mã đầu cơ lẻ tăng trong khoảng dưới 3%.
Thanh khoản cực cao
Giá trị khớp lệnh hai sàn hôm nay đạt kỷ lục trên 7.000 tỷ đồng là một con số rất ấn tượng. Khi VN-Index được đẩy vọt qua đỉnh cũ khoảng 905 điểm, dường như nhà đầu tư đã chấp nhận mua vào mạnh mẽ hơn.
Dòng tiề.n chạy vào nhóm blue-chips một cách nổi bật khi rổ VN30 đạt giá trị khớp lệnh 2.990 tỷ đồng, cao nhất 11 phiên. VNM nổi lên là cổ phiếu thu hút dòng tiề.n khi trở thành mã dẫn đầu thị trường về giá trị giao dịch, đạt 336,7 tỷ đồng. Hôm nay là phiên thanh khoản cao nhất của VNM kể từ đáy ngày 27/7 vừa qua. HPG, STB, MWG và MBB cũng là những cổ phiếu giao dịch rất nhiều, giá trị khớp đều vượt 200 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng quay lại mua ròng là một tín hiệu mới. Sàn HSX được mua ròng nhẹ khoảng 99 tỷ đồng, trong đó rổ VN30 được mua ròng hơn 118 tỷ đồng. SSI, VRE, PLX, VNM, HPG là những blue-chips được mua ròng tốt nhất trong khi MBB, HSG, VND, VHM, STB, BID, POW, GAS bị bán khá nhiều.
Với việc đóng cửa trên ngưỡng 905 điểm, VN-Index chính thức có một phiên bùng nổ thành công. Điều này sẽ tạo tín hiệu mới cho thị trường có thể bước vào một sóng tăng mới. Thanh khoản hôm nay cũng phát tín hiệu bổ sung cho thấy nhà đầu tư có chung quan điểm. Giao dịch của khối ngoại mua vào phiên này giảm đáng kể so với hôm thứ Sáu, nhưng thanh khoản lại tăng cao. Đó là do nhà đầu tư trong nước thay đổi suy nghĩ và tăng mua.
Thị trường cũng tăng ngược dòng thế giới gây bất ngờ, nhưng dòng tiề.n có tính quyết định nhiều hơn. VIC và VNM tăng quá mạnh do được mua cuồng nhiệt từ nhà đầu tư trong nước. Những cổ phiếu tăng mạnh như MWG, VRE, SSI, HDB, TCB cũng có thanh khoản rất cao với tỷ trọng của nhà đầu tư trong nước áp đảo.
Góc nhìn chứng khoán: Dòng tiề.n suy yếu nhanh
Diễn biến thú vị nhất hôm nay dồn vào khoảng 10 phút gần cuối đợt khớp lệnh liên tục, khi VN-Index đột ngột tăng vút qua 890 điểm.
Dòng tiề.n ở nhóm blue-chips VN30 ngày càng yếu đi.
Đó cũng là thời điểm Futures của S&P500 tăng vọt hơn 1%. Lực cầu không đáng kể trong vài chục phút như vậy nhưng lại "đán.h" vào các cổ phiếu vốn hóa lớn nhất như VIC, VCB, VNM, VHM, SAB.
Tuy xuất hiện một nhịp tăng khá đột ngột, nhưng thị trường vẫn không đảm bảo ổn định được và nhất là không kích thích được nhà đầu tư "xuống tiề.n" nhiều hơn. Các blue-chips sụt giá trở lại khá nhanh và đến cuối phiên thì nhiều mã đã đỏ. VN30-Index chốt ngày giảm 0,04% còn VN-Index chỉ tăng không đáng kể 0,15 điểm và lại mất mốc 890 điểm, còn 888,97 điểm.
VN30 có 17 cổ phiếu quay đầu giảm so với tham chiếu do không giữ được giá của đợt tăng bùng lên ngắn ngủi trước đó. VHM giảm 0,51%, VNM giảm 0,72%, TCB giảm 0,7%, SAB giảm 0,53%, GAS giảm 0,28% là các cổ phiếu yếu nhất trong nhóm trụ. VIC tăng nhẹ 0,66%, CTG tăng 1,19%. Vài blue-chips còn lại tăng không đáng kể.
Sự suy yếu của nhóm blue-chips là quá rõ, nhưng những nhà đầu tư chơi ở nhóm vừa và nhỏ không cảm thấy rủi ro gì lớn. Nhóm vốn hóa nhỏ giao dịch rất khả quan khi chỉ số tăng 0,97%. Tuy vậy nhóm này cũng không nhiều mã xuất sắc. Đáng kể là DBC tăng 4,28%, DGW tăng 2,33%, HDC tăng 2,91%, BFC tăng 5,64%, NTL tăng 5%, VPG tăng 6,3%, CMX tăng 5,57%... Đây là những cổ phiếu có thanh khoản tương đối tốt để nhiều nhà đầu tư tham gia. Số còn lại thanh khoản vài tỷ đồng thì diễn biến giá không mấy tin cậy.
Hiện tượng phân hóa cổ phiếu trên sàn HSX cộng với việc chỉ số đi ngang với biên độ hẹp cho thấy đang có sự dịch chuyển dòng tiề.n. Nhóm VN30 bị rút vốn rõ nhất khi hôm nay lần đầu tiên sau 3 tuần đã khớp lệnh xuống dưới mốc 2.000 tỷ đồng. Điều này cũng gây bất lợi cho thanh khoản chung khi cả hai sàn hôm nay cũng lần đầu tiên sau 13 phiên mức khớp lệnh rút xuống còn sát ngưỡng 5.000 tỷ đồng.
Trong mức giảm tổng cộng 12,57 điểm của VN-Index tuần này thì chủ yếu là phiên thứ Hai, với mức giảm 13,29 điểm. Cả 4 phiên còn lại hầu như đi ngang và biến động không nhiều. Như vậy đà giảm đã chững lại và đó là tín hiệu tốt. Yếu tố hỗ trợ chính có lẽ là kỳ vọng đà giảm trên thị trường Mỹ kết thúc. Thị trường trong nước khá may mắn là cứ đêm hôm trước chứng khoán Mỹ giảm sâu thì hôm sau các hợp đồng tương lai lại tăng. Như hôm nay nếu thị trường tương lai không có một đợt tăng khá tốt buổi chiều thì rất khó để thị trường trong nước ổn định.
Mặc dù vậy việc tâm lý trong nước chịu ảnh hưởng từ bên ngoài cũng không phải là điều hay, vì chứng khoán Mỹ đang ở đỉnh rất cao nên không biết mức điều chỉnh sẽ như thế nào, kết thúc hay chưa. Trong khi đó thị trường Việt Nam lại mắc kẹt ở đỉnh 900 điểm cùng với khá nhiều blue-chips đang gặp kháng cự cứng. Do vậy nhà đầu tư rất dễ chọn chiến lược chốt lời xong thì đứng ngoài xem tình hình như thế nào rồi mới quyết định. Thanh khoản đang sụt giảm nhanh so với mức bình quân, đặc biệt là ở nhóm VN30.
Mức khớp lệnh chung hai sàn chỉ còn trên dưới 5.000 tỷ đồng hôm nay là thấp vì hai tuần trước trung bình đều trên 6.300 tỷ đồng/ngày. 3 phiên trước hôm nay giao dịch tuy giảm nhưng cũng còn cao hơn hôm nay khoảng 400 tỷ đồng. Nếu thị trường ổn định với biên độ dao động nhỏ và thanh khoản thấp như vậy cũng không đáng ngại, nhưng cũng rất dễ bị tác động nếu xuất hiện biến cố xấu nào đó từ bên ngoài. Hiện tượng thanh khoản thấp chủ yếu là do nhà đầu tư giảm bán. Đây là yếu tố không có gì đảm bảo sẽ kéo dài hoặc có thể chống lại được các cú sốc bất ngờ.
Góc nhìn chứng khoán: VN-Index vượt đỉnh, công lớn do VIC, VNM Phiên giao dịch đầu tuần đầy bất ngờ. VN-Index đã vượt đỉnh thành công và đảo ngược được một chút nhịp xả buổi chiều. VN-Index (màu đen) thể hiện đợt xả mạnh buổi chiều nhưng VIC (màu xanh) và vài mã lớn khác được đẩy tăng ngược đợt ATC đã che dấu thành công. Gần như cả thế giới đỏ, riêng VN-Index xanh...